Trong các năm trước, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá là các rủi ro được Eximbank chú trọng hơn cả, do đây là các loại rủi ro ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của ngân hàng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đặc biệt, với các mục tiêu về tăng trưởng tín dụng, Eximbank chủ yếu tuyển dụng cán bộ quản trị rủi ro để quản lý rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro thanh khoản chỉ được xem là nhiệm vụ thêm vào của các cán bộ này.
Hiện nay, sau những tín hiệu về căng thẳng thanh khoản một số ngân hàng dẫn tới cuộc chạy đua lãi suất, vấn đề an toàn hệ thống được ban lãnh đạo Eximbank quan tâm hơn bao giở hết.
Các nhà quản trị Eximbank đã bước đầu quan tâm nhiều tới quản trị RRTK thông qua việc cơ cấu, phân cấp, ủy quyền, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản. Cụ thê như sau:
Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành, đánh giá các quy định liên quan đến quản lý khả năng chi trả, thanh khoản, đánh giá các tỷ lệ thanh khoản bao gồm tỷ lệ khả năng chi trả và các tỷ lệ khác theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của NHNN và trong việc thông qua các phương án xử lý thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng do ALCO và tổng giám đốc đề xuất.
Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALCO) là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý RRTK thông qua việc đánh giá thông qua quy trình thống kê, xây dựng, quản lý theo dõi kỳ hạn đối với TSC-TSN bao gồm hệ thống đo lường; Thông qua kế hoạch và biện pháp Tăng cường nắm giấy tở có giá để đảm bảo dự phịng thanh khoản; thơng qua hệ thống cảnh báo sớm, xử lý thiếu hụt khả năng chi trả, khả năng thanh khoản; xác định cơ cấu TSN -TSC, các hạn mức thanh khoản nhằm đảm bảo khả năng chi trả và sử dụng vốn có hiệu quả trong từng thời kỳ;
37
Khối Ngân quỹ - Đầu tư tài chính: chịu trách nhiệm điều phối hàng ngày thanh khoản và vốn của tồn hệ thống. Theo đó, phịng điều tra TSN-TSC là bộ phận quản lý tài sản “Nợ”, tài sản “Có”, chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày. Bao gồm các công việc sau:
Xây dựng quy trình quản lý thanh khoản, khả năng chi trả bao gồm: thống kê, xây dựng, quản lý theo dõi kỳ hạn, đo lường và đánh giá về khả năng chi trả, thanh khoản;
Quản lý tình hình thanh khoản nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống, của khách hàng bao gồm khơng hạn chế việc duy trì tiền gửi DTBB, đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ đảm bảo an toàn;
Quản lý cấu trúc các hạng mục tài sản như tín dụng, đầu tư, vốn huy động và đề xuất chỉnh sửa cơ cấu hạng mục TSN-TSC cho phù hợp;
Các khối liên quan (Khối khách hàng doanh nghiệp - KHDN, khách hàng cá nhân - KHCN):
Thực hiện điều phối công tác huy động, cho vav đối với các Sở giao dịch 1, chi nhánh; Lập kế hoạch huy động và cho vay toàn hệ thống theo từng thời kỳ và cung cấp cho phòng điều tra TSN-TSC để thực hiện việc cân đối vốn;
Xây dựng các chính sách khách hàng trong đó chú trọng việc quản lý mối quan hệ với khách hàng gửi lớn nhằm chủ động điều phối dòng tiền, đảm bảo thanh khoản, tăng hiệu quả kinh doanh, tạo cơ sở khách hàng tốt và có chất lượng
Ngồi ra cịn có sự phân cơng trách nhiệm quản trị RRTK của khối giám sát hoạt động, khối công nghệ thông tin và các đơn vị kinh doanh là Sở giao dịch, Chi nhánh, đơn vị trực thuộc
Tuy nhiên, Eximbank cịn gặp khó khăn trong năng lực của cán bộ quản trị RRTK. Quản trị rủi ro vốn là một lĩnh vực đầy thách thức, địi hỏi cả kinh nghiệm lẫn chun mơn sâu rộng. Nhân lực được đào tạo bài bản về quản trị rủi ro ở Eximbank vốn đã ít nay bị thu hút sang các ngân hàng nước ngoài với mức lương hấp dẫn hơn, môi trường làm việc năng động hơn. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên phụ trách quản trị
38
RRTK là các nhân viên trẻ, kiến thức mà họ có được là do chính ngân hàng đào tạo. Điều này tuy có mặt tích cực là dễ dàng thích nghi với điều kiện cụ thể, nhưng lại có mặt hạn chế là nhân viên quản trị RRTK dễ dàng bị chi phối bởi các mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng của ngân hàng mà thiếu một cái nhìn khách quan về RRTK.