Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của một số NHTM trong

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh quang vinh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 32 - 79)

8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

1.5. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của một số NHTM trong

trong nước và bài học kinh nghiệm

1.5.1 Kinh nghiệm

Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động, NHTMCP Ngoại thương Việt Nam đã có những kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng như sau

- Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

- Đa dạng hóa các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

- Các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

- Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao HQHĐ của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

- Phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

- Xây dựng chính sách cho vay có đa dạng các ngành hàng, lĩnh vực, các khu vực của nền kinh tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý. Thứ tám, xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng

- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng các khoản vay.

Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP TPBank

- Tinh giản mạng lưới hoạt động đối với các điểm bán không hiệu quả. - Di dời các trụ sở thuê đến hạn/ bắt buộc trả mặt bằng đến các địa điểm kinh doanh mới đắc địa, thuận lợi hơn.

- Đầu tư và tăng cường hàm lượng công nghệ vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, cũng như các công cụ giúp quản lý và hỗ trợ bán hàng hiệu quả hơn SalesKit, Self Service, hệ thống quản lý quà tặng – mạng lưới – KPI…

- Liên kết các công ty công nghệ để hợp tác khai thác chuỗi sinh thái khách hàng, tăng cường quảng bá trên các báo điện tử..

- Hợp tác, đầu tư, và thậm chí mua lại những công ty Fintech để tạo ra một loạt những sản phẩm và dịch vụ mới

Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quân đội

- Đảm bảo sự bình đẳng giữa các khách hàng vay vốn. Việc xét duyệt cho vay của ngân hàng cần thiết phải dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và các điều kiện khách quan khác nữa để không ngừng mở rộng cho vay đến các khách hàng mới, tiềm năng chứ không chỉ cho vay các khách hàng truyền thống.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing ngân hàng. Cần lập ra một chiến lược

marketing cụ thể, từ đó đẩy mạnh quá trình tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu và đặc điểm khách hàng, từ đó có các giải pháp thu hút khách hàng.

- Củng cố và hoàn thiện việc thu thập, lưu trữ, xử lý và cung cấp thông tin nhằm phục vụ cho công tác thẩm định và cả quá trình cấp tín dụng.

- Đảm bảo và nâng cao chất lượng thẩm định theo đúng quy trình. Trong đó cần giải quyết tốt các vấn đề năng lực và trình độ của cán bộ thẩm định; tổ chức và quản lý hoạt động thẩm định.

- Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt để thu hút khách hàng.

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rỉ ro khi cung cấp hoạt động tín dụng, Cụ thể là cải tiến quy trình và thủ tục tín dụng; nâng cao khả năng phòng ngừa và kiểm soát các rủi ro trong HĐKD, . . . .

- Kiên quyết xử lý nợ tồn động, nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể. Cần nhìn nhận đúng thực trạng khách hàng để có biện pháp tích hợp xử lý nợ quá hạn phát sinh, vừa tránh tổn thất cho ngân hàng, đồng thời giúp khách hàng tháo gỡ khó khan. Cần tìm hiểu nguyên nhân khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc kiểm tra phải được tiến hành trước, trong và sau khi cho vay để nâng cao chất lượng cho vay nói riêng và chất lượng kinh doanh của ngân hàng nói chung.

1.5.2 Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay

Từ kinh nghiệm của một số ngân hàng trong nước, có thể rút ra một số bài học cho HDBank - Chi nhánh Quang Vinh như sau

- Nâng cao trình độ cho cán bộ của ngân hàng kể ở bộ phận cho vay. Đối với hoạt động cho vay cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thẩm định cho vay, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng có rất lớn đến thiện

chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Bên cạnh đào tạo về trình độ nghiệp vụ, đạo đức cán bộ thẩm định cho vay cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của khoản vay.

- Bên cạnh việc thẩm định khoản vay, việc kiểm soát sau cho vay cũng rất quan trọng để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. - Để nâng cao HQHĐ cho vay, ngoài các khách hàng lớn trong khu công nghiệp, HDBank - Chi nhánh Quang Vinh cũng cần chú trọng phát triển đa dạng các đối tượng khách hàng như KHCN, khách hàng vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm cho vay.

- HDBank - Chi nhánh Quang Vinh cần có những đổi mới mạnh mẽ trong quản trị kinh doanh, năng lực tài chính và xây dựng những điều kiện HĐV và cho vay mới phù hợp với đặc thù của các đối tượng khách hàng tạo khả năng tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao HQHĐ cho vay của chi nhánh, vừa điều chỉnh được cấu trúc thị trường tài chính.

