7. Đóng góp của luận văn
2.3. Những ước mơ và khát vọng ngang chừng
2.3.1. Những ước mơ dang dở
Lứa tuổi những người lính như Vũ Công Chiến và Vũ Trọng Luân sinh ra trong những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ sống dưới thời kỳ bao cấp còn nhiều khó khăn và trưởng thành khi đất nước đang chịu cảnh khói lửa ở cả hai miền. Lớp lớp thanh niên lên đường cầm súng tiếp bước cha anh làm tròn nghĩa vụ với đất nước. Trong số đó là biết bao ước mơ còn dang dở phải bỏ lại để lên đường. Nếu không có chiến tranh, họ sẽ là những
bác sĩ, kĩ sư, giáo viên…tương lai của đất nước. Nhưng trong chiến đấu, trên chiến trường họ cũng có những ước mơ, dù nhỏ bé nhưng cũng không thể thực hiện được.
Như câu chuyện những lá thư không bao giờ đến được tay người nhận. Trong một lần đi hành quân vào chiến trường cả đại đội vô tình thấy cả ngàn bì thư bị bỏ lại trong khe đá và sau phút ngỡ ngàng họ hiểu ra đây là thư của những người lính đang trên đường vào chiến trường như chúng tôi. Họ đã gửi những lá thư viết vội dọc đường, nhờ những tốp cán bộ hay thương binh đi ngược đường đem ra Bắc gửi hộ. Những lá thư ấy nhiều quá đến mức là món hành lý nặng gánh cho người mang. Để nhẹ gánh và đủ sức đi bộ dài ngày ra bắc, họ đã chọn cách âm thầm vứt lại nơi này cho núi rừng. Chẳng có ai hay cả, trong chiến tranh thiếu gì những lá thư bị thất lạc, chẳng bao giờ tới được tay người nhận. Có một cái gì đó nghèn nghẹn nơi cổ họng tôi. Một sự thất vọng bao trùm, nước mắt như muốn ứa ra. Sau đó đại đội phó trầm ngâm “từng này thư mà mang đến trạm cũng rất xa, mà chưa chắc ở đó đã có ai nhận gửi. Khi con người ta leo núi quá mỏi mệt thì con ruồi đậu nặng đồng cân, cũng là bất đắc dĩ họ mới phải làm vậy. cũng không nên trách họ quá các cậu ạ” [4, tr.84-85]. Câu chuyện hiện thực thời chiến hiện lên làm day dứt người đọc cũng như cảm giác của tác giả khi đó. Cũng vì nhìn thấy số phận của những lá thư đó mà tác giả đã không còn muốn viết những lá thư gửi về nhà nữa. Vì có lẽ chúng cũng sẽ không đến được tay người nhận. Biết bao nhiêu nỗi niềm của người lính gửi vào cánh thư mong tin nhà. Nhưng cũng như đời người lính. Thư biết bao giờ mới đến tay người nhận mòn mỏi cũng như người lính không biết phải chiến đấu đến bao giờ.
Và Vũ Công Chiến cũng kể có những ước mong rất bản năng như câu chuyện của một anh lính: “Thằng Điểm (Nghệ An) chuyên mò sang ngồi cùng hầm tôi gạ chuyện. Thằng này ngoan, bảo gì làm nấy và cũng khá chịu khó. Có điều nó cứ hay hỏi về con gái Lào, nào là có xinh không, có bắt giữ
được họ không, có được làm gì họ không. Tôi thấy buồn cười, hỏi nó: - Thế mày định làm gì con gái Lào? Nó ghé tai tôi nói nhỏ - Nếu bắt được một đứa anh cho tôi…ụ nó một cái nhé” [4, tr.280]…Thế rồi cuộc đời anh lính đó cũng không được biết đến một người con gái nào, anh hy sinh do tai nạn nổ đạn B40.
