Đức Thế Tôn khi trú ngụ ở trên bờ hồ Gaggarā, vào một buổi hừng sáng, Ngài đưa Phật trí quán xét thế gian, thấy được duyên lành của con ếch (maṇḍuka).
Vào ngày hôm ấy, sau khi Đức Thế Tôn đi khất thực trong thành Campā, thọ thực xong rồi Ngài trở về trú ngụ trong Hương thất, an trú tâm trong quả định.
Vào buổi tối, khi hàng Tứ chúng tề tự đến Giảng đường cạnh bờ hồ Gaggarā, Đức Thế Tôn từ Hương thất, đến Giảng đường ngồi vào nơi được soạn sẵn.
Đức Thế Tôn thuyết lên Pháp thoại với Phạm âm đủ 8 chi phần. Phật âm hấp dẫn một con ếch sống dưới hồ Gaggarā, con ếch từ hồ sen nhảy lên bờ hồ vì bị hấp lực của âm thanh vi diệu ấy.
Con ếch chợt nhận ra “đây là Pháp được Đức Thế Tôn giảng thuyết”, nên nhảy đến để nghe pháp.
Một người chăn bò đang tựa người vào chiếc gậy, y cũng bị hấp lực từ âm thanh vi diệu ấy, nên chống gậy lần đến để nghe pháp. Chiếc gậy đã chống vào con ếch và con ếch mạng chung, tái sinh về cõi “Ba mươi ba” (Tāvatiṃsa) trong một thiên cung bằng vàng cao, rộng 12 do tuần, có đồn tiên nữ tuỳ tùng.
(1)- MA. ii. 565. (2)- Vin. i. 312; S. i. 195; A. iv. 59, 168; v. 151, 189. (3)- A.iv, 59; S. i. 195. (4)- D. i. 111. (5)- JA. vi. 539
(6)- Mbh. xii. 5, 6, 7; Matayapurāṇa 48, 97, … ; Law. A.G.I. 6, n.2
(7)- C.A.G.I. 5.
(8)- Beal: Records of the Western Word, II. 187 f.
(9)- p. 65.
Thiên tử “Ếch” (Maṇḍukadevaputta) như người ngủ say chợt tỉnh mộng, đưa trí quán xét nhớ được nghiệp lành là “nhờ nghe của Đức Thế Tôn, nên được tái sinh về cõi này”.
Thiên tử “Ếch” lập tức cùng đoàn tiên nữ tùy tùng xuống nhân giới, đảnh lễ Đức Thế Tôn, nghe Đức Thế Tôn giảng pháp thoại, Thiên tử “Ếch” chứng Thánh quả Dự Lưu(1).
5’-Du sĩ Pasūra. (Xem tập 4).
6’- Các nữ du sĩ Paṭācārā, Avavādakā, Lolā và Saccā.
Một nữ du sĩ Nigaṇṭhā có tài biện thuyết trơi chảy 500 đề tài, nữ du sĩ này đi đến kinh thành Vesāli để tìm người luận chiến.
Nơi đây nàng gặp một nam du sĩ Nigaṇṭha, ơng cũng có tài biện thuyết trơi chảy 500 đề tài; cả hai bất phân thắng bại trong cuộc luận chiến.
Để lưu giữ lại 1.000 câu hỏi của hai người, dân thành Vesāli đã dàn xếp cho hai người lấy nhau. Ông bà sinh ra được 4 cô gái là: Saccā, Lolā Paṭācārā và Avavādakā; một trai là Saccaka.
Khi cha mẹ mất, cả năm người đều trở thành những du sĩ danh tiếng, mỗi người có 1.000 đề tài học từ cha mẹ.
Bốn nữ du sĩ: Saccā, Lolā, Paṭācārā và Avavādakā, được cha mẹ dặn rằng: “Tranh luận thua người nam nào, nếu là người tại gia, hãy nhận người ấy là chồng; nếu là bậc xuất gia hãy tôn người ấy là thầy”.
Trước khi vào kinh thành nào, các nữ du sĩ đều cắm trước cổng thành “một nhánh đào đỏ” để thách thức những ai muốn luận chiến với một trong bốn nàng. Ai muốn luận chiến sẽ nhỗ nhánh đào ném bỏ, thế là khởi lên cuộc luận chiến.