- Giảm thiểu các chi phí quản lý thông qua ứng dụng công nghệ thông tin góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số lý luận chung về tín dụng, hiệu quả hoạt động cho vay KHCN từ khái niệm, đặc điểm, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Chương 1 cũng đã đề cập đến những tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN cũng như những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN. Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại HDbank- CN Quang Vinh.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -

CHI NHÁNH QUANG VINH

2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Tên ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Tp. Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh Ho Chi Minh City Development Joint Stock Commercial Bank Vốn Đầu tư của Chủ sở hữu 16.828 tỷ đồng

Fax (84-28) 6291 5901

Nguồn https //www.hdbank.com.vn

Hình 2.1 Logo của HDBank

Năm 1989 HDBank được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 11/02/1989 với tên gọi Ngân hàng Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1992 Chính thức chuyển đổi thành NHTMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ là 5 tỷ đồng, giấy phép hoạt động số 0019/NHGP ngày 06/06/1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

Năm 2010 HDBank tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng theo công văn số 6554/NHNN-TTGSNH ngày 27/08/2010 của NHNN Việt Nam cấp. Cũng trong năm 2010, HDBank thực hiện việc phát hành thẻ và cung cấp các dịch vụ bảo hiểm.

Năm 2011 Ngày 19/09/2011, NHNN Việt Nam cấp quyết định chấp thuận sửa đổi tên NHTMCP Phát triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh thành “Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp. Hồ Chí Minh”. HDBank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Năm 2013 HDBank mua lại 100% vốn Công ty TNHH MTV Tài chính Việt - Societe Generale (SGVF) của Tập đoàn Société Générale (Cộng hòa Pháp) - một

trong ba công ty tài chính lớn nhất trên thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam để trở thành công ty con của HDBank mang tên HDFinance. Sáp nhập NHTMCP Đại Á (DaiABank) vào HDBank, tăng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ đồng. DaiABank là ngân hàng có bề dày 20 năm hoạt động, vốn điều lệ là 3.100 tỷ đồng. Thông qua việc sáp nhập DaiABank vào HDBank, HDBank tăng vốn điều lệ lên 8.100 tỷ VND, tổng tài sản gần 90.000 tỷ VND và trở thành 1 trong 10 NHTM lớn nhất Việt Nam

Năm 2015 HDBank chuyển nhượng thành công 49% vốn điều lệ tại

HDFinance cho Credit SAISON Co., Ltd. (Nhật Bản) và 1% vốn điều lệ cho Công ty cổ phần Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. HDFinance chính thức thay đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH MTV thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và đổi tên thành HD SAISON.

Năm 2016 HDBank được Moody’s xếp hạng tín nhiệm tiền gửi dài hạn ở mức B2 với triển vọng ổn định.

Năm 2017 Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 8.829 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để chia cổ tức 7% và cổ phiếu thưởng 2% cho cổ đông hiện hữu. Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 9.810 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Năm 2018 Niêm yết trên HOSE và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất HOSE. Moody's công bố nâng bậc xếp hạng tiền gửi dài hạn (nội và ngoại tệ), xếp hạng rủi ro đối tác (CRR) và đánh giá rủi ro đối tác (CRA) của HDBank lên B1, triển vọng Ổn định.

Ngành nghề kinh doanh thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở nguồn vốn HĐKD của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, phát hành Thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ tài chính ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép

2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - CN Quang Vinh

Địa chỉ 19/1 ấp Đồng Nai, xã Hóa An, Biên Hòa, Đồng Nai Số điện thoại 0251 3957 166

Số Fax 0251 3859 261 Mã số đkkd 0300608092-063

Ngày bắt đầu hoạt động 08/12/2014 Theo quyết định số 1458/ĐNA6 ngày 26/11/2014 của Ngân hàng Nhà Nước Chi Nhánh tỉnh Đồng Nai.

