Các đề xuất chủ yếu trong phát triển CTX

Một phần của tài liệu Công trình kiến trúc xanh (Trang 36)

4.1.1 Tiến hành tuyên truyền, giáo dục

Cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến và nâng cao nhận thức về CTX, đặc biệt là làm cho mọi người hiểu biết một cách chính xác thế nào là CTX, những lợi ích to lớn của CTX đem lại về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Huy động tất cả các tổ chức truyền thông của Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội khoa học kỹ thuật, nghề nghiệp có liên quan, bằng nhiều hình thức truyền thông khác nhau để nâng cao nhận thức của công chúng và khuyến khích mọi người tham gia thị trường bất động sản về phát triển CTX.

4.1.2. Ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đển phát triển CTX

Nhà nước cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản pháp luật, như là Chiến lược, Kế hoạch phát triển CTX, bộ Tiêu chí CTX và các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng CTX, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho phát triển CTX ở nước ta.

Theo Báo cáo Kinh tế Xanh của Liên Hợp Quốc (2011), các biện pháp bằng quy chuẩn, luật và kiểm soát có hiệu quả với ngành xây dựng.Hai rào cản lớn cho việc lựa chọn các công trình xanh là chi phí tiềm ẩn và thất bại thị trường.Các biện pháp bằng luật định có thể rất hiệu quả để giúp vượt qua những thách thức này. Điều này đặc biệt đúng tại các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Việt Nam hiện đã có rất nhiều luật và quy chuẩn về xây dựng.Ví dụ đã có quy chuẩn về sử dụng năng lượng hiệu quả, ô nhiễm, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.Các quy chuẩn này là những bước khởi đầu tốt. Việc xem xét, đánh giá mức độ tuân thủ thực hiện theo các quy chuẩn này sẽ giúp chính phủ củng cố được các quy chuẩn đồng thời xây dựng thêm các quy định mới nhằm thúc đẩy toàn ngành xây dựng phát triển theo hướng bền vững.

Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh

4.1.3 Hình thành hệ thống tổ chức đánh giá, xét chọn, công nhận và cấp chứng chỉ “Công trình xanh”

Bộ Xây dựng là cơ quan chỉ đạo và đầu mối, huy động các Hội KHKT và nghề nghiệp có liên quan thực hiện tư vấn chọn và cấp chứng chỉ “Công trình xanh” ở nước ta.

Xây dựng quy trình và thủ tục xét chọn, công nhận và xếp hạng các công trình đạt các tiêu chí “Công trình xanh” và hàng năm tổ chức xét chọn, công nhận và cấp chứng chỉ “Công trình xanh”.

Khuyến khích các tổ chức xã hội, tài chính đặt ra các giải thưởng có giá trị để biểu dương các chủ đầu tư, các nhà thiết kế và xây dựng vươn tới các giá trị cao nhất, tốt nhất về công nghệ thiết kế và xây dựng CTX.

4.1.4. Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích pháttriển CTX triển CTX

a) Khuyến khích, ưu đãi về vật chất:

Nhà đầu tư cũng như người mua CTX được ưu tiên vay vốn, vay vốn với lãi suất thấp; nhà đầu tư được giảm trừ một số loại thuế đối với CTX; cho phép xây dựng tăng thêm diện tích sàn nhà hoặc số tầng nhà đối với CTX.

Các ưu đãi về tài chính có thể ‘lôi kéo’ khu vực tư nhân đầu tư vào công trình xanh.Trên thế giới, ưu đãi giảm trừ thuế hoặc hoàn một phần thuế cho thấy tính hiệu quả. Ví dụ như tại Hoa Kỳ, tiểu bang Oregon áp dụng mức ưu đãi giảm trừ Thuế Năng lượng Doanh nghiệp là 35% trong 5 năm cho các nhà đầu tư.

Các ưu đãi tài chính có thể được kết hợp với việc tuân thủ các tiêu chuẩn tự nguyện như LOTUS. Ví dụ, nếu đạt đến một cấp độ nhất định của chứng nhận LOTUS, các dự án có thể được giảm thuế theo tỷ lệ lũy tiến. Bằng chứng cho thấy việc kết hợp các ưu đãi có thể đem lại nhiều hiệu quả hơn - một phương pháp tiếp cận toàn diện.

b) Khuyến khích phi vật chất:

Nhà nước xét chọn, công nhận và cấp chứng chỉ Bạc, Vàng, Kim cương và khen thưởng cho các chủ đầu tư CTX; trao giải thưởng thiết kế sáng tạo CTX; ưu tiên cấp phép đầu tư, rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng đối với CTX.

