Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 26 - 30)

Năm 1991 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Nhà nước ban hành lần đầu tiên trong lịch sử (sửa đổi bổ sung năm 2004) [4] là cái mốc đánh dấu sự phát triển cũng như ghi nhận tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để hoạch định các chính sách, định hướng phát triển nguồn tài nguyên rừng của nước ta.

Năm 1995 Bộ Lâm nghiệp được sát nhập với Bộ Nông nghiệp và Bộ Thuỷ lợi thành lập Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cơ cấu tổ chức quản lý ngành lâm nghiệp như sau:

- Ở cấp trung ương: Bộ NN& PTNT, dưới Bộ có Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm.

- Ở cấp tỉnh, thành phố: Có Chi cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm. - Ở cấp huyện: Có các Hạt kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm và chịu sự lãnh đạo của UBND huyện.

- Ở cấp xã: Đối với những xã có diện tích rừng lớn có Ban lâm nghiệp (hoặc cán bộ phụ trách lâm nghiệp) và có các kiểm lâm viên phụ trách, quản lý trên địa bàn.

- Ở cấp thôn, bản: Có các quy ước, hương ước thôn bản về quản lý và bảo vệ rừng.

Tháng 6 năm 1997 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thay mặt chính phủ ký cam kết bảo tồn ít nhất 10% diện tích rừng gồm các hệ sinh thái rừng hiện có và cùng cộng đồng quốc tế, Việt Nam sẽ tham gia thị trường lâm sản bằng các sản phẩm được dán nhãn là khai thác hợp pháp trong các khu rừng đã được cấp chứng chỉ rừng trong khối AFTA và WTO [7]. Tháng 12/1998 hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững do Bộ NN & PTNT, WWF Đông Dương, Đại sứ quán vương quốc Hà Lan tại Hà Nội và FSC đồng tài trợ tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo đã thành lập một “Tổ công tác quốc gia” về QLRBV và chứng chỉ rừng [2]. Đến nay “Tổ công tác quốc gia” đã biên soạn tài liệu "Tiêu chuẩn Việt Nam quản lý rừng bền vững" dựa trên bộ tiêu chuẩn của FSC quốc tế, có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, bao gồm 10 tiêu chuẩn có thể tóm tắt như sau:

- Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và P&C&I VN - Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất

- Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại

- Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân - Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng

- Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường - Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý - Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá

- Tiêu chuẩn 9: Duy trì những khu rừng có giá trị bảo tồn cao - Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng

Ngày 26/7/2006, tại Hà Nội, Trung ương Hội khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam đã khai trương và đưa vào hoạt động Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng, đây là thành viên của Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) hoạt động tại Việt Nam. Viện ra đời đánh dấu sự hợp tác, hoà nhập với cộng đồng thế giới trong lĩnh vực quản lý rừng bền vững của ngành lâm nghiệp nước ta. Viện hoạt động sẽ hỗ trợ tích cực cho các khu vực trọng điểm rừng Quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn rừng được cộng đồng Quốc tế công nhận trước khi các sản phẩm rừng Việt Nam được chế biến thương mại. Mục tiêu của QLRBV ở Việt Nam là đến năm 2020 sẽ có khoảng 30% diện tích rừng quốc gia nhận chứng chỉ rừng FSC của Hội đồng quản trị rừng thế giới [23].

Bên cạnh việc ban hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng là hàng loạt các văn bản pháp qui, các Nghị định, Chỉ thị của Thủ tướng, của Bộ Lâm nghiệp (sau này là Bộ NN và PTNT), các Chương trình, Dự án phát triển lâm nghiệp ra đời góp phần mạnh mẽ vào việc khôi phục, phát triển nguồn tài nguyên rừng, làm cho luật pháp về rừng đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành Lâm nghiệp nói chung và vấn đề quản lý tài nguyên rừng

bền vững nói riêng. Một số Chính sách, Chương trình, Dự án lâm nghiệp tiêu biểu trong giai đoạn này:

- Năm 1992, Chính phủ phê duyệt Chương trình 327 nhằm phủ xanh đất chống, đồi núi trọc.

- Quyết định 264, năm 1992 của Chính phủ về tín dụng vay vốn ưu đãi để trồng rừng sản xuất.

- Nghi định 02/CP, ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

- Quyết định số 202/TTg, ngày 2 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản quy định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng.

- Nghi định 01/CP, năm 1995 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất Nông Lâm Ngư nghiệp trong các doanh nghiệp Nhà nước.

- Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất rừng [5].

- Quyết định 661/QĐ-TTg, ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng [5].

- Nghị định 163/1999/NĐ, ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp [5].

- Ngày 5 tháng 2 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt nam giai đoạn 2006 - 2020, đây thực sự là cơ sở quan trọng để khẳng định tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng cho thấy sự cấp thiết cần phải quản lý bền vững nguồn tài nguyên rừng của Quốc gia. Mục tiêu cơ bản của Chiến lược là: Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững 16,24 triệu ha rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp, nâng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010 và 47% vào năm 2020. Chiến lược cũng đã đưa ra một Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững, với mục tiêu: Quản lý, phát triển và sử dụng bền vững, có hiệu quả nhằm đáp ứng về cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc dân, ổn định xã hội, đặc biệt tại khu vực các dân tộc ít người và miền núi, đồng thời bảo đảm vai trò phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần phát triển bền vững quốc gia [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện điện biên tỉnh điện biên​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)