Kosiyagotta (họ tộc Kosiya) là tên một họ tộc của Bàlamôn.
Trong Tạng Luật, phẩm Học giới Ưng đối trị (pācittiyasīlā), Kosiya được xem là
một họ tộc thấp kém(4), nhưng Kosiya cũng là họ tộc của dịng Sakka (Thíchca), nên
cũng được xem là một họ tộc cao sang(5).
Từ “Kosiya” nghĩa là “chim cú”, có thể là tên của một bộ tộc xưa ở Ấn cổ, là một trong những bộ tộc lấy tên chim muông là thủy tổ.
Kosiya cịn có nghĩa là “thuộc gia tộc Kusika”; trong Rig Veda, Indra có lần dùng tên Kosiya, nhưng không biết với ý nghĩa nào.
(1)- Thag. Chương năm kệ. Kệ ngôn trưởng lão Kosiya (Kosiyattheragāthā).
(2)- ThagA.i, 431.
(3)- Ap.ii, 393.
(4)- Vin.iv, 81.
BàRhys Davids nghĩ rằng “đó là một người cịn sót lại trong gia đình Kusika trong thời Indra, cũng là vị thần duy nhất của họ tộc Kusika”(1).
Trong dịng tộc Kosiya có: Bàlamơn Kevaṭta (tiền thân của Tôn giả Devadatta)(2),
Thánh nữ Alahán Bhaddākapilānī sinh tại làng Sāgala(3), Đại trưởng giả keo kiệt
Macchariya Kosiya, cha của Kātiyāna(4), ẩn sĩ Kosiya là người dạy chú thuật bắt rắn
cho Ālambālayana được đề cập trong Bổn sự Bhūridatta(5), Bàlamôn Sālindiya trong
Bổn sự Sālikedāra, cũng được gọi là Kosiyagotta(6) …
Tên Kosiya được Đức Phật(7), Đức Mụckiềnliên(8), Đức Mahā Kassapa(9), nhạc sĩ Guttila(10) dùng để gọi vua Trời Đế Thích.
5- Trưởng lão Kaṇhadinna.
Trong thời Đức Phật tại tiền, Ngài sinh trong một gia tộc Bàlamôn ở thành Vương xá. Khi đến tuổi trưởng thành, Ngài được cha gửi đến thành Takkasilā để học nghiệp nghệ Bàlamôn của gia tộc.
Trên đường du học, Ngài gặp được Đức Xálợiphất đang du hành, nghe được pháp thoại từ Đức Xálợiphất, Ngài khởi niềm tin, xuất gia trong Tăng đoàn, rồi tinh cần hành pháp chứng Thánh quả Alahán.
Ngài tun bố lên chánh trí của mình qua hai kệ ngơn. 179- Upāsitā sappurisā;
Sutā dhammā abhiṇhaso. Sutvāna paṭipajjissaṃ; Añjasaṃ amatogadhaṃ. “Thân cận bậc Thánh hiền;
Được nghe giảng dạy pháp. Sau khi nghe, ta thực hành; Đi trên đường bất tử”.
180- Bhavarāgahatassa me sato; Bhavarāgo puna me na vijjati. Na cāhu na ca me bhavissati; Na ca me etarahi vijjatī’ti.
“Diệt tham hữu nơi ấy, ta chú ý; Ta khơng tìm tham dục sinh trở lại. Ta khơng có thời sinh khởi;
Và ta cũng khơng tìm điều này”(11).
Tiền sự.
Trong một tiền kiếp, Ngài có cúng dường đến Đức Phật Sobhita những cánh hoa punnāga (nguyệt quế)(12).
Trong bản Sớ giải “Kệ ngôn Trưởng lão Tăng”, xác định Ngài là con của Trưởng
lão Bhāradvāja(13), nhưng cũng có thể Ngài là Trưởng lão Giripunnāgiya trong tập Ký
sự (Apadāna)(14).
*Trưởng lão Bhāradvāja.
(1)- Dial.ii, 296f; xem thêm Dvy. 632; Mtu.iii, 200, 202,,315,403.
(2)- Xem JA. Mahā Ummagajātaka (chuyện số 546).
