Biểu tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1ha Bạch đàn cấp đất II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cấu trúc, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng bạch đàn (eucalyotus urophilla) trồng thuần loài tại lâm trường hữu lũng II, tỉnh lạng sơn​ (Trang 66)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬ N TỒN TẠI KIẾN NGHỊ

4.37: Biểu tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1ha Bạch đàn cấp đất II

Chỉ tiêu Đơn vị Tuổi 5 Tuổi 6

1. Giá trị hiện tại thực đồng 9.061.401 9.621.709

2. Tỷ lệ thu nhập/chi phí đ/đ 1,88 1,91

3. tỷ lệ thu hồi nội bộ % 25,86 21,71

Từ biểu 4.35 đến 4.37 cho thấy: Tính theo phương pháp động có quan tâm đến giá trị của tiền tệ theo thời gian thì lợi nhuận rịng hiện tại (NPV) của các phương án thu được là: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế ở tuổi 6 trên cùng cấp đất đều cao hơn so với các tuổi 4, tuổi 5. Điều này khẳng định rằng, khai thác ở tuổi 6 sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Cụ thể ở tuổi 6 cấp đất ngoai suy, lợi nhuận ròng hiện tại là 32.265.829 đồng/ha, cấp đất I lợi nhuận ròng hiện tại là 22.121.810 đồng/ha, cấp đất II lợi nhuận ròng hiện tại là 9.621.709 đồng/ha. Kết quả tính hiệu quả kinh tế theo phương pháp động thấp hơn nhiều so với phương pháp tĩnh. Cụ thể, trên cấp đất ngoại suy, chênh lệch là 10.891.946đồng/ha, trên cấp đất I, chênh lệch là 8.089.340 đồng/ha, trên cấp đất II chênh lệch là 4.635.793 đồng/ha.

Tuy nhiên, kết quả tính theo phương pháp động phản ánh chính xác và thực chất hơn phương pháp tĩnh về hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Bởi vì giá trị của đồng tiền trong khoảng chu kỳ 6 năm không thể cộng gộp với nhau được. Tỷ lệ thu nhập trên chi phí (BCR) ở tất cả các cấp đất đều lớn hơn 1, cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu về được từ 1,91 đến 4,06 đồng giá trị thu nhập hiện tại. Cụ thể, trên cấp đất NS đạt 4,06 (đ/đ), trên cấp đất I đạt 3,10 (đ/đ), trên cấp đất II đạt 1,91 (đ/đ).

Từ kết quả tính trên đây bước đầu rút ra kết luận:

Đầu tư kinh doanh trồng Bạch đàn theo các phương án trên các cấp đất khác nhau đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và đều có thể chấp nhận được. Cả 3 phương án đều có các giá trị NPV > 0, BCR > 1 Và IRR > r.

Mức lãi cao nhất để lâm trường kinh doanh Bạch đàn không bị thua lỗ trên cấp đất NS là 43,60 %/năm, trên cấp đất I là 35,40 %/năm, trên cấp đất II là 21,71 %/năm. Như vậy, mức lãi cao nhất để kinh doanh trồng Bạch đàn không bị thua lỗ của các phương án đều cao hơn mức lãi suất vay vốn trồng rừng hiện nay.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của các phương án trên các cấp đất khác nhau chênh lệch khá lớn, điều đó một lần nữa đặt ra cho các nhà quản lý phải hết sức quan tâm trong quá trình thực hiện giao khoán rừng và đất rừng cho các đối tượng kinh doanh, thu nhập sản phẩm, thực hiện chính sách thuế để đảm bảo hợp lý và chính xác.

4.5.Đánh giá rủi ro trong kinh doanh trồng Bạch đàn

Bất kỳ một phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế nào, dù có tồn diện hay tinh vi đến đâu vẫn không loại trừ hết mọi khẳ năng rủi ro, bất trắc có thể xẩy ra.

Để đánh giá và định lượng mức độ của các rủi ro, bất trắc, sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy [2]. Sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy là tính tới những bất trắc liên quan tới các biến số sự kiện ban đầu của các phương án. Đây là phương pháp xác định sự thay đổi của các biến số quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng sinh lãi của phương án sản xuất kinh doanh. Qua tìm hiểu thực tế tại các vùng Bạch đàn, cùng với những thông tin thu thập và kết quả nghiên cứu, chúng tôi dự kiến một số khả năng có thể xẩy ra trong kinh doanh trồng Bạch đàn, đó là.

Dự kiến yếu tố chi phí đầu vào tăng lên: các chi phí đầu vào ln ln chịu tác động của giá cả thị trường và có xu hướng ngày càng tăng lên. Trong các yếu tố chi phí đầu vào thì chi phí nhân cơng là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 50% chi phí trồng rừng và hơn 65% chi phí chăm sóc rừng) và có tính nhạy cảm nhất. Giá cả tiền công trên tại lâm trường, trong các phương án đã trình bày trên đây, đã sử dụng đơn giá tiền công là 41.962đ/ngày công, nay dự kiến đơn gia tiền công là 54.000đ/ngày cơng (tăng 22.29%) để đưa vào tính đơn giá. Kết quả được trình bày ở phu biểu 28.

Dự kiến giá bán các loại gỗ Bạch đàn giảm: Dự kiến giá bán các loại gỗ Bạch đàn giảm 20% so với hiện nay. Kết quả tính tốn được trình bày ở phu biểu 12. Tuy nhiên, trong kinh doanh những lồi cây dài ngày thì sự biến động giá cả luôn luôn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả kinh doanh. Giá cả biến động đến mức độ nào để nhà đầu tư cịn đảm bảo có lãi là một trong những vấn đề nghiên cứu cần thiết và hết sức quan trọng. Với những lý do trên, đồng thời để xác định được mức giá sàn thấp nhất mà kinh doanh trồng Bạch đàn khơng bị lỗ, có thể dự kiến thêm các phương án khi khả năng giá bán các loại gỗ bạch đàn giảm đi 35% và 50% so với giá hiện tại để đưa vào tính tốn. Kết quả tính tốn chi phí và thu nhập cho các phương án được tổng hợp ở phu biểu 29.

Dự kiến sản lượng gỗ Bạch đàn giảm đi: Bạch đàn Urophylla là cây sinh trưởng nhanh, sinh trưởng khác nhau trong các điều kiện lập địa khác nhau. Từ tuổi 3 trở đi, gỗ Bạch đàn có thể bán được, Trên địa bàn kinh doanh ở những nơi phức tạp nên việc bảo vệ Bạch đàn gặp nhiều khó khăn. Lâm trường đã có nhiều biện pháp bảo vệ nhưng qua khảo sát thực tế cho thấy hiên tượng mất trộm gỗ Bạch đàn vẫn thường xuyên xảy ra. Mặt khác, do việc mở rộng diện tích trồng Bạch đàn, trồng thuần lồi nên về lâu dài có thể năng suất có thể giảm đi. Vì vậy, có thể đưa ra dự kiến sản lượng gỗ Bạch đàn giảm đi 25% để đưa vào tính tốn đánh giá ( xem phụ biểu 30).

Căn cứ vào số liệu từ các phụ biểu, xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế. Cụ thể đối với từng cấp đất tổng hợp từ biểu 4.38 đến 4.40:

Biểu4.38: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho các phương án dự kiến đối với cấp đất ngoại suy

Phương án dự kiến NPV (đồng) BCR (đ/đ) IRR (%)

1. Đơn giá tiền công tăng 22,29% 30.810.909 3,57 39,82 2. Giá bán sản phẩm giảm 20% 23.510.535 3,23 36,63 3. Giá bán sản phẩm giảm 35% 17.123.930 2,62 30,55 4. Giá bán sản phẩm giảm 50% 10.737.326 2,02 23,18 5. Sản lượng gỗ giảm 25% 21.381.667 3,03 34,72

Từ biểu 4.38 nhận thấy:

Đối với cấp đất ngoại suy, phương án khi tiền công tăng 22,29%, giá bán sản phẩm giảm đi 20%, 35%, 50% và phương án khi sản lượng gỗ giảm 25% thì ở cấp đất này đều có lãi (NPV > 0, BCR > 1 và IRR > r).

