3 Đất khác ngoài lâm nghiệp Đất khác 4 Đất trống QH cho Lâm nghiệp Ia, Ib, Ic
5.4.3. Sơ bộ xác định nguyên nhân gây biến động diện tích rừng.
Có rất nhiều nguyên nhân kinh tế - xã hội tác động đến diễn biến rừng và đất rừng như: Nghèo đói và chính sách xoá đói giảm nghèo; tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội; nhận thức và sự tham gia của con người; sự tác động của các Chương trình kinh tế xã hội, chính sách đất đai, chính sách lâm nghiệp, chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn,…Và những hoạt động của con người, thiên tai có tác động đến diễn biến rừng và đất rừng được chia thành 7 nhóm, cụ thể: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp có rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng rừng mới, khai thác rừng, cháy rừng, sâu bệnh hại rừng, phá rừng. Chúng được chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau đây:
5.4.3.1. Nguyên nhân gián tiếp.
Trong những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng tài nguyên rừng đã được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng. Điều này được cụ thể hoá thông qua nhiều cơ chế chính sách mới với hệ thống văn bản luật cũng như thông tư, nghị định hướng dẫn thực thi.
Luật bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội khoá XI nước CHXHCN Việt Nam thông qua năm 2004. Trong đó quy định về chính sách
mới như bảo hiểm rừng, giao rừng cho cộng đồng, nguồn tài chính bảo vệ và phát triển rừng, giá rừng, quyền và trách nhiệm chủ thể có hoạt động liên quan đến rừng. Điều này khuyến khích việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách sâu rộng từ cá nhân đến tập thể cũng như các tổ chức khác. Kết quả là nạn phá rừng, xâm hại đến rừng đã được hạn chế đáng kể, rừng đang được phục hồi mạnh mẽ tại địa phương.
Tác động của các chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn: Thời kỳ 2001 - 2005, Chính phủ đã ban hành và thực thi nhiều chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất nông - lâm nghiệp đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm nông - lâm nghiệp trên thị trường. Tác động của hệ thống chính sách nêu trên đối với diễn biến rừng và đất rừng đã có những mặt tích cực như sau:
Các chính sách về sản xuất lương thực và đảm bảo an ninh lương thực đã có tác động rõ ràng đến diễn biến rừng và đất rừng theo chiều hướng tích cực. Về cơ bản, cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp đang chuyển dịch theo đúng hướng phát triển sản xuất hàng hoá. Nhiều chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được lồng ghép với chính sách xoá đói giảm nghèo, dân tộc và miền núi để đưa nông nghiệp và phát triển nông thôn các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có xu hướng chuyển đổi theo hướng chuyển dần nền kinh tế tự cấp của miền núi sang nền kinh tế hàng hoá trên sơ sở phát huy thế mạnh và tiềm năng của miền núi.
Chương trình 5 triệu ha rừng (chương trình 661):
Quyết định số 661/QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã hạn chế được đáng kể nạn phá rừng, nhất là phá rừng do di dân xây dựng vùng kinh tế mới và di dân tự do, giảm dần khai
thác gỗ từ rừng tự nhiên, đẩy mạnh công tác trồng rừng và khoanh nuôi - bảo vệ rừng, đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể trong công tác khôi phục và phát triển tài nguyên rừng tại địa phương. Bằng nguồn vốn hỗ trợ của dự án 183.916 ha diện tích đất trống, đồi trọc của xã đã được trồng lại rừng. Bên cạnh đó, việc khoanh nuôi bảo vệ rừng cũng được đầu tư trực tiếp đến người nhận khoán, do đó diện tích rừng phục hồi đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua đặc biệt ở những nơi có điều kiện thuận lợi về khả năng tái sinh, phục hồi rừng.
Chính sách giao đất khoán rừng, nghị định số 02/CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ ban hành quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định số 163/1999/NĐ - CP, trong đó quy định về việc nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài dưới hình thức không thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất lâm nghiệp đã và đang khuyến khích nhiều thành phần tham gia nhận khoán rừng. Công tác giao đất giao rừng đã được thực hiện rất tốt tại địa phương, các Lâm trường và một số hộ gia đình sống xung quanh VQG Tam Đảo đã chính thức được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (sổ xanh hay sổ lâm bạ). Khi rừng đã có chủ thực sự, việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ rừng. Chính vì vậy, tình trạng khai thác, phá rừng bừa bãi cũng như nạn đốt rừng làm nương rẫy đã được hạn chế, rừng được khoanh nuôi, bảo vệ tốt hơn, đất rừng cũng được sử dụng một cách có hiệu quả.
Tác động của chính sách dân tộc và miền núi:
Nhìn tổng quát, các chính sách kinh tế xã hội ở vùng dân tộc và miền núi tập trung vào những vấn đề trọng yếu sau: tạo cho người dân khai thác được thế mạnh của địa phương, của cộng đồng và cá nhân nhằm ổn định phát triển sản xuất, giảm nghèo đói, tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường. Hỗ trợ
đặc biệt với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng nhằm ngăn chặn sự suy giảm về đời sống vật chất và tinh thần. Chú trọng và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực của đồng bào dân tộc.