Nguồn Tác giả tự chụp

2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý

Nguồn https //www.hdbank.com.vn

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức của HDBANK

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại HDBANK – chi nhánh Quang Vinh

Kết quả HĐKD của HDBank - CN Quang Vinh trong giai đoạn 2016-2019 nhìn chung đều có lợi nhuận dương (Hình 2.3 và Bảng 2.1). Cụ thể, trong 3 năm 2016, 2017 và 2018 đều có mức tăng trưởng dương ở cả thu nhập (bình quân 20,29%) và chi phí (bình quân 16,56%). Do ở 3 năm này đều có mức tăng thu nhập cao hơn mức tăng chi phí, do đó lợi nhuận bình quân ở 3 năm này cũng tăng với tốc độ tăng bình quân 66,36%, tương ứng với mức tăng lợi nhận bình quân là 1.032 triệu đồng. Trong giai đoạn này, Ban giám đốc chi nhánh cũng thực hiện nhiều các biện

pháp gia tăng hoạt động HĐV, cấp tín dụng và tiết kiệm chi tiêu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản cơ quan theo hướng thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Do đó, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh tăng lên nhanh chóng.

(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động của HDBank - CN Quang Vinh giai đoạn 2016-2019)

Hình 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank - CN Quang Vinh Bảng 2.1 Tình hình kết quả HĐKD của HDBank - CN Quang Vinh

(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động của HDBank - CN Quang Vinh giai đoạn 2016-2019)

Tuy nhiên, đến năm 2019 chứng kiến sự sụt giảm của cả thu nhập và chi phí, cụ thể thu nhập giảm 12,39 % ( tương ứng với mức giảm là 3.154 triệu đồng), chi phí giảm 12,45 % (tương ứng với mức giảm là 2.760 triệu đồng) và tương ứng lợi nhuận giảm 12 % ( tương ứng với mức giảm là 394 triệu đồng). Đây cũng là vấn đề cần lưu tâm đối với CN Quang Vinh cũng như tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức giảm này (tác giả sẽ phân tích chi tiết tại phần 2.2).

TT Chỉ tiêu 2017 soChênh lệch (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) 2016 2018 so 2017 2019 so 2018 2017 so 2016 2018 so 2017 2019 so 2018 1 Thu nhập 1.552 6.119 (3.154) 8,73 31,66 (12,39) 2 Chi phí 409 5.199 (2.760) 2,47 30,64 (12,45) 3 Lợi nhuận 1.143 920 (394) 93,61 38,92 (12,00)

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại HDBank – CN Quang Vinh

2.2.1 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

2.2.2.1 Doanh số cho vay khách hàng cá nhân

Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định, theo quý, tháng hoặc theo năm (trong nghiên cứu này doanh số cho vay được tính theo năm). Nếu số tiền ngân hàng huy động được cao và doanh số cho vay cao, chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng được nguồn tiền huy động một cách có hiệu quả, với mục đích mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hình 2.5 cho thấy tổng doanh số cho vay của toàn chi nhánh và doanh số cho vay KHCN của HDbank-CN Quang Vinh trong giai đoạn 2016-2019.

(Nguồn Báo cáo KQHĐ của HDBank -CN Quang Vinh giai đoạn 2016-2019 ĐVT Triệu đồng)

Hình 2.5 Doanh số cho vay KHCN

Trong giai đoạn 2016-2018, hình 2.5 cho thấy doanh số cho vay KHCN luôn tăng trưởng cùng với Tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh. Cụ thể năm 2017 và năm 2019 tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay KHCN là 28,69% và 2,08% thì tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh cũng tăng trưởng với tốc độ tương ứng là 27,06% và 2%. Tuy năm 2018 có tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay thấp, nhưng xét về số tuyệt đối thì năm 2018 có doanh số cho vay KHCN cao, cao hơn so với năm 2017 là 242.443 triệu đồng ( bảng 2.2).

Bảng 2.2 Doanh số cho vay KHCN

(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động của HDBank - CN Quang Vinh giai đoạn 2016-2019 ĐVT Triệu đồng)

Tuy nhiên, đến năm 2019 chứng kiến sự sụt giảm trong doanh số cho vay KHCN với tốc độ giảm là 0,47% tương ứng mức giảm 170.134 triệu đồng và toàn chi nhánh tổng doanh số cho vay cũng giảm 209.379 triệu đồng. Điều này là do trong năm 2019, tình hình kinh doanh của các đối tượng KHCN trong khu vực lâm vào tình trạng ế ẩm, tình trạng buôn bán không được thuận lợi nên khách hàng không có nhu cầu vốn bổ sung vốn kinh doanh.

2.2.2.2 Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân

Hình 2.6 trình bày tình hình doanh số thu nợ của HDBANK-CN Quang Vinh trong giai đoạn 2016 – 2019.

(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động của HDBank - CN Quang Vinh - ĐVT Triệu đồng)

Hình 2.6 Doanh số thu nợ KHCN

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh – chi nhánh quang vinh luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 32 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w