Biểu4.39: Các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả kinh tế cho các phương án dự kiến đối với cấp đất I

Phương án dự kiến NPV (đồng) BCR (đ/đ) IRR (%)

1. Đơn giá tiền công tăng 22,29% 20.666.890 2,72 31,77 2. Giá bán sản phẩm giảm 20% 15.446.515 2,46 28,76 3. Giá bán sản phẩm giảm 35% 10.571.914 2,00 22,97 4. Giá bán sản phẩm giảm 50% 5.697.314 1,54 15,93 5. Sản lượng gỗ giảm 25% 13.821.648 2,31 26,94

Từ biểu 4.39 nhận thấy:

Đối với cấp đất I, phương án khi tiền công tăng 22,29%, giá bán sản phẩm giảm đi 20%, 35%, 50% và phương án khi sản lượng gỗ giảm 25% thì ở cấp đất này đều có lãi (NPV > 0, BCR > 1 và IRR > r).

Biểu4.40 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho các phương án dự kiến đối với cấp đất II

Phương án dự kiến NPV (đồng) BCR (đ/đ) IRR (%)

1. Đơn giá tiền công tăng 22,29% 8.166.789 1,68 18,32 2. Giá bán sản phẩm giảm 20% 5.483.760 1,52 15,58 3. Giá bán sản phẩm giảm 35% 2.477.176 1,23 10,24 4. Giá bán sản phẩm giảm 50% -529.408 0,95 3,75 5. Sản lượng gỗ giảm 25% 4.481.565 1,42 13,91

Từ biểu 4.40 nhận thấy:

Đối với cấp đất II, phương án khi tiền công tăng 22,29%, giá bán sản phẩm giảm đi 20%, 35% và phương án khi sản lượng gỗ giảm 25% thì ở cấp đất này đều có lãi (NPV > 0, BCR > 1 và IRR > r). Nhưng khi giá bán sản phẩm giảm 50% thì kinh doanh rừng trồng Bạch đàn ở cấp đất này bị lỗ. (NPV < 0, BCR < 1 và IRR < r).

Tóm lại: Với những dự kiến các tình huống rủi ro và bất trắc có thể xảy ra thì các phương án kinh doanh rừng trồng Bạch đàn trên các cấp đất tương đối an toàn và mức độ rủi ro thấp.

Lãi suất vay vốn cao nhất có thể chấp nhận được nếu kinh doanh trồng Bạch đàn trên cấp đất ngoại suy biến động từ 27,56 – 41,09 %/năm, trên cấp đất I biến động từ 20,18 – 33,05%/năm, trên cấp đất II biến động từ 7,81 – 19,82 %/năm.

Khi giá gỗ trên thị trường biến động, có chiều hướng giảm thì hạn chế kinh doanh rừng trồng Bạch đàn trên cấp đất II, vì tuy có lãi nhưng khơng cao, khi giá bán sản phẩm giảm 35% thì BCR = 1,46 và khi giá bán sản phẩm giảm 50% thì BCR = 0,95, kinh doanh bị lỗ 529.408 đồng /ha.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN- TỒN TẠI- KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Xác định hiệu quả kinh tế rừng trồng nói chung và rừng trồng Bạch đàn Urophylla dịng PN2 nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay. Luận văn đã giải quyết được những vấn đề về lý luận và thực tiễn sản xuất kinh doanh cây Bạch đàn tại lâm trường Hữu Lũng II như sau:

1 - Về nghiên cứu một số cấu trúc lâm phần

Kết quả kiểm tra cho thấy hàm Weibull rất phù hợp khi mô phỏng phân bố số cây theo đường kính (N-D) tại khu vực nghiên cứu. Đây cũng chính là cơ sở để xác định trữ lượng chung cũng như trữ lượng sản phẩm của các lâm phần.