Các ví dụ bao gồm thưởng cho phép xây dựng tăng thêm diện tích sàn hoặc số tầng cho các công trình - nghĩa là các nhà đầu tư có thể được phép xây dựng thêm nhiều diện tích hoặc tăng diện tích sàn nếu các công trình mà các nhà đầu tư xây dựng là các công trình xanh.Các ưu đãi này hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Hồng Kông và Singapore.

Một ví dụ khác là rút ngắn thời gian xử lý các hồ sơ xin lập kế hoạch.Sự hợp lý hóa quy trình và thời gian cần thiết để một dự án tiến triển từ giai đoạn thiết kế tới giai đoạn xây dựng có thể giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí.Trong một cuộc khảo sát được tiến hành mới đây tại Hoa Kỳ, các cơ chế ưu đãi phi tài chính nêu trên đã được đánh giá rất cao.

4.1.5. Tiến hành tổng điều tra và đánh giá thực trạng sử dụng nănglượng, cấp nước và các tài nguyên khác trong công trình xây dựng ở nước lượng, cấp nước và các tài nguyên khác trong công trình xây dựng ở nước ta

Nhằm xác định các chỉ tiêu tiêu thụ năng lượng, tài nguyên hợp lý và để đánh giá đúng nguyên nhân sử dụng kém hiệu quả năng lượng, nước và tài nguyên khác trong công trình, tìm ra các cơ hội và tiềm năng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguồn nước và tài nguyên khác, xác định tiềm năng giảm thiểu phát thải khí nhà kính từ hoạt động của các công trình xây dựng.

4.1.6. Thiết kế và xây dựng thí điểm mô hình mẫu công trình xanh

Nước ta cần thực hiện một dự án thiết kế và xây dựng thí điểm mô hình mẫu CTX với sự tuân thủ triệt để các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia và các tiêu chí về CTX, nâng tầm đạt được mức độ hiệu quả năng lượng cao nhất, như là công trình zêrô năng lượng ở Singapore – hình 25 (công trình zêrô năng lượng là công trình tự sản sinh ra năng lượng cân bằng với lượng tiêu thụ năng

lượng của công trình), có hiệu quả sử dụng nước và vật liệu thân thiện môi trường, đạt chất lượng môi trường trong nhà cao hơn, tạo ra hình ảnh mẫu mực thực tế, tạo ra ví dụ tốt nhất để nhân rộng, thúc đẩy phát triển CTX ở nước ta.

Hình 25: Tòa nhà zero năng lượng ở Singapore

Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh

4.1.7. Huy động các tổ chức CT-XH, các hội KHKT tham gia pháttriển CTX triển CTX

Nhà nước cần đổi mới cơ chế huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội và các hội khoa học kỹ thuật, hội nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc và môi trường, như là các hội: hội Kiến trúc Sư, hội Môi trường Xây dựng, hội Môi trường Đô thị và Công nghiệp, hội Vật liệu Xây dựng, hội Chiếu sáng, hội Nhiệt Lạnh, v.v… tham gia phát triển CTX, tham gia tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về CTX, tham gia nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, tái chế chất thải, sản xuất vật liệu thân thiện với môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống trong công trình, phát triển CTX ở nước ta.

4.1.8 Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong phát triển công trìnhxanh xanh

Tăng cường hợp tác với tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trong phát triển CTX ở nước ta, đặc biệt là tăng cường hợp tác với Hội đồng Công trình Xanh Thế giới và các Hội đồng Công trình Xanh của các nước châu Á

4.1.9 Giáo dục ý thức trách nhiệm cộng đồng, nâng cao dân trí xãhội trong đầu tư xây dựng, vận hành đô thị xanh, hướng tới mục tiêu phát hội trong đầu tư xây dựng, vận hành đô thị xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Xây dựng kế hoạch và các chương trình giáo dục ý thức trách nhiệm chung của cả cộng đồng, nâng cao dân trí xã hội trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, xây dựng và bảo vệ các không gian xanh; đồng thời hưởng thụ các lợi ích do đô thị xanh, không gian và công trình xanh đem lại.