Tác động tích cực của các chính sách dân tộc và miền núi đối với rừng, thể hiện ở các mặt tích cực sau đây: cơ sở hạ tầng được phát triển, người dân được tiếp xúc với thị trường và mở rộng giao lưu, phát triển sản xuất hàng hoá, giảm bớt tình trạng dựa vào rừng để kiếm sống. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh sản phẩm hàng hoá, diện tích khai hoang phục hoá được mở rộng và tiếp tục thực hiện định canh, định cư. Kết quả thực hiện chính sách này là trên địa bàn xã Đạo Trù đã phát triển diện tích trồng cây công nghiệp với 40 ha cây Thanh Hao hoa vàng, trồng Măng Tre Bát Độ 7 ha, trồng Dưa Hấu 9.5 ha và một số diện tích trồng Bông đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế lớn, do vậy đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
5.4.3.2. Nguyên nhân trực tiếp.
a. Những nguyên nhân tích cực gây nên biến động hiện trạng rừng:
Tác động của nhận thức và sự tham gia của người dân:
Công tác thông tin, giáo dục và truyền thông ở các vùng miền núi hiện nay cũng được quan tâm, nhờ đó người dân được nghe phát thanh - xem truyền hình, dân trí được nâng cao, nhận thức của người dân về lợi ích của rừng đối với đời sống con người cũng được nâng cao. Trên thực tế Nhà nước đã thay đổi nhiều chính sách và thực hiện nhiều phương pháp để tăng cường sự tham gia của người dân trong công tác lâm nghiệp. Trong đó đáng lưu ý nhất là đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và vận động nhân dân xây dựng các quy ước về bảo vệ rừng ở các cộng đồng dân cư thôn bản và gần đây đã đưa được những vấn đề lâm nghiệp cộng đồng vào Luật bảo vệ và phát
triển rừng. Phải gắn liền việc nâng cao nhận thức với việc hoạch định và thực thi một hệ thống chính sách khuyến khích về xây dựng và phát triển rừng. Những tác động nhận thức và sự tham gia của người dân nêu trên ít nhiều có ảnh hưởng tích cực đến diễn biến rừng và đất rừng giai đoạn 2004 - 2007.
Trồng rừng mới:
Đây là biện pháp tích cực nhằm tạo rừng mới trên diện tích đất trống không hoặc rất ít khả năng phục hồi thành rừng. Trong những năm qua, nhiều dự án trồng rừng đã và đang được thực hiện trong vùng nhằm tăng độ che phủ của rừng. Tuy nhiên, là vùng cao miền núi, với điều kiện địa hình phức tạp, cao, dốc, công tác trồng rừng còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi có biện pháp điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.
Tuy nhiên, thời kỳ 2004 - 2007, rừng trồng mới được tăng lên theo Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, các dự án trồng rừng cung cấp nguyên liệu công nghiệp và các dự án hỗ trợ trồng rừng của nước ngoài theo các nguồn vốn khác nhau. Theo thống kê từ năm 2004 đến 2007 diện tích rừng trồng tăng lên 183.916 ha rừng.
Khoanh nuôi, bảo vệ rừng là giải pháp lâm sinh hữu hiệu ít tốn kém, tạo điều kiện cho rừng được phục hồi thành rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn được thống kê là diện tích đất có rừng trên một số diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên đã bị tàn phá. Theo số liệu thống kê của Chi Cục Kiểm Lâm Vĩnh Phúc, thời kỳ 2004 - 2007 diện tích rừng trung bình của xã đã tăng thêm 83.879ha từ rừng nghèo qua quá trình khoanh nuôi, bảo vệ chuyển thành.
b. Những nguyên nhân tiêu cực gây nên biến động hiện trạng rừng: Ngoài những nguyên nhân tích cực làm tăng diện tích rừng còn có những nguyên nhân tiêu cực làm giảm diện tích rừng cũng như chất lượng
rừng, đó là các nguyên nhân: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác rừng, nghèo đói.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có rừng là nguyên nhân quản lý dẫn đến mất rừng và chuyển đất có rừng sang loại đất có mục đích sử dụng khác dưới nhiều hình thức: như chuyển đất có rừng sang đất nông nghiệp để trồng cây công nghiệp, cây ăn quả; chuyển đất có rừng sang đất chuyên dùng (như làm đường giao thông, xây dựng hồ thuỷ điện …). Trên thực tế, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất có hai loại (chuyển đổi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chuyển đổi không theo quy hoạch). Tổng diện tích chuyển đổi 4 năm qua trên địa bàn xã lên tới 134.4 ha.
Khai thác rừng thường xảy ra do hai trường hợp: khai thác trắng rừng trồng đều tuổi đã đến tuổi thành thục công nghệ và sau đó không trồng lại rừng là 6.467 ha và khai thác chọn sản lượng gỗ đã cho phép, chặt chọn liên tục, không thực hiện đầy đủ yêu cầu về kỹ thuật lâm sinh làm cho rừng không kịp tái sinh, diễn thế theo chiều hướng đi xuống, biến thành những khu rừng tự nhiên không đủ tiêu chuẩn được thống kê là đất có rừng.
Nghèo đói
Xã Đạo Trù có 14 thôn trong đó có 6 thôn giáp ranh với VQG Tam Đảo. Các thôn đều có số hộ nghèo cao, số hộ dân tộc nhiều, có nhiều hộ thiếu đất canh tác, nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác các sản phẩm từ VQG Tam Đảo. Theo tiêu chí nghèo đói thì xã Đạo Trù có tỷ lệ đói nghèo cao chiếm 30.3% tổng số hộ trong xã. Do vậy, để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, người dân thường xuyên vào rừng khai thác nguồn lâm sản. Hậu quả của việc khai thác bừa bãi đó đã làm tài nguyên rừng trên địa bàn xã nói riêng và VQG Tam Đảo nói chung bị suy thoái đáng kể cả về số và chất lượng.