Bên cạnh đó, còn có câu chuyện cảm động về những người lính đã hy sinh khi lý tưởng, ước mơ của mình còn dang dở. Có anh do nguyên nhân khách quan bắn nhầm đồng đội bị khai trừ khỏi Đảng, trong quãng thời gian phấn đấu anh luôn mong sau này sẽ được làm “liệt sĩ - đảng viên” nhưng anh đã hi sinh vì bị mảnh bom cắt mất nửa người trước khi có thể phấn đấu lại cho ước mơ đó. Có anh nhà ở quê là thành phần trung nông lớp trên (có bát ăn bát để), thế mà khi khai lí lịch vào Đảng anh ấy chỉ khai thành phần là trung nông (chỉ đủ ăn no, nếu nhà có nuôi chó mèo thì phải san bớt chút ít để cho chúng ăn). Sau này bị khai trừ khỏi Đảng vì lý do “không trung thực” khi báo cáo Đảng. Hai năm sau, anh ấy phấn đấu lại được kết nạp vào Đảng nhưng đã hi sinh trước ngày toàn thắng của dân tộc chỉ có một ngày. Dù chưa kịp trở thành đảng viên chính thức. Tác giả đã viết trong hồi kí những lời day dứt để tưởng nhớ hai anh
“...hãy tha thứ cho em là đã đem chuyện của các anh ra kể. Dẫu biết rằng các anh chẳng cần gì, nhưng xin cứ để cho em nói ra một lần, âu cũng là thêm một lần tưởng nhớ tới các anh, và để thêm một lần bày tỏ lòng biết ơn các anh, đã hi sinh để cho những thằng như em được sống”. Như một lời tri ân cho những người đồng đội, những người có lẽ với tác giả chính là anh hùng. Họ hi sinh cho lý tưởng của mình. Mãi mãi bỏ lại tuổi xuân nơi chiến trường khốc liệt ấy. Có lẽ cũng không ai biết họ là ai, bởi lẽ vậy Vũ Công Chiến đã kể về đồng đội mình đã hi sinh anh dũng như thế nào nhằm gửi gắm tấm lòng biết ơn. Cũng như một lời tri ân cho những người lính thời bấy giờ.
Có rất nhiều người lính, người đồng đội đã ngã xuống, đã hy sinh xương máu mình vì Tổ quốc. Tác giả dành nhiều sự trân trọng đối với họ, cho rằng
những người còn sống và trở về đều phải mang ơn những người đồng đội đã ngã xuống nhường sự sống cho mình. Viết lại những câu chuyện, những dòng hồi ức là muốn kể lại một cách trung thực, không tô hồng cho ai, thấy gì và cảm nhận như thế nào thì viết lại như vậy. Với mong muốn mọi người, nhất là thế hệ sau hiểu được một góc rất nhỏ, chiến tranh với những người lính chính là như thế.
2.3.2. Những khát vọng mong manh
Trong lớp thanh niên lên đường nhập ngũ năm đó, mỗi người là một hoàn cảnh, một số phận. Họ có chung mục tiêu, họ đều trải qua gian nan, vất vả, điều kiện khắc nghiệt mà chiến tranh đem lại. Thế nhưng, với mỗi người lại là những câu chuyện, những hoàn cảnh mà chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu. Nhắc đến chiến trường, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh những anh lính “bộ đội cụ Hồ” dũng cảm, gan góc. Mà ít người nhớ rằng, trận địa dữ dội ấy còn có cả những người con gái – những nữ thanh niên xung phong tuổi tròn mười tám, đôi mươi đã xung phong vào nơi chiến trường khốc liệt ấy.
Bởi vậy, nếu không nhắc đến các chị sẽ là thiếu sót rất lớn. Không chỉ có những người lính chịu gian khổ, gan góc, xông pha mà có cả những nữ thanh niên xung phong đã hi sinh cả tuổi xuân của người con gái cho nơi mưa bom bão đạn. Vũ Công Chiến đã kể về các chị như một điều “ám ảnh trong suy nghĩ của tôi nhiều năm sau, về cuộc chiến tranh giải phóng cùng số phận con người”. Chuyện kể về một đại đội Thanh niên xung phong có khoảng bốn chục chiến sĩ nữ. Họ đều còn trẻ măng và đã vào chiến trường từ những năm 17, 18 tuổi. Nhưng chuyện đáng nói là khi gặp những người lính các cô không ngần ngại mà nói luôn nguyện vọng là muốn có thai. Gạn hỏi sự tình thì thật đau lòng. Tác giả viết “các cô hăng hái xung phong lên đường, tham gia vào nhiệm vụ vinh quang của lực lượng Thanh niên xung phong là xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, nghĩ rằng 3 năm thôi rồi sẽ trở về nhà. Gian khổ và hy sinh, các cô không ngại, nhưng cũng đã đến lúc mong được về quê còn lấy chồng và chăm sóc cha
mẹ. Thế mà qua 3 năm rồi, thậm chí có cô đã 4 năm mà chưa thấy cấp trên nói gì đến chuyện xuất ngũ cho mình. Nhiệm vụ vẫn cứ là phía trước, mòn mỏi qua tháng ngày, nữ nhi lại không có gan đào ngũ. Thế là các cô phải sống và làm việc giữa núi rừng trong trạng thái tư tưởng không thông. Dù cho có chây ì, xin chịu kỉ luật đi nữa thì họ cũng vẫn không được giải quyết về nhà. Trong hoàn cảnh gieo neo ấy, lại có con đường, một lối thoát cho các cô trở về. Đó là có thai (chẳng cần biết từ đâu mà có) thì sẽ “được” đơn vị xét thi hành kỉ luật rồi trả ra Bắc. Đành chịu vứt bỏ công lao 3 năm nơi chiến trường gian khổ để kiếm một cái thai làm giấy thông hành ra Bắc. Bất chấp khi về nhà lý giải về cái thai và chịu búa rìu dư luận rất nặng nề khi đó để nuôi con. Dù quặn lòng, rơi nước mắt trước hoàn cảnh của những đồng đội nhưng lương tâm người lính không cho phép mình “ban ơn” cho họ. Và như một nỗi niềm day dứt, thương xót trào dâng tác giả viết “Tôi đã ngồi cầm tay đồng đội Thanh niên xung phong ấy, nghe những lời thủ thỉ, chân tình và tha thiết của cô ấy mà lòng quặn đau, không nói được nhiều nhưng nước mắt thì nhiều vô kể, chỉ có điều nó chảy vào trong. Giá như có nhiều thời gian hơn…, giá như biết được chiến tranh sẽ kết thúc và mình sẽ trở về…thì biết đâu nơi đây chẳng nảy nở một cuộc tình và tôi sẽ vun đắp nó thật đẹp và có tương lai…Tôi không nghe theo ý cô ấy, cũng không biết làm cách nào để giúp cô ấy. Lần đầu tiên trong đời, tôi biết rằng trên đời này có những quy định thật bất công và nghiệt ngã, còn số phận con người thì quá mong manh [4, tr.355].
Chiến tranh đã lấy đi của biết bao con người, không chỉ những người lính là nam giới mà đến cả nữ giới khi tình nguyện đi phục vụ cho chiến trận thì dễ dàng nhưng đường trở về với họ lại không hề dễ, thậm chí là bất công. Ở cái xã hội mà định kiến còn nhiều lúc bấy giờ thì chuyện bỗng nhiên có thai và đứa con không có bố đó là chuyện bị coi là đáng xấu hổ. Bị cả xã hội lên án, khinh rẻ. Phải đường cùng, tuyệt vọng đến mức nào thì những người nữ thanh niên xung phong ấy mới dám chọn con đường đó. Chính họ cũng đã mệt mỏi với cái
sự đi không có ngày về này. Khi lứa tuổi đẹp nhất của họ bị trôi qua, chôn vùi nơi rừng sâu. Chiến trận tàn khốc không nhận được thư nhà. Cũng không có tình cảm nam nữ nảy nở nơi các cô làm nhiệm vụ. Họ chẳng có lấy một hi vọng nào. Vũ Công Chiến đã có những chiêm nghiệm hết sức sâu sắc “tôi đã gặp nhiều người con gái trên đường ra trận, và mỗi tình cảm tốt đẹp của họ đã theo tôi trong suốt cuộc chiến tranh, giúp tôi có thêm nghị lực để vượt qua bao khó khăn, thử thách. Nhưng những người lính như tôi, tuy làm tròn bổn phận với đất nước, thì hình như lại luôn có lỗi với những người con gái đã gặp, vì mình chẳng đáp ứng được gì cho mong ước của họ…” [4, tr.47].
