Cơ sở khoa học của đánh giá biến động diện tích rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động diện tích rừng tại xã đạo trù, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 25 - 27)

Rừng nước ta thể hiện những đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới. Theo Báo cáo môi trường năm 2005 - Bộ tài nguyên và Môi trường, đã ghi nhận Việt Nam có 15.986 loài thực vật. Trong đó có 4.528 loài thực vật bậc thấp và 11.458 loài thực vật bậc cao. Ngoài ra, khu hệ thực vật phong phú của Việt Nam là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ khu hệ Malaixia - Indonexia; khu hệ Himalaya - Vân Nam - Quý Châu; khu hệ Ấn Độ - Miến Điện [3].

Theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, rừng tự nhiên nước ta liên tục bị giảm trong suốt thời kỳ 1976 - 1995. Từ năm 1976 - 1990 loại rừng này giảm khá nhanh, chỉ sau 14 năm loại rừng này giảm tới 2,7 triệu ha tức 1,7%/năm so với diện tích rừng tại thời điểm năm 1976 [16]. Trong những năm

qua rừng nước ta biến đổi phức tạp, khó có thể kiểm soát một cách chặt chẽ. Để có cơ sở tin cậy phục vụ chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách hợp lý và bảo vệ môi trường sinh thái. Nhà nước giao cho ngành Lâm nghiệp mà chủ yếu là Viện điều tra Quy hoạch rừng thực hiện chương trình “Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc” liên tục qua các chu kỳ (1991 - 1995), (1996 - 2000), (2001 - 2005). Trong đó điều tra, đánh giá biến động rừng là một nội dung quan trọng của chương trình.

Như chúng ta đã biết rừng là một hiện tượng khách quan luôn biến đổi theo thời gian dưới tác động của thiên nhiên và con người. Nếu được tác động tốt rừng sẽ phát triển, ngược lại nếu gặp tác động xấu rừng sẽ suy kiệt. Vì vậy sự biến động tài nguyên rừng chính là một đặc trưng hết sức cơ bản xét ở trạng thái động của nó.

Trong lâm nghiệp khi đánh giá tài nguyên rừng người ta thường sử dụng hai nhóm chỉ tiêu đó là: Biến động về số lượng và biến động về chất lượng [16]. Trong đó:

Biến động về số lượng được phân ra các loại biến động sau: - Biến động về tổng diện tích rừng.

- Biến động của một số kiểu rừng chủ yếu.

- Biến động rừng theo 3 khu vực: Sản xuất, phòng hộ, đặc dụng.

- Biến động do sự chuyển hoá giữa các loại rừng và đất khác.

- Biến động rừng theo đai cao theo vùng sinh thái.

- Biến động rừng theo hệ thống đường giao thông và khu dân cư tập trung.

Trong đó, biến động về tổng diện tích rừng thường được xác định cho một phạm vi lớn như một tỉnh, một vùng thậm chí cho toàn quốc.

Biến động về chất lượng rừng: như biến động về tổ thành loài, phẩm chất gỗ, tỷ lệ gỗ thương phẩm, độ phì của đất,… Khi chất lượng rừng bị giảm sút người ta gọi đó là sự thoái hóa của rừng. Sự suy thoái của rừng chính là sự thay đổi kết cấu, tổ thành của rừng có thể từ rừng kín sang rừng thưa, rừng giàu sang rừng nghèo, từ rừng gỗ sang rừng tre nứa… Sự thay đổi này không có lợi cho quần thụ hoặc lập địa, khả năng cung cấp lâm sản cũng như phòng hộ môi trường, tiềm năng du lịch sinh thái cảnh quan cũng bị suy giảm [11].

Các nguyên nhân gây biến động: Các nguyên nhân chính gây ra thay đổi diện tích rừng và đất lâm nghiệp bao gồm:

- Trồng rừng - Khai thác rừng

- Cháy rừng

- Sâu bệnh hại rừng

- Phá rừng (làm nương rẫy)

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng (theo quy hoạch).

- Tăng giảm phẩm cấp rừng do khoanh nuôi, bảo vệ hoặc tái tạo tự nhiên.

- Thay đổi khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá biến động diện tích rừng tại xã đạo trù, huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)