Quy hoạch không gian, công trình kiến trúc phù hợp điều kiện tự

Một phần của tài liệu Công trình kiến trúc xanh (Trang 42 - 44)

nước mặt và thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất… Nước thải sinh hoạt, sản xuất phải được xử lý tập trung đạt chỉ tiêu môi trường theo quy định trước khi thải vào môi trường. Lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý nước thải tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành, vệ sinh môi trường.

Tận dụng tối đa hệ thống ao hồ tự nhiên, ao hồ nhân tạo phù hợp, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái vừa tạo nguồn nước dự trữ phục vụ công tác vệ sinh môi trường, tưới cây… Tiết kiệm và giảm thất thoát nguồn nước sinh hoạt.

Bố trí quy hoạch khu tập kết rác thải hợp lý, an toàn, vệ sinh môi trường. Xây dựng các nhà máy tái chế - xử lý rác thải. Nhằm ứng dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, rác thải cần được tổ chức phân loại tại nguồn phát sinh thành 3 loại riêng biệt: Rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ có thể tái sử dụng như nhựa, thủy tinh, kim loại… và rác thải độc hại.

Ba loại rác thải trên được vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải và được xử lý theo quy trình hiện đại khép kín: Rác thải hữu cơ để chế biến phân bón hữu cơ, khí sinh học, rác thải vô cơ được sàng lọc để tái chế sử dụng, rác thải độc hại được thu gom chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.2.4. Quy hoạch không gian, công trình kiến trúc phù hợp điều kiệntự nhiên tự nhiên

Tận dụng tối đa nguồn đất phục vụ xây dựng công trình với mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất hợp lý, tránh xây dựng dàn trải lãng phí. Khuyến khích xây dựng công trình tập trung, mật độ cao nhằm tiết kiệm trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, quản lý, giao thông đi lại. Tăng cường các khu cây xanh tập trung, thảm thực vật tại những khu đất ít thuận lợi cho xây dựng. Tạo cảnh quan không gian kiến trúc xanh, sạch, đẹp với sự kết nối hài hòa các công trình

Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh

xây dựng và các khu công viên cây xanh, thảm thực vật, hoa cỏ, sông ngòi, ao hồ. Tôn trọng địa hình, cảnh quan hiện hữu, tránh san lấp làm biến dạng địa hình tự nhiên…

Do đặc điểm địa chất, khí hậu Việt Nam, việc định vị công trình đón gió hướng Đông, Đông – Nam rất thuận lợi cho việc thông thoáng làm mát công trình về mùa hè. Tránh tổ hợp công trình theo xu hướng khép kín sẽ trở cản trở việc đón gió thông thoáng. Các khối công trình lớn nên có sân trời có cổng đón gió hướng Nam, Đông – Nam.

Cấu trúc hình khối không gian nên theo hướng đóng – mở liên hoàn tạo sự lưu thông của không khí. Tránh việc hình thành hiệu ứng “Đảo nhiệt” là hiện tượng không khí một khu vực, một không gian đô thị bị nóng lên bất thường gây ra bởi nhiệt độ cao của mặt đường giao thông, vỉa hè, quảng trường, mặt ngoài công trình… dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, giao thông của con người.

Quy hoạch thảm cỏ, hồ nước, cây xanh bóng mát kết hợp với thông gió không gian môi trường đô thị là biện pháp hữu hiệu giảm thiểu hiệu ứng “Đảo nhiệt”.

TI LIỆU THAM KHẢO

- GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng, "THE BIG AND LONG TIME BENEFITS OF

GREEN BUILDING INVESTMENT AND TO PROPOSE SOLUTIONS FOR DEVELOPMENT", Tạp chí Môi trường.

- PGS. TS. Phạm Đức Nguyên, " Phát triển công trình xanh ở Việt Nam – Thực

trạng và đề xuất", Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.

- "Ưu đãi phát triển công trình xanh", Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày

26/10/2015.

Một phần của tài liệu Công trình kiến trúc xanh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)