Phân bố Weibull cũng mô phỏng tốt phân bố số cây theo chiều cao (N-H) ở các tuổi 4, 5, sang tuổi 6 thì mức độ phù hợp giảm dần do chiều cao có sự phân hố mạnh.

Đề tài đã xác lập tương quan giữa chiều cao vút ngọn với đường kính (H/D) theo dạng phương trình: H = a + b.logD. Kết quả tính tốn cho thấy, hệ số tượng quan của các ô tiêu chuẩn đều từ chặt đến rất chặt, chứng tỏ giữa đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn có mối quan hệ mật thiết với nhau theo dạng phương trình đã chọn.

2 - Kiểm nghiệm biểu thể tích

Từ số liệu 30 cây chặt ngả, luận văn đã kiểm nghiệm và xác định có sự sai khác giữa thể tích thực của cây và thể tích lý thuyết. Thể tích lý thuyết ln nhỏ hơn thể tích thực của cây. Đề tài đã xác định quan hệ giữa sai số thể tích (V) này với đường kính thân cây theo phương trình:

V = 0,04347 - 0,000914d + 0.00048d2

3 - Xác định năng suất cho các lâm phần điều tra

Đề tài đã xác định năng suất rừng trồng Bạch đàn theo đơn vị cấp đất. Trên các cấp đất khác nhau, năng suất đạt được rất khác nhau. Tại tuổi 6 trữ lượng của cấp đất ngoại suy cao nhất từ 157 đến 221 m3/ha, cấp đất I trữ lượng từ 116 đến 178 m3/ha và cấp đất II trữ lượng bằng 101m3/ha.

4 - Xác định hiệu quả kinh tế

Xác định hiệu quả kinh tế trong kinh doanh trồng rừng ở Lâm trường Hữu Lũng II được dựa trên cơ sở xác định trữ lượng sản phẩm. Kết quả thu được cho phép kết luận Bạch đàn Urophylla dòng PN2 là một trong những loài cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ những phân tích tổng hợp những chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần tuý, tỷ lệ thu nhập trên chi phí và tỷ lệ thu hồi nội bộ, cùng suất đầu tư ban đầu như nhau nhưng tại cuối chu kỳ kinh doanh, giá trị doanh thu ở các cấp đất chênh lệch nhau khá lớn. Cụ thể, trên cấp đất ngoại suy là 27.510.677đồng/ha, cấp đất I là 18.883.313 đồng/ha, cấp đất II 8.251.915 đồng/ha.

5 - Đánh giá rủi ro trong kinh trong kinh doanh Bạch đàn

Khả năng kinh doanh có lãi của các phương án trồng rừng Bạch đàn là khá cao, đạt 93,33%, thua lỗ thấp, chỉ có 6,67% các phương án tính tốn. Như vậy, kinh doanh cây Bạch đàn trên các cấp đất tương đối an toàn.

5.2. Tồn tại

Bạch đàn Urophylla là lồi cây gỗ, có tuổi thọ cao, luận văn mới chỉ dừng lại ở tuổi khai thác hiện tại của lâm trường là tuổi 6.

Số lượng ô tiêu chuẩn chưa nhiều, số lượng cây để kiểm nghiệm biểu cịn ít (tuổi 6 chỉ có 30 cây) và chưa có điều kiện để kiểm nghiệm ở hiện trường sau khi hiệu chỉnh biểu.

Cơ sở để xác định trữ lượng sản phẩm chủ yếu dựa vào tài liệu của lâm trường, luận văn chưa có số liệu thực nghiệm theo dõi khi khai thác.

