Hàng tại gia có hai loại: Là nam nữ cận sự trong Giáo pháp này; là người ngoài giáo pháp này.
Với nam nữ cận sự.
Các cận sự rất ái mộ và cung kỉnh Đức Xálợiphất, ngược lại Đức Xálợiphất thường thuyết giảng pháp để sách tấn, khích lệ đến các nam nữ cư sĩ.
Rất nhiều các nam nữ cận sự nghe pháp thoại từ Đức Xálợiphất, chứng đạt Thánh quả, hoặc xin xuất gia vào Tăng đồn rồi trở thành bậc Alahán (như ở trên có dẫn giải).
Sau đây xin nêu lên một số nam nữ cận sự khác để minh họa cho sự nghiệp “hoằng pháp độ sinh” của Đức Xálợiphất.
* Trưởng giả Cấp cô độc.
Khi Đức Xálợiphất trú ngụ tại Đại tự Kỳviên gần thành Xávệ (Sāvatthi). Bấy giờ Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp cơ độc) lâm trọng bệnh, ơng nói với một người rằng:
- Này bạn, hãy đi đến Trưởng lão Xálợiphất, sau khi đi đến hãy nhân danh tôi đảnh lễ dưới chân Trưởng lão Xálợiphất rằng: “Kính bạch Tơn giả Xálợiphất, gia chủ Anāthapiṇḍika, bị bệnh, đau đớn, lâm trọng bệnh, cúi đầu đảnh lễ dưới chân tôn giả. Lành thay, nếu tôn giả Xálợiphất đến trú xứ của gia chủ Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc).
Đức Xálợiphất, Đức Ānanda cùng với chư Tỳkhưu tùy tùng đi đến tư gia của gia chủ Anāthapiṇḍika. Đức Xálợiphất hỏi Trưởng giả Cấp cô độc (Anāthapiṇḍika) rằng:
- Này gia chủ, gia chủ có kham nhẫn nổi khơng? Có chịu đựng nổi khơng? Có phải khổ thọ đang giảm thiểu khơng tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, khơng có dấu hiệu tăng trưởng?
- Thưa Tơn giả, con không thể kham nhẫn, con không thể chịu đựng. Kịch khổ là cảm thọ nơi con; chúng tăng trưởng khơng có dấu hiệu giảm thiểu.
Đức Xálợiphất giảng rằng:
*Này gia chủ, với kẻ vơ văn phàm phu khơng có tâm tịnh tín với Đức Phật, sau khi thân hoại mệnh chung, bị sinh vào khổ cảnh. Trái lại, gia chủ có lịng tịnh tín nơi Đức Phật, sau khi mệnh chung được sinh về nhàn cảnh. Này gia chủ, nếu người cảm
thấy có tâm tịnh tín bất động với ân đức Phật thì khổ thọ sẽ giảm thiểu, lập tức
cảm thọ của người được an tịnh.
*Này gia chủ, với kẻ vơ văn phàm phu khơng có tâm tịnh tín với Đức Pháp, sau khi thân hoại mệnh chung, bị sinh vào khổ cảnh. Trái lại, gia chủ có lịng tịnh tín nơi Đức Pháp, sau khi mệnh chung được sinh về nhàn cảnh. Này gia chủ, nếu người cảm
thấy có tâm tịnh tín bất động với ân đức Pháp thì khổ thọ sẽ giảm thiểu, lập tức
cảm thọ của người được an tịnh.
*Này gia chủ, với kẻ vơ văn phàm phu khơng có tâm tịnh tín với Đức Tăng, sau
khi thân hoại mệnh chung, bị sinh vào khổ cảnh. Trái lại, gia chủ có lịng tịnh tín nơi Đức Tăng, sau khi mệnh chung được sinh về nhàn cảnh. Này gia chủ, nếu người cảm
thấy có tâm tịnh tín bất động với ân đức Tăng thì khổ thọ sẽ giảm thiểu, lập tức
cảm thọ của người được an tịnh.
