7. Đóng góp của luận văn
3.3. Những sự kiện được kể trong tác phẩm
Tiểu thuyết tư liệu, còn gọi là tiểu thuyết không hư cấu, dựa vào những chứng cứ lịch sử kết hợp với sáng tác văn học. Hồi ức lính của Vũ Công Chiến và Rừng đói của Nguyễn Trọng Luân là hai tác phẩm mang trong mình nhiều tư liệu lịch sử. Bao gồm những trận đánh lịch sử, những sự kiện lớn trong thời gian xảy ra chiến tranh. Bởi vậy, hai tác phẩm này được coi như một dạng tiểu thuyết tư liệu.
Có thể thấy được kết cấu của tác phẩm dựa theo trình tự thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử của dân tộc. Chỉ khai thác riêng Hồi ức lính – Vũ Công Chiến đã có rất nhiều nguồn tư liệu lịch sử, chúng tôi thống kê lại như sau:
*Những sự kiện được kể:
1.Chiến trường Nam Lào
Trận Ba Lào Ngam diễn ra trong khoảng thời gian từ 14/10/1972 đến 23/10/1972. Trong ngày 14/10, tiểu đoàn K18 cho C5 vượt đường 23 sang phía Nam và lập chốt phía Đông, cách căn cứ D621 Thái Lan khoảng 1000m để chặn địch. Dự kiến trận này sẽ có hai mũi mở cửa: K18 đánh hướng Bắc và K16 đánh hướng Đông Nam. K15 sẽ chia lửa đánh vào các đơn vị Fumi ở
phía Tây. Ngoài ra sẵn sáng đánh quân chi viện hoặc quân địch tháo chạy từ căn cứ ra.
Ngày 15/10, máy bay địch phát hiện xe tăng bên ta và gọi quân đến đánh bom. Một chiếc xe tăng của ta đang cất giấu bị trúng bom. Đến chiều, do trận địa chốt của ta nằm gọn trên một quả đồi nên địch cho máy bay ném bom, cả quả đồi nát nhừ. Quân ta có một người hy sinh.
Ngày 18/10, tiến đánh căn cứ địch có xe tăng mở đường quân ta làm chủ trận địa đánh chiếm nhanh gọn cứ điểm địch, xóa sổ một tiểu đoàn địch.
Chiến trận ở Sa-ra-van diễn ra trong khoảng thời gian từ 24/10/1972 đến 15/1/1973. Ngày 24/10 Trung đoàn hành quân ra Sa-ra-van đánh địch. Đến ngày 31/10/1972 cả tiểu đoàn triển khai thành một hình cánh cung bao vây lấy khu vực có địch. Ngày 3/11/1972 tiếng súng nổ ra, quân ta chỉ một người bị thương.
Chiều 18/11/1972 quân ta xuất kích, địch huy động 2 máy bay ném bom. Đánh nhau đến đêm hai bên dần rút, tiếng súng thưa dần. Quân ta có hai đồng chí hy sinh.
Ngày 20/11/1972 trời sáng tiếng súng nổ ra. Địch bắn loạn xạ bằng đủ thứ súng. Nhưng rồi chúng cũng dần rút lui. Tiếng súng thưa dần rồi mất hẳn.
Ngày 28/11/1972 đánh bản Na Thon. Quân ta trúng kế nghi binh của địch. Trinh sát tiểu đoàn bên ta bị lộ, địch vờ như không biết. Chúng giả vờ như chủ quan nhưng thực tế đã bỏ lại cái bản không với đống lửa to đốt từ chập tối nghi binh, rồi kéo ra phục sẵn bên ngoài. Cao tay hơn, chúng còn kiên trì chờ cho quân ta bắn vợi bớt đạn rồi mới ra tay. Quân ta đã tập kích vào chỗ không người. Phải tập trung hết hỏa lực B40, B41 bắn mạnh để uy hiếp địch và tổ chức cho bộ đội vừa kéo tử sĩ, vừa dìu thương binh rút ra. “Quá nửa đêm, cả đại đội mới rút về được hết khu tập kết. Cảm giác của kẻ bại trận tràn ngập trong lòng” .Không diệt được tên địch nào, nhưng cả đại đội bị hy sinh 2, bị thương 3, hao mất một nửa trung đội.