5.3. Kiến nghị

Cây Bạch đàn mang lại hiệu quả kinh tế cao, với chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, nhanh được khai thác nên hệ số rủi ro thấp, hơn nữa cây Bạch đàn có vùng sinh thái rộng nên mở rộng diện tích trồng Bạch đàn Urophylla dịng PN2, ở những nới có điều kiện tượng tự như ở Lâm trường.

Năng suất, hiệu quả kinh tế của 1ha Bạch đàn Urophylla trên các cấp đất có sự chênh lệch lớn, vì vậy cần tiến hành phân hạng đất trồng Bạch đàn Urophylla để đảm bảo cho việc đầu tư, xác định sản lượng giao khoán và để xuất các giải pháp kỹ thuật hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Bình (1996), Một số phương pháp quá trình sinh trưởng của 3 lồi cây thơng nhựa, thông đuôi ngựa, mỡ trên cơ sở vận dụng quá trình ngẫu nhiên, Luận án PTS khoa học nơng nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

2. Trần Hữu Dào (1993), Phân tích kinh tế các dự án lâm nghiệp, Trường Đại

học Lâm nghiệp, Tr 17 - 23.

3. Trần Hữu Dào (1997), Quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản Nông nghiệp,

Hà Nội, Tr. 34 - 38.

4. Trần Hữu Dào (2001), Đánh giá hiệu quả trồng rừng Quế (Cinnamomun cassia blume) trồng thuần loài ở Việt Nam làm cở sở cho việc đề xuất các giải pháp kinh tế - kỹ thuật để phát triển trồng rừng Quế. Luận án TS khoa học

nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp

5. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng tự nhiên Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

6. Vũ Tiến Hinh (1987), Xây dựng phương pháp mô phỏng động thái rừng tự nhiên,Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp (1)

7. Vũ Tiến Hinh (1990), “Phương pháp xác đinh nhanh phân bố N-D rừng trồng thuần lồi đều tuổi”,Tạp chí lâm nghiệp ( 12), Tr 13 - 14

8. Vũ Tiến Hinh và các cộng tác (2000), Lập biểu sản lượng Sa mộc, thông đuôi ngựa và Mỡ ở các tỉnh phía Bắc, Đề tài cấp Bộ.

9. Phạm Khắc Hồng - Nguyễn Văn Tuấn (1996), Quản lý doanh nghiệp lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 176-177.

10. Trịnh Đức Huy (1988), Dự đoán sản lượng rừng và năng suất gỗ của đất trồng rừng Bồ đề thuần loài đều tuổi vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam, Luận

án PTS khoa học nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

11. Lê Đình Khả và cộng tác (2001), “Báo cáo dự án Khả năng phát triển một số giống Bạch đàn lai ở Việt Nam”,Viện Khoa học Lâm Nghiệp, Hà Nội

12. Đào Công Khánh và các cộng tác (2001), Lập biểu sinh trưởng và sản lượng cho rừng trồng các loài cây bạch đàn Urophylla (Eucalyptus urophylla), keo tai tượng (Accia mangium), tếch (tectona grandis), thông nhựa (Pinus merkusii) và kiểm tra biểu sản lượng các loài đước (Rhizophora apiculata) và tràm (Melaleuca cajuputi), Đề tài cấp bộ

13. Nguyễn Ngọc Lung (1987), “Mơ hình hố q trình sinh trưởng các lồi cây mọc nhanh để dự đốn sản lượng”,Tạp chí lâm nghiệp(8), Tr 14 - 18

14. Nguyễn Ngọc Lung (1999), Nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng rừng trồng áp dụng cho thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex. Gordon) ở Việt Nam,

Nhà xuất bản Nông nghiệp.

15. Nguyễn Luyện (1993), “Tìm hiểu về cây Bạch đàn E. Urophylla”, Tạp trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định cấu trúc, năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng bạch đàn (eucalyotus urophilla) trồng thuần loài tại lâm trường hữu lũng II, tỉnh lạng sơn​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)