*Này gia chủ, với kẻ vô văn phàm phu thành tựu ác giới, sau khi thân hoại mệnh chung, bị sinh vào khổ cảnh. Trái lại, gia chủ là người có giới được các bậc Thánh ái kính … đưa đến thiền định, sau khi mệnh chung được sinh về nhàn cảnh. Này gia
chủ, nếu người cảm thấy thành tựu được giới mà các bậc Thánh ái kính … dẫn đến
thiền định thì khổ thọ sẽ giảm thiểu, lập tức cảm thọ của người được an tịnh.
Nghe xong thời pháp này, Trưởng giả Anāthapiṇḍika phát sinh hoan hỷ, dứt khỏi bịnh.
Gia chủ Anāthapiṇḍika cúng dường vật thực đến chư Tăng(1).
Lần cuối, khi Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc) lâm trọng bịnh, Trưởng giả sai người hầu đến nhân danh trưởng giả đảnh lễ Đức Phật, rồi thỉnh cầu Đức Xálợiphất đến tư gia của ông.
Hai vị Thượng thủ thinh văn cùng các Tỳkhưu tùy tùng đến tư gia của Trưởng giả Cấp cô độc, Đức Xálợiphất thuyết lên kinh Giáo giới Cấp cô độc (Anāthapiṇḍikovādasutta), nội dung là “không nắm giữ các pháp”.
Nghe xong kinh này, Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc) rơi nước mắt, Đức Xálợiphất hỏi “vì sao rơi nước mắt?”. Trưởng giả Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc) cho biết là “chưa từng được nghe pháp môn vi diệu như thế này”.
Đức Xálợiphất cho biết: “Những pháp môn này không được thuyết cho hàng cư sĩ, chỉ thuyết cho các Tỳkhưu”.
Trưởng giả Anāthapiṇḍika thỉnh cầu Đức Xálợiphất hãy thuyết những pháp môn như thế đến hàng tại gia cận sự, vì có người ít “bụi vương” có thể hiểu được pháp, nếu khơng được nghe pháp vi diệu, họ sẽ rơi rụng.
Sau khi hai vị Thượng thủ ra về, Trưởng giả Anāthapiṇḍika mệnh chung, tái sinh về cõi Tusita (Đẩusuất).
Khi đêm gần tàn, Thiên tử Anāthapiṇḍika với dung sắc chói sáng đến đảnh lễ Đức Phật ở Đại tự Kỳviên(2).
Thuận theo lời thỉnh cầu của Trưởng giả Anāthapiṇḍika, Đức Phật cho phép các Tỳkhưu thuyết giảng pháp vi diệu đến hàng tại gia cư sĩ.
* Gia chủ Nakulapitā.
Sau khi nghe Đức Phật giảng pháp vắn tắt để ông thực hành lúc tuổi già, Đức Phật dạy ông “tu tập tâm”.
Gia chủ Nakulapitā đến viếng Đức Xálợiphất, thỉnh Đức Xálợiphất giải thích điều Đức Phật dạy.
Đức Xálợiphất giải thích cặn kẻ “tu tập tâm” là “không nắm giữ đối với các uẩn”(3).
* Gia chủ Citta. Được nghe pháp của Đức Xálợiphất, chứng Thánh quả Nhất lai.
Ngồi ra cịn rất nhiều các cận sự khác.
Với các gia chủ ngồi Phật giáo.
Đức Xálợiphất có thói quen là “thuyết pháp cho bất kỳ ai đến viếng thăm Ngài, kể cả thợ săn hay ngư phủ”.
Tuy họ chú ý lắng nghe, chỉ vì kỉnh trọng Đức Xálợiphất, nhưng không thực hành theo lời dạy.
(1)- S.v, 380. Kinh Ác giới hay Cấp cô độc (Dussīlya vā anāthapiṇḍikasuttaṃ).
(2)- M.iii, kinh số 143.
Các Tỳkhưu trình lên Đức Thế Tơn về việc này, Đức Thế Tơn dạy : “Đây là thói quen của Xálợiphất trong quá khứ”, theo sự thỉnh cầu của các Tỳkhưu, Đức Thế Tôn thuyết lên Bổn sự Kāraṇḍiya.