Đêm 29/11/1972 quân ta bổ sung đạn dược quyết định quay lại đánh địch vì cho là sau trận đánh hôm qua địch sẽ chủ quan. Nhưng chúng không hề chủ quan mà vẫn canh gác, phòng bị tử tế. Quân ta rút lui, hai bên không có thương vong chỉ tổn thất về đạn dược.
Ngày 17/12/1972 là đêm định mệnh. Khoảng 9-10 giờ đêm quân ta lẻn vào đánh địch. Có thể đã bị lộ và địch đã có sự chuẩn bị sẵn. Hàng loạt pháo cối bất ngờ ầm ầm đổ xuống “những thằng lính đầu trần trên một bãi đất trơ trọi”. Cả trung đội bị thương 2 và hy sinh 4 nên được lệnh rút làm công tác thương binh, tử sĩ.
Ngày 25/12/1972 đại đội được lệnh đánh vào bản Khăm Tha Lạt, tuy nhiên địch đã rút đi hết. Quân ta làm chủ bản và tổ chức chôn cất tử sĩ hôm trước.
Ngày 07/01/1973 quân ta tổ chức bao vây địch. Vây ép trong nhiều ngày. Tới ngày 12/1/1973 đánh trận đầu tiên diệt được 5 tên.
Ngày 14/1/1973 đánh trận thứ 2 diệt được vài tên địch. Quân ta chỉ bị thương.
Ngày 15/1/1973 Trung đoàn được lệnh hành quân trở lại cao nguyên Bô- lô-ven. Như vậy chiến dịch Sa-ra-van kéo dài rõng rã 3 tháng trời.
Chiến dịch Pắc-sòong Tết 1973 diễn ra trong khoảng thời gian từ 26/1/1973 đến 22/2/1973.
Ngày 4/2/1973 ta phục kích tại trận địa. Địch cho máy bay ném bom rà soát. Quân ta không có thương vong.
Ngày 21, đêm 21, sáng 22/2 tất cả các đơn vị bộ binh của trung đoàn ra quân. Chiến sự lần này diễn ra gấp gáp và khẩn trương. Địch không tập trung thành căn cứ mà chỉ có các đơn vị đóng dã ngoại, nên bị quân ta đánh tơi bời. Chiến sự kéo trên một đoạn đường rất dài nên những tên địch tháo chạy cũng chưa thể rút lui theo đường cái, mà phải chạy sang mé Nam đường 23 để rút dọc theo cánh rừng. Quân ta được lệnh đánh chiếm vị trí chứ không truy sát.
Ngày 21/2/1973 Hiệp định Viên Chăn về đình chiến và lập lại hòa bình ở Lào đã được ký kết. Sáng ngày 22/2/1973 Hiệp định có hiệu lực. Tiếp sau đó là những ngày hòa bình đầu tiên, chốt giữ cờ ở Keng Nhao.
2. Chiến trường B3 Tây Nguyên
Trận Bảo Đức Y3 bắt đầu từ khoảng đầu tháng 7/1974 đến 15/7/1974. Mặc dù địch chỉ có lực lượng cỡ 2 đội Biệt động quân, nhưng đóng trong căn cứ, có hàng rào bao bọc nên trung đoàn quyết định sử dụng bộ binh của 2 tiểu đoàn là K18 và K15, có sự phối hợp của hỏa lực trung đoàn.
Ngày 13/7/1974 toàn bộ lực lượng của K18 đã vào vị trí tập kết. Nơi này cách căn cứ của địch chừng 2km về phía Tây Nam.
