8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
1.4.1 Yếu tố chủ quan
Quy mô cho vay và uy tín của ngân hàng
Quy mô cho vay phản ánh khả năng tăng giảm dư nợ của ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng duy trì và mở rộng thị phần cho vay. Nếu dư nợ của một ngân hàng tăng trưởng ổn định hơn các ngân hàng khác trên cùng một địa bàn thì khẳng định năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó, quy mô cho vay được thể hiện qua các chỉ số Tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tốc độ tăng dư nợ phải phù hợp với tốc độ huy động nguồn vốn của NHTM. Nhân tố này cho ta biết tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của NHTM. Nếu các NHTM đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến rủi ro ảnh hưởng đến lợi nhuận từ HĐTD phản ánh hiệu quả từ hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cần phải căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn.
Lãi suất là một phạm trù của kinh tế học có ý nghĩa đặc biệt để xác định hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng, nói về lãi suất đã có rất nhiều nghiên cứu và quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Khi sử dụng bất kỳ khoản tín dụng nào người vay cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đầu, Tỷ lệ phần trăm của phần trăm tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi suất, đó là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó (Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc, 2001)
Lãi suất tiền gửi là lãi suất trả cho các khoản tiền gửi nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền. Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào thời hạn gửi, vào quy mô tiền gửi. Theo Phan Thị Thu Hà (2005) thì Lãi suất tiền gửi bình quân được các ngân hàng tính toán bình quân theo giá trị tiền gửi và các mức lãi suất khác nhau ở các kỳ hạn gửi khác nhau, thường ở các ngân hàng lãi suất ở kỳ hạn ngắn thường thấp hơn các lãi suất ở kỳ hạn dài, việc tính toán lãi suất huy động bình quân sẽ cho ngân hàng biết chi phí đầu vào của ngân hàng có hiệu quả hay không, nếu như các ngân hàng có nhiều nguồn vốn ở các kỳ hạn ngắn thì lãi suất huy động bình quân sẽ thấp hơn, theo đó trong hoạt động ngân hàng lãi suất huy động bình quân được thể hiện như sau
Lãi suất huy động bình
quân =
Tổng chi phí trả lãi
Tổng nguồn vốn huy động x 100% Lãi suất tiền vay là lãi suất mà khách hàng hay người vay phải trả khi đi vay ngân hàng, lãi suất cho vay bình quân là mức lãi suất vay được tính bình quân cho toàn bộ các khoản vay dựa trên kỳ hạn vay khác nhau của ngân hàng, mức lãi suất cho vay bình quân được tính toán để các ngân hàng xem xét đến hiệu quả của việc cho vay đến đâu, về nguyên tắc lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn lãi suất huy động bình quân, được thể hiện như sau
Lãi suất cho vay bình
quân =
Tổng thu nhập từ lãi cho vay
Tổng nguồn vốn huy động x 100% - Chênh lệch lãi suất Trong nghiên cứu này, chênh lệch lãi suất phản ánh đến
ảnh hưởng của chênh lệch lãi suất đối với hiệu quả tín dụng được thể hiện qua công thức sau Thu nhập thuần từ lãi = Dư nợ tín dụng x
(Lãi suất cho vay bình quân -
Lãi suất huy động bình quân) Theo công thức trên nếu như mức dư nợ là cố định khi lãi suất chênh lệch cao sẽ làm cho thu nhập từ lãi cho vay cao và hiệu quả tín dụng sẽ cao và ngược lại.
Chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng
Chi phí là một khái niệm cơ bản nhất của HĐKD doanh nghiệp. Trong kinh tế học chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể. Nói một cách cụ thể hơn đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch, v.v... nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
Dựa trên khái niệm về chi phí theo các nhà kinh tế học thì chi phí cho hoạt động của ngân hàng bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình vận hành, khi vận hành HĐKD ngoài các chi phí cho các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể như chi phí trả lãi cho huy động vốn, chi phí cho trích dự phòng, chi phí cho đầu tư, chi cho dịch vụ… các ngân hàng phải bỏ ra một loạt các chi phí khác để cho hoạt động nghiệp vụ cụ thể được hiệu quả, như vậy chí phí cho hoạt động cơ bản của một ngân hàng bao gồm Chi phí thuê văn phòng; Chi phí trả lương nhân viên; Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; Chi cho hoạt động quản lý công vụ; Chi về tài sản, công cụ dụng cụ; Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng; Chi quảng cáo, tiếp thị, thông tin liên lạc; Chi quản lý chung; Chi phí hoạt động khác ….
Trong hoạt động ngân hàng hiện nay thì chi phí hoạt động chiếm chủ yếu là chi phí hoạt động cho vay vì thu nhập từ cho vay là thu nhập truyền thống chiếm tới trên 70% của một ngân hàng (Ngô Hướng và Tô Kim Ngọc, 2001). Để cho vay các ngân hàng cần phải huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng như huy động từ dân cư, huy động trên thị trường liên ngân hàng, phát hành cổ phiếu tăng vốn, phát hành trái phiếu... Mức độ ảnh hưởng của chi phí đối với hiệu quả tín dụng nếu các yếu tố khác không đổi chi phí hoạt động tăng sẽ làm cho thu nhập thuần từ HĐTD giảm từ đó hiệu quả tín dụng sẽ giảm và ngược lại.
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô của hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Có 3 nhân tố tác động chính trong chính sách tín dụng là lãi suất cạnh tranh, phương thức cho vay và các tài sản bảo đảm tiền vay. Ngân hàng nào có lãi suất cho vay thấp hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với mình do đó các ngân hàng phải xác định mức lãi suất cho vay trên cơ sở quy định chung về lãi suất của hệ thống ngân hàng, phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, và vẫn đảm bảo hấp dẫn được khách hàng tìm đến giao dịch. Phương thức cho vay đa dạng phong phú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm khác nhau là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng.
Công tác tổ chức hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng
Tổ chức hoạt động cho vay KHCN của NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động cho vay KHCN của chính ngân hàng đó. Các ngân hàng khác nhau lại có cách tổ chức hoạt động cho vay khác nhau, có ngân hàng thành lập riêng Bộ phận hoặc Phòng KHCN chuyên phụ trách về cho vay đối với KHCN tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động này. Tuy nhiên cũng có ngân hàng lại coi cho vay KHCN là một mảng của hoạt động cho vay nói chung và chưa có sự tách biệt về công việc dẫn đến hoạt động này chưa thực sự được chú trọng phát triển. Vì vậy muốn nâng cao được HQHĐ cho vay đối với KHCN, các NHTM cần tổ chức tốt công tác cho vay, có bộ phận chuyên phụ trách mảng cho vay KHCN để tạo sự chuyên môn hóa trong công việc.
Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng
Hoạt động cho vay KHCN là hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn nên lại càng yêu cầu cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn vững vàng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có đạo đức, có năng lực trong việc quản lý đơn xin vay, định giá tài sản thế chấp, giám sát số tiền vay và có các biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý và thu hồi nợ vay của ngân hàng...
Trình độ khoa học kĩ thuật và công nghê thông tin của ngân hàng
Công nghệ của ngân hàng là các phần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong ngân hàng. Với công nghệ hiện đại như máy tính, ATM, hệ thống chương trình quản lí ngân hàng lõi giúp cho các NHTM đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin cho khách hàng tốt hơn, nhờ vậy ngân
hàng có thể phục vụ tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất các nhu cầu của khách hàng.
+ Hoạt động marketing ngân hàng Hoạt đông marketing nhằm giới thiệu, quảng bá và xây dựng hình ảnh ngân hàng cũng như danh mục sản phẩm mà ngân hàng cung cấp với những tiện ích đặc biệt nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng.