8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU
1.4.2 Yếu tố khách quan
+ Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay KHCN cũng không nằm ngoại lệ. Tác động của môi trường kinh tế đối với hoạt động cho vay KHCN của NHTM là tác động thuận chiều, khi nền kinh tế phát triển thì hoạt động cho vay KHCN cũng được mở rộng, còn hoạt động cho vay KHCN sẽ bị thu hẹp khi nền kinh tế đi vào suy thoái hoặc trong giai đoạn khó khăn. Hai yếu tố lạm phát và lãi suất là hai nhân tố tác động trực tiếp đến việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Bởi khi lãi suất và lạm phát tăng cao tức chi phí của việc vay vốn trở nên đắt hơn, các khách hàng sẽ cân nhắc việc vay vốn của ngân hàng và làm cho hoạt động cho vay KHCN bị ảnh hưởng tiêu cực..
+ Môi trường văn hóa xã hội là một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng cho vay KHCN của các NHTM. Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội như thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán của từng vùng miền đều có thể tác động tới hoạt động cho vay KHCN. Khi trình độ dân trí chưa cao, người dân chưa hiểu hết về các tiện ích của sản phẩm cho vay KHCN, hơn nữa họ có tâm lý ăn chắc mặc bền, sợ phải mang gánh nặng nợ nần thì họ rất khó có thể đưa ra quyết định đến vay vốn của ngân hàng để tiêu dùng mà thường lo tiết kiệm đến khi có đủ tiền thì mới tiêu dùng. Đây sẽ là một trở ngại cho hoạt động cho vay KHCN. Thông thường ở thành thị nhu cầu tiêu dùng thường cao hơn khu vực nông thôn do đó mà nhu cầu vay tiêu dùng cũng lớn hơn.
+ Môi trường pháp lý HĐKD của NHTM nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng chịu sự điều chỉnh của rất nhiều các quy định, văn bản pháp luật có liên quan như luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, các quy định về thực hiện giao dịch đảm bảo. về quản lý tái sản, về đăng kí cầm cố thế chấp…
+ Sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tài chính Cho vay KHCN là một mảng lớn trong dịch vụ bán lẻ của các ngân hàng. Hiện nay, hòa chung trong xu thế
của thế giới, các NHTM của Việt Nam cũng đang đẩy mạnh hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở lên gay gắt hơn. Cạnh tranh một mặt giúp mở rộng thị trường cho vay, thúc đẩy các ngân hàng phải không ngừng nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới mang nhiều tiện ích để có thể hút khách hàng đến với mình. Đồng thời cạnh tranh cũng buộc các ngân hàng phải ứng dụng công nghệ tiên tiến, tuyển dụng nhân sự có năng lực, cải tiến quy trình nghiệp vụ để khách hàng dễ giao dịch với ngân hàng hơn. Tuy vậy xét trên khía cạnh khác, cạnh tranh làm cho thị trường cho vay KHCN bị chia nhỏ cho nhiều ngân hàng dẫn đến khó khăn cho việc mở rộng cho vay KHCN ở mỗi NHTM.
+ Các yếu tố từ phía khách hàng vay vốn Đây là yếu tố quyết định đến việc cho vay của NHTM.
Uy tín là ý thức và trách nhiệm hoàn trả lại khoản vay của người đi vay. Vì không có một phương pháp định lượng chính xác nào để đánh giá uy tín nên NHTM sẽ quyết định một cách chủ quan liệu người vay có khả năng hoàn trả nợ vay hay không. NHTM sẽ kiểm tra những khoản nợ của người vay trước đây, xem xét những báo cáo tín dụng, và trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm kinh doanh của ngươi vay. Các vấn đề khác của người vay cũng sẽ được NHTM xem xét cụ thể.
Năng lực là khả năng người đi vay có tiền để thanh toán cho các khoản vay hay không. Vì đây là nguồn cơ bản để người vay trả các khoản vay, NHTM muốn biết chính xác kế hoạch trả nợ của người vay trong tương lai. NHTM sẽ xem xét luồng tiền trong kinh doanh, thời gian chi trả, khả năng chi trả thành công khoản vay.