Ngày 15/7/1974 mở đầu trận đánh Y3 bằng loạt cối pháo lúc 5 giờ 30 sáng, pháo trung liên của địch xả dữ dội. Chờ hết pháo bắn ta tổ chức xung phong nhưng phải lui ngay vì pháo địch lại ngay lập tức bắn dồn dập tới. Các lô cốt của địch ở đúng vào chỗ có cụm ba cây gạo lớn, nên không bị tan tành trước các loại hỏa lực ban đầu của ta. Trung đội 6 tổn thất khá nặng sau nhiều lần xung phong mà chưa vào được cửa mở vì hầm của địch nằm sau các gốc cây lớn, đạn 12ly7 của ta bắn vào không tiêu diệt được chúng, cứ như thế B6 đã bị thương mất mấy người. Trung đội B5 và B4 được điều lên chi viện và đánh cận chiến đã chiếm được căn cứ địch. Tuy nhiên thương vong khá lớn. Buổi chiều ta tổ chức công tác cho khiêng tử sĩ về vị trí nghĩa trang tạm của trung đoàn.
Tác chiến mùa mưa ở B3 bắt đầu từ khoảng giữa tháng 8/1974.
Ngày 13/8/1974 quân ta tổ chức xuất kích sớm để đào hầm chiến đấu. Hầm này để sáng hôm sau khi rút về nếu địch bắn pháo tới có chỗ trú tạm, đỡ tổn thất. Nửa đêm, trinh sát dẫn quân đến vị trí tập kích địch. B5 đào hầm hình vòng cung, áp gần bên ngoài vị trí địch trú quân.
Mờ sáng ngày 14/8/1974 quân ta xuất kích. Tiếng súng bắn dữ dội. Các loại súng thi nhau xả đạn vào trong khu vực địch đóng quân. Đánh nhanh và
khẩn trương rút nhanh. Trận đánh phối hợp nửa tập kích, nửa phục kích này thắng lợi.
Trận cắt đường 14 xảy ra vào ngày 7/3/1975. Khoảng hơn 4 giờ chiều trung đoàn có lệnh nổ súng đánh địch. Khi chiếc GMC của địch lọt qua hết chiều dài 1km của đội hình phục kích. Hai khấu DKZ của trung đoàn bố trí trong đội hình C6 đồng loạt nổ súng, bắn chay được chiếc xe đi đầu tiên. Hai khẩu 12ly7 của ta cũng quét mãnh liệt vào đội hình địch. Đội hình hành quân của chúng chững lại ngay sau khi chiếc xe đầu tiên bị bắn cháy. Nhưng sau đó, chúng nhanh chóng nhảy ra khỏi những chiếc xe tiếp theo, tạt về bên kia đường để triển khai hỏa lực chống trả mãnh liệt. Chúng nã pháo cối ầm ầm về phía ta, mặc dù đang ở thế thấp bất lợi. Cả trận địa ầm vang tiếng súng, khói lửa mù mịt. Các trung đội quân ta cùng yểm hộ cho nhau và quần nhau với bọn tàn quân địch. Quân ta làm chủ trận địa. Khoảng một tiểu đoàn của trung đoàn ngụy bị tiêu diệt.
Ngày 9/3/1975 Trung đoàn 48 đánh tiêu diệt cứ điểm Cẩm Ga (Thuần Mẫn) ở về phái nam khu vực cao điểm 884.
Ngày 10 và 11/3/1975 đại quân ta đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Địch phản kích dù chúng toàn dùng đường hàng không vì đường 14 đã bị cắt đứt, nhưng chúng đều thất bại.
Ngày 12/3/1975 Đại đội đánh đồn Kênh – Săn ở cạnh đường 14, phía Bắc cao điểm 884. Ở đây địch chỉ có một trung đội bảo an, chúng nhanh chóng tan rã và đầu hàng. Đơn vị không có tổn thất về người.