Dường như, những người lính ngày đó ai cũng đều ít nhất một lần xót thương cho những nữ thanh niên xung phong khi gặp họ, biết đến số phận của họ. Bởi đâu chỉ ở Hồi ức lính ta mới bắt gặp câu chuyện xót xa của họ mà ở
Rừng đói, Nguyễn Trọng Luân cũng viết về những cô gái đã hy sinh cả tuổi xuân của mình ấy với niềm day dứt không nguôi. “Mỗi chuyến đi của chúng em có tới cả tháng rưỡi mới về cứ. Chúng em cõng thuốc tây, đậu xanh, cá khô, cõng thuốc lá từ Miên về. Cũng có đợt cõng toàn máy vô tuyến. Trung đội em đã nhiều lần bị cọp vồ mất mấy đứa. Tội quá anh nhỉ, toàn đứa chưa có người yêu. Mà kì ghê cọp cũng thích gái trinh hở anh?” [21, tr.66]
Không chỉ vất vả, khó khăn, không chỉ khao khát được yêu thương, được trở về quê mẹ. Các cô gái tuy không ra trận ấy vẫn ngày ngày đối mặt với hiểm nguy từ mảnh bom, mảnh đạn, rồi cả thú dữ như cọp. Phải thường xuyên mức nào cô gái ấy mới nói chuyện về việc cọp đã vồ mất mấy người nhẹ tênh như chuyện bình thường. Bởi vì đơn giản họ - những người con gái ấy đã chấp nhận gian khổ, chấp nhận hy sinh nơi núi rừng này. Họ nói về chuyện “còn trinh” thật đau xót, họ kể với những đoàn lính hành quân qua giống như đang hy vọng, trong đoàn quân ấy, đơn vị ấy có người lính nào mủi lòng, đồng ý giúp họ có được một tình yêu, hoặc thậm chí một cái thai để họ được xuất ngũ. Từng dòng chữ vừa day dứt, vừa ám ảnh phơi bày lên trang giấy. Tác giả đã lột tả, bóc tách
đến từng chuyện thầm kín nhất đời lính. Giúp người đọc hình dung phần nào về bức tranh lớn chiến tranh tàn khốc. Bất kể là chiến tranh ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp thì nó cũng đã làm biết bao số phận, bao con người trở nên bất hạnh. Vào thời điểm đó, để có một tình yêu nơi tiền tuyến là điều cực mong manh. Những người thanh niên, người lính sinh hay những nữ thanh niên xung phong. Lứa tuổi của họ là lứa tuổi khao khát được yêu, được trải qua thứ tình cảm đẹp đẽ chỉ thanh xuân mới có. Nhưng tất cả đành bỏ dở ngang chừng, bởi vì họ không dám cho ai hi vọng, vì không biết cuộc chiến kéo dài đến bao giờ và mình có còn sống để trở về không. Nên tất cả tâm tư tình cảm khi đó, họ chôn vùi, đè nén trong lòng. Phải có những người như Vũ công Chiến, Vũ Trọng Luân – họ trực tiếp từ chiến trường chứng kiến, trải qua trở về để kể lại như vậy thì người đọc mới có được cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn về chiến tranh. Về sự hy sinh lớn lao của những con người nhỏ bé ấy.
Không chỉ có vậy, những cô gái thanh niên xung phong cũng có nỗi lo về cái đói không kém những nam đồng đội của mình. “Họ bảo rừng nhiều thức ăn lắm nhưng mà chúng em đâu có kiếm được như các anh. Lượm nấm, lượm mộc nhĩ nấu canh ăn mà đi té re quá trời. Những cánh rừng chúng em đi qua, rừng cũng đói anh à. Sốt rét thì sẽ khỏi những đói thì dai dẳng đến tận lúc hi sinh” [21,tr.67]. Những mảnh đời nhỏ bé bất hạnh của họ thậm chí lay động cả những người lính đang cùng gian khổ nơi chiến trận đó: “Hóa ra, tụi mình đâu có khổ. Bọn gái gùi thồ ấy còn khốn nạn gấp tỉ lần mình. Nghe chuyện bọn nó mình không dám kể chuyện bọn mình đói mày ạ. Thế mà cả tiểu đoàn toàn những thân trai tráng mà kêu đói kêu khổ kêu váng cả rừng. Hèn thật. Bọn mình là hèn đại nhân” [21, tr.69]. Thấy chính những người đang khổ phải thốt lên thương xót cho số phận các cô gái vì họ khổ quá. Mới thấy được phần nào về những góc khuất chiến tranh mà không phải là những người trực tiếp chứng kiến, trực tiếp trải qua như Vũ Công Chiến và Nguyễn Trọng Luân thì không thể tưởng tượng nổi con người Việt Nam thời đó và những người lính, nam hay
nữ họ đều có ý chí, sự kiên cường mà chỉ trong chiến tranh, gian khổ như vậy người đọc mới hình dung được họ đã phải sống, phải chiến đấu trong điều kiện, hoàn cảnh như thế nào.
Và chuyện tình yêu, mất mát đâu chỉ xảy ra ở quân ta, thậm chí bên phía địch cũng có những câu chuyện đáng tiếc như vậy. Trong một lần khi bắn diệt được hai tên địch. Tác giả đã giữ lại một lá thư của lính địch đó. Anh ta vừa trở lại vùng hành quân sau khi nghỉ phép về gặp bạn gái. Và lá thư là viết cho người bạn gái, chưa kịp gửi thì đã tử trận. “Cô bạn gái của người lính xấu số ấy sẽ chẳng biết bạn trai mình ngã xuống như thế nào. Không biết được những điều cuối cùng mà người yêu mình đã viết cho mình. Cô có chờ đợi người yêu không? Ôi, chiến tranh. Tất cả là chiến tranh. Nỗi buồn như thế này không chỉ