Hiệu quả của việc tái sử dụng phế liệu xây dựng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép, có sử dụng một phần cốt liệu từ bê tông cũ luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 47 - 48)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3 Hiệu quả của việc tái sử dụng phế liệu xây dựng

Hiệu quả kinh tế bao gồm Tiết kiệm chi phí và lệ phí xử lý phế liệu xây dựng tại các bãi rác; vật liệu tái chế có giá thành hạ, khối lƣợng thể tích thấp nên giảm tải trọng bản thân cho kết cấu móng, giảm thiểu các chi phí vận chuyển phế thải đi và nhập khẩu vật liệu về công trình.

Hiệu quả kỹ thuật Là nguồn vật liệu tái chế có chất lƣợng đáp ứng đƣợc các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, có khả năng lèn chặt tốt do trong quá trình lu lèn, có một số hạt vật liệu có thể vỡ nhỏ và lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt khác; hiệu quả sử dụng cao do cốt liệu bê tông tái chế có khối lƣợng thể tích nhỏ hơn cốt liệu tự nhiên, nên khối lƣợng thể tích của các sản phẩm bê tông sử dụng cốt liệu bê tông tái chế giảm 8-15% so với bê tông thƣờng. Có khả năng sử dụng trong nhiều mục đ ch xây dựng khác nhau, đảm bảo các yêu cầu thiết kế của công trình.

Hiệu quả môi trƣờng việc sử dụng cốt liệu tái chế từ phế liệu xây dựng trong chế tạo bê tông sẽ làm giảm lƣợng đá, sỏi tự nhiên khai thác; tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; không tác động đến môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ gây ô nhiễm môi trƣờng ở khu vực khai thác; Giảm lƣợng phế liệu xây dựng tồn chứa, chôn lấp trong các bãi rác nên tiết kiệm diện tích các bãi rác chôn lấp. Việc tái chế và tái sử dụng vật liệu tại chỗ của các công trình phá dỡ sẽ giảm ô nhiễm môi trƣờng và các tác động đến cơ sở hạ tầng giao thông do giảm thiểu đƣợc quá trình vận chuyển phế thải đi và vật liệu đến công trƣờng.

2.3 Nghiên cứu sử dụng cốt liệu tái chế từ bê tông cũ trong chế tạo bêtông kết c u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự làm việc chịu uốn của dầm bê tông cốt thép, có sử dụng một phần cốt liệu từ bê tông cũ luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng (Trang 47 - 48)