Ngày 13/3/1975 do khu vực ven đường 14 địa hình bằng phẳng, địch đã cài rất nhiều mìn. Trinh sát tiểu đoàn đi bám địch, vì chủ quan (và do ít kinh nghiệm) khi vượt đường 14 đã bị vướng mìn, thương vong mất 3 người.
Ngày 14/3/1975 đại đội cùng tiểu đoàn đánh căn cứ Tam Giác – nằm cạnh đường 14. Hai đại đội C6 cùng C7 tổ chức đánh từ hai hướng. Do tình
hình chiến sự chung đang diễn ra bất lợi cho địch nên chúng không ham chiến mà tìm cách tháo chạy.
Đánh chiếm thị xã Tuy Hòa diễn ra từ ngày 31/7/1975 đến ngày 1/8/1975 . Ta tổ chức đánh chiếm những nơi có địch chốt giữ bên trong thị xã Tuy Hòa. Trung đoàn 64 của sư 320A đã liên tục truy kích địch. Tại thị trấn Củng Sơn cách Tuy Hòa gần 50km, E64 đã phối hợp với bộ đội địa phương Phú Yên đánh một trận tập kích, diệt được khá nhiều sinh lực địch. Mục tiêu tiếp theo của quân ta là chiếm được Nhạn Tháp. Tại Nhạn Tháp địch đã tháo chạy hết. Quân ta cho người chốt giữ tại đó, tiếp tục đánh chiếm những địa điểm khác.
Quốc lộ 1 lên phía Bắc vài trăm mét đơn vị gặp con đường lớn tên là Trân Hưng Đạo. Địch bám trụ lại ở nhiều điểm dọc theo hai bên đường Trần Hưng Đạo nên chúng đã nổ súng và chống cự rất mãnh liệt. Lính ta áp sát lên, ném lựu đạn vào lỗ châu mai của lô cốt để diệt địch, hệt như cha anh đánh đồn Điện Biên năm xưa. Địch bị tiêu diệt không nhiều, chúng cũng vừa đánh vừa rút dần ra đường lớn nơi có những khẩu pháo của chúng phục kích sẵn. Tại đường lớn, địch ở tầng 2 – tầm cao hơn nên nhả đạn pháo xuống như mưa, quân ta bị “trơ” không có vật che chắn. Quan ta loay hoay tìm cách thì có xe tăng đến ứng cứu. Có 4 người lính bộ binh khi đó bám theo xe tăng tránh các loạt đạn pháo nã xuống đường. Bất ngờ một viên đạn chống tăng của địch bắn trúng vào tháp pháo xe tăng. Cả xe bốc cháy. 4 người lính bộ binh cùng văng xuống đất, chỉ còn một người sống sót. Lúc nãy chiếc xe tăng thứ hai của ta quyết định nã đạn pháo thẳng vào ngôi nhà bệnh viện – nơi địch đặt tầm ngắm bắn ta. Địch vỡ trận, bộ đội ta thừa cơ tràn vào, đánh chiếm các căn nhà và làm chủ khu nhà bệnh viện. Quân ta chiếm đóng tại thị xã Tuy Hòa thành công.
Trận đánh cuối cùng trong chiến tranh . Đêm ngày 25/4/1975 cả tiểu đoàn vượt sông Sài Gòn sang vùng đất Củ Chi.
Suốt ngày 28/4 cấp trên lệnh cho các đơn vị bộ đội tập trung chuẩn bị lần cuối. Mỗi người lính viết tên, đơn vị và quê quán của mình, cùng địa chỉ “khi
cần nhắn tin cho ai?” vào một tờ giấy rồi cho vào túi nilon cất nơi túi áo ngực. Do tính chất đặc biệt của trận đánh này, ai hy sinh hay bị thương cứ nằm lại, sẽ có du kích địa phương giải quyết, những ai còn lại cứ tiếp tục tiến lên. Sư đoàn 320A sẽ đánh căn cứ Đồng Dù của sư 25 Việt Nam Cộng hòa. Căn cứ này trước là hậu cứ của sư đoàn “Tia chớp nhiệt đới” của Mỹ, khi Mỹ rút đã bàn giao lại cho Việt Nam Cộng hòa, do chuẩn tướng của chúng Lý Tòng Bá chỉ huy. Đây là căn cứ rất lớn, diện tích của nó tới hơn 7-8 cây số vuông. Đây là trận đánh quan trọng cho một hướng tấn công vào Sài Gòn của chiến dịch Hồ Chí Minh, hướng Tây Bắc.