(3)- AA.i, 99; ThigA. 68; SA.ii, 144.
(4)-ThagA.i, 452.
(5)- JA. Bhūridattajātaka (chuyện số 543).
(6)- JA. Sālikedārajātaka (chuyện số 484).
(7)- D.ii, 270.
(8)- M.i, 252.
(9)- Ud. iii. 7; UdA. 200; DhA. 200; DhpA. i. 429.
(10)- JA. ii. 252.
(11)- Thag. Chương hai kệ. Kệ ngôn Trưởng lão Kaṇhadinna (Kaṇhadinnattheragāthā).
(12)- ThagA.i, 304.
(13)- ThagA.i, 303.
Ngài là một Bàlamôn thuộc tộc họ Bhāradvāja ở thành Vương Xá, là thân phụ của Trưởng lão Kaṇhadinna.
Bàlamôn Bhāradvāja đến rừng Trúc, được nghe pháp từ Đức Thế Tôn, Ngài xin được xuất gia trong Tăng đoàn và trở thành vị Thánh Alahán.
Khi Trưởng lão Kaṇhadinna trở về thành Vương xá đảnh lễ Đức Thế Tôn, gặp được thân phụ nay là vị Tỳkhưu đang ngồi cạnh Đức Thế Tôn.
Trương lão Kaṇhadinna rất hoan hỷ, biết được phụ thân chứng đạt được Thánh quả Alahán, Trưởng lão Kaṇhadinna muốn Trưởng lão Bhāradvāja rống lên tiếng rống sư tử, nên hỏi rằng:
- Thưa Ngài, Ngài đã thành đạt cứu cánh phạm hạnh chưa? Và Trưởng lão Bhāradvāja rống lên tiếng rống sư tử rằng: 177- Nadanti evaṃ sappaññā;
Sīhāva giri gabbhare. Vīra vijitasaṅgāmā; Jetvā māraṃ savāhaniṃ.
“Thật vậy, sự khôn ngoan thét gầm; Như sư tử trong hang.
Bậc anh hùng chiến thắng trận địa, Đã thắng ác ma cùng binh ma”.
178- Satthā ca pariciṇṇo me; Dhammo saṅgho ca pūjito. Ahañca vitto sumano; Puttaṃ disvā anāsavan’ti.
“Ta hầu hạ Bậc Đạo sư;
Cung kỉnh Giáo pháp cùng Tăng chúng. Ý hân hoan vui thích,
Đã thấy con vô nhiễm”(1).
Tiền sự.
Vào 31 kiếp trái đất trước, tiền thân của Ngài Bhāradvāja có cúng dường đến Đức Phật Độc giác Sumana trái vallikāra (trái của một loại dây leo)(2). Ngài có thể là Trưởng lão Vallikāraphaladāyaka được nói trong tập Ký sự (Apadāna)(3), nhưng kệ ngôn của Ngài lại gán cho Trưởng lão Bhalliya trong tập “Kệ ngôn Trưởng lão Tăng”(4).
6- Trưởng lão Saṅkicca.
Trong thời Đức Phật còn tại tiền, Ngài sinh vào một gia tộc Bàlamôn danh tiếng trong thành Xávệ (Sāvatthi).
Khi gần ngày sinh, mẹ Ngài phát sinh cơn bịnh nặng đột xuất rồi mệnh chung trong chốc lát.
Khi thiêu xác bà, tất cả đều cháy hết ngoại trừ vùng bụng, những người hành nghề hoả táng mang khối thịt ấy xuống, dùng cây nhọn đâm thủng vài chỗ nơi khối thịt, rồi đấp củi lên trên thiêu nốt phần cịn lại, sau đó họ bỏ ra về.
Lửa đỏ thiêu rụi thịt vùg bụng, phơi bày ra một hài tử nằm yên trên đống than đỏ, như đang nằm trong đóa sen hồng.
Thật vậy, với “người kiếp chót”, nếu chưa chứng Thánh quả Alahán thì khơng chết được, cho dù có ném từ đỉnh núi Sineru (Tudi) rơi xuống đại hãi, cũng không chết được.