Một lần nọ, bốn nữ du sĩ này đến thành Xávệ (Sāvatthi), “nhánh đào đỏ” được cắm trước cổng thành.
Đức Xálợiphất đi vào thành Xávệ để khất thực, thấy “nhánh đào đỏ”, hỏi cư dân nơi đó rằng:
- Nhánh đào đỏ cắm nơi đây có ý nghĩa gì?
Cư dân cho biết: “Đó là dấu hiệu thách luận chiến của bốn nữ du sĩ”. Đức Xálợiphất bảo các đứa bé nhỗ cành đào lên ném bỏ, dặn rằng:
- Khi các nữ du sĩ đến hỏi, hãy bảo: “Sau khi thọ thực xong, vào buổi chiều, hãy đến “ngôi nhà nóc nhọn” ở Đại tự Kỳviên để luận pháp cùng samôn Sāriputta (Xálợiphất)”.
Biết Ngài Xálợiphất nhận lời “thách đấu”, bốn nữ du sĩ cho truyền rao khắp kinh thành rằng: “Chiều hơm nay sẽ có cuộc luận chiến giữa bốn nữ du sĩ danh tiếng Nigaṇṭhā với Sāriputta. Hãy đến “ngơi nhà nóc nhọn” ở Đại tự Kỳviên để chứng kiến cuộc luận chiến này”.
Chiều hôm ấy, cư dân thành Xávệ cùng với bốn nữ du sĩ đi đến Đại tự Kỳviên, trong nhóm thính chúng có hai phe:
* Các cận sự thành Xávệ nói rằng: “Chúng ta sẽ chứng kiến Ngài Xálợiphất chiến thắng các nữ du sĩ này”.
* Chúng ngoại giáo nói rằng: “Chúng ta sẽ chứng kiến bốn nữ du sĩ danh tiếng này chiến thắng người đệ tử giỏi nhất của Samôn Gotama”.
Bốn nữ du sĩ đã nêu ra 1.000 câu hỏi với mọi đề tài, và Đức Xálợiphất trả lời thông suốt. Ngài hỏi các nữ du sĩ rằng:
- Các người có cịn câu hỏi nào nữa không?
- Thưa Tôn giả, chúng tôi hết câu hỏi rồi. Vậy Tôn giả hãy hỏi chúng tôi đi, nếu biết chúng tôi sẽ trả lời.
- Này các nữ du sĩ, Pháp nào có “một” khơng có hai?. Cả bốn nữ du sĩ im lặng, Đức Xálợiphất giải đáp rằng:
- Này các nữ du sĩ: Pháp có một khơng hai là “Tất cả chúng sinh tồn tại nhờ vật thực”.
Bốn nữ du sĩ thưa với Đức Xálợiphất rằng:
- Thưa Tôn giả, cha mẹ chúng tơi có dạy: “Khi biện luận thua người nam nào, nếu là tại gia hãy nhận người ấy làm chồng, nếu là bậc xuất gia, hãy tôn vị ấy là thầy”.
Hôm nay, chúng tôi bị bại, xin Ngài hãy là Tôn sư của chúng tôi.
Đức XálợiPhất đưa các nữ du sĩ đến xuất gia với bà Thánh nữ Uppalavaṇṇā (Liên Hoa sắc).
Cả bốn bà nỗ lực hành pháp, chẳng bao lâu chứng đạt Thánh quả Alahán. Và danh tiếng của Đức Xálợiphất chói rạng như mặt trời vào giữa trưa.
Một hôm. chư Tỳkhưu bàn luận cùng nhau tại Giảng pháp đường rằng:
- Này chư hiền, bốn nữ du sĩ được Tôn giả Xálợiphất an trú vào đời sống Phạm hạnh, thật tốt đẹp thay trí tuệ của Tơn giả Xálợiphất.
Đức Thế Tơn ngự đến Giảng pháp đường, ngồi vào nơi được soạn sẵn, dạy rằng: - Này các Tỳkhưu, chẳng phải hôm nay Xálợiphất tế độ bốn Tỳkhưu ni ấy. Thuở quá khứ, Xálợiphất cũng từng tế độ họ trở thành Hoàng hậu của vua xứ Assaka rồi.
Theo lời thỉnh cầu của các Tỳkhưu, Đức Thế Tôn thuật lại Bổn sự Cullakāliṅga (Tiểu vương Kāliṅga).