Ngày 29/4/1975 5 giờ 30 phút sáng chớp lửa liên tiếp và tiếng nổ rộ lên cả vùng không gian quanh hàng rào địch. Cối pháo mù trời, cả pháo to và H12 của sư đoàn và mặt trận xoèn xoẹt bay vào nổ tung trong căn cứ, lẫn các loại cối pháo tấp nập nện vào khu đầu cầu. Bộ đội ta dâng lên đánh nốt hai lớp hàng rào trong cùng. Lúc này, súng địch đủ loại cũng bắt đầu bắn mạnh ra . Tuy nhiên cứ điểm này của địch quá rộng khiến cho mấy chục phút bắn pháo của quân ta không đủ sức áp đảo.
8 giờ sáng 30/4/1975, có 4 chiếc xe tăng đến chi viện cho quân ta nhưng cũng bị pháo địch bắn lính tăng phải rút lui. Tình hình trở nên bất lợi cho ta. Đầu giờ chiều ta tiêu diệt được chiếc xe tăng M48 của địch. Đến 2h30 rộ lên tiếng xe tăng ầm ầm. Cả đoàn xe pháo của ta ầm ầm kéo qua ngay trước cổng căn cứ Đồng Dù đã đánh đòn tâm lý mạnh vào tụi linhstrong căn cứ, khiến chúng hoang mang, hoảng loạn. Chớp thời cơ quân ta lập tức xông lên mở đường máu, đạn của địch bắn về phía ta. Xác bộ đội ta hy sinh nằm la liệt suốt dọc hai bên cửa mở nhiều tử sĩ nằm vắt miệng hố, nửa người chìm trong đất cát vì mưa, chỉ còn một phần người nhô lên, súng văng bên cạnh. Căn cứ đã bị tiêu diệt.
Qua thống kê các sự kiện lịch sử trên, có thể thấy được Vũ Công Chiến đã rất tỉ mỉ ghi chép, cùng với trí nhớ tuyệt vời của “dân kỹ thuật” ông lồng ghép khéo léo những trận đánh của đơn vị nói riêng trong một bối cảnh chung thế sự của đất nước lúc bấy giờ.
Những trận đánh khốc liệt thời gian đó, như in đậm trong lòng những người lính nói chung và lính sinh viên nói riêng. Không chỉ bởi độ tàn khốc, đầy mùi súng đạn và xác pháo. Mà ở đó còn là nơi những người lính, người đồng đội cùng chiến đấu với mình đã vĩnh viễn nằm xuống. Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng cho độc lập của dân tộc.
Nhưng có những lúc, trong tác giả Vũ Công Chiến là lòng trắc ẩn đầy nhân văn cho những người lính phía địch. Ông viết “ tôi có bị chính trị viên phê phán về thái độ chần chừ không cương quyết trong chiến đấu, có khi bỏ lỡ thời cơ diệt địch. Tôi lại vẫn im lặng nhận lỗi. Nhưng tôi nghĩ, lúc ấy ta gần như làm chủ căn cứ, tình hình có còn khẩn cấp và căng thẳng nữa đâu. Vội vã lúc ấy là giết thêm 7 mạng người, không cần thiết. Nếu những người lính ấy sau này có lúc gặp nhau ôn chuyện, chắc sẽ phải cảm ơn số phận vì gặp người lính giải phóng như tôi lúc đó” [4, tr.643]. Chắc chắn rằng, Vũ Công Chiến đã hiểu