*Bổn sự Kāraṇḍiya(1).
Thuở xưa khi vua Brahmadatta cai tri vương quốc Kāsi, ở trong thành Balanại. Bồtát sinh vào gia đình Bàlamơn, có tên là Kāraṇḍiya.
Khi trưởng thành Ngài theo học một danh sư ở thành Takkasilā, và là đệ tử trưởng của vị danh sư này.
Vị danh sư có thói quen giảng đạo lý đến bất kỳ ai đến viếng thăm mình, cho dù đó là kẻ săn bắn, người đánh cá hay người trồng trọt …
Vì tơn trọng vị danh sư nên họ chú ý nghe, nhưng sau đó vẫn trở về với nếp sinh hoạt cũ.
Một hơm có nhóm Bàlamơn mời vị danh sư đến tham dự “lễ dâng bánh” cho các Bàlamôn. Vị danh sư cử đệ tử trưởng của mình là Kāraṇḍiya dẫn các sư đệ của mình đến tham dự “lễ dâng bánh”.
Trên đường về, đi ngang qua rừng, Kāraṇḍiya thấy một hố sâu, Ngài chợt có ý nghĩ:
-“Thầy ta thường giảng đạo lý cho những người họ không yêu cầu. Ta hãy cảnh tỉnh thầy ta vậy”.
Trong khi những người khác ngồi nghỉ, Bồtát khuân đá ném vào hố sâu, những người khác thấy vậy nói:
- Thưa đại huynh Kāraṇḍiya, anh định làm gì thế?
Bồtát im lặng, nhưng vẫn khuân đá lấp hố sâu, hố sâu vẫn cứ sâu. Sau đó họ cùng nhau trở về, các môn đệ thưa với vị danh sư về việc làm kỳ hoặc của Bồtát. Vị danh sư hỏi Bồtát rằng:
- Vì sao một mình con ở trong rừng khuân đá lấp hố?
- Thưa thầy, con muốn lấp bằng phẳng hố sâu này, san bằng các gò, đồi, núi cho bằng phẳng như nhau.
- Này con Kāraṇḍiya, một phàm nhân khơng thể làm điều đó được đâu. Con hãy từ bỏ ý nghĩ ấy đi.
- Thưa thầy, nếu phàm nhân khơng thể san bằng gị, đồi, núi hay lấp cho bằng phẳng các hố sâu. Cũng vậy, mọi người đến viếng thầy, họ không yêu cầu mà thầy cứ giảng pháp, thầy muốn tất cả mọi người thực hành theo, điều này không thể thực hiện được.
Nghe vậy, vị danh sư hiểu ra rằng: “Người đệ tử này nhắc nhở ta chớ có giảng đạo
pháp đến người không yêu cầu”, nên tán thán Bồtát (2).
1’- Trưởng lão Mahāgavaccha.
Ngài là con của Bàlamôn Samiddhi ở làng Nāḷaka trong xứ Makiệtđà.
Khi cịn tại gia, Bàlamơn Mahāgavaccha rất khâm phục Đức Xálợiphất. Nghe Đức Xálợiphất xuất gia trong Giáo pháp của Đức Phật, Bàlamôn Mahāgavaccha suy nghĩ: “Một người rất sáng suốt như Xálợiphất, lại quy ngưỡng dưới sự chỉ dạy của Samôn Gotama. Như vậy Samôn Gotama không phải là tầm thường, đồng thời giáo pháp này có điều rất vi diệu”.
Balamôn Mahāgavaccha đi đến rừng Trúc (Veḷuvana) xin được xuất gia trong Giáo pháp này.
Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực thực hành pháp samôn, chẳng bao lâu chứng Thánh quả Alahán.
Trưởng lão Mahāgavaccha nói lên kệ ngơn để sách tấn, khích lệ các bậc đồng phạm hạnh nỗ lực tu tập.
(1)- Bản Miến Điện (Be) viết là Koraṇdiya.