Cần có định hướng giáo dục ý thức cộng đồng từ bậc giáo dục tiểu học cho đến trung học cơ sở, đại học. Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cộng đồng, dân trí xã hội về bảo vệ môi trường xanh, xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, các khóa học, các hình thức quảng cáo… sẽ góp phần đáng kể vào mục tiêu lớn của mọi quốc gia là xây dựng các đô thị phát triển bền vững vì lợi ích trước mắt và lâu dài của nhân loại.

4.2 Về quy hoạch xây dựng

4.2.1. Quy hoạch hệ thống không gian xanh liên hoàn

Quy hoạch đô thị phải tạo ra các không gian xanh, không gian mặt nước gắn bó hài hòa hữu cơ giữa môi trường đô thị với thiên nhiên, vừa tạo không khí, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp.

Các không gian xanh cần có sự liên hệ mật thiết với nhau theo hệ thống liên tục không đứt đoạn như:

+ Kết nối không gian xanh tại các công trình kiến trúc riêng lẻ với không gian xanh tập trung của mỗi khu vực, không gian xanh mỗi khu chức

thảm cỏ trên các tuyến đường giao thông cơ giới, giao thông dành cho xe đạp và người đi bộ.

+ Hệ thống không gian xanh gắn kết với hồ nước, sông suối trong khu vực tạo thành thể hữu cơ phong thủy hữu tình. Tỷ lệ đất dành cho không gian xanh cần đạt ở mức từ 25-40% tổng diện tích đất tùy từng khu vực bao gồm cả cây xanh tập trung, cây xanh trong các khu nhà riêng biệt, cây trồng 2 bên vỉa hè, thảm cỏ…

Hình 26: Kết nối không gian xanh tại các công trình kiến trúc Không gian xanh gắn kết và hòa quyện với công trình kiến trúc để tạo lập các không gian phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, nghiên cứu, cách ly và nhiều hoạt động khác của người dân đô thị. Việc thiết kế các không gian xanh, mặt nước cần đảm bảo đầy đủ các giá trị về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật, công năng sử dụng cho vui chơi giải trí, học tập đồng thời tạo ra môi trường sống tươi mát, trong lành, giàu ô xy.

Việc chăm sóc các khu công viên cây xanh cần áp dụng hệ thống tưới tiêu tự động, giảm sức người. Sử dụng nguồn nước mưa, nước thải sinh hoạt đã qua xử lý để phục vụ tưới cây, rửa đường…

4.2.2. Quy hoạch hệ thống giao thông xanh

Trên các tuyến đường giao thông, tăng cường hệ thống cây xanh bóng mát hai bên đường, kết hợp với thảm thực vật xanh trung gian kết nối giữa đường giao thông và các công trình xây dựng. Sử dụng các công cụ giao thông tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng sạch như xăng sinh học, ga sinh học, các loại ô tô vận tải công cộng chạy điện. Cần quy hoạch đường dành riêng cho người đi bộ và các phương tiện không gây ô nhiễm môi trường như xe đạp, xe đạp điện…

Quy hoạch hệ thống đường giao thông đảm bảo tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí đi lại giữa các khu vực chức năng khác nhau trong đô thị. Đảm bảo phạm vi bán kính giao thông phù hợp để mọi việc đi lại trong đô thị có thể giải

Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh

quyết bằng đi bộ hoặc xe đạp, phương tiện giao thông công cộng và hạn chế tối đa di chuyển bằng xe máy, ô tô cá nhân.

Hình 27: Quy hoạch hệ thống giao thông xanh

Sử dụng công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến khác trong việc xây dựng hệ thống giao thông thông minh, cụ thể trong việc điều hành quản lý giao thông, cung cấp thông tin giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông xây dựng hệ thống cầu vượt đảm bảo an toàn. Xây dựng hệ thống các trạm kiểm tra nguồn thải của xe và trạm bảo dưỡng sửa chữa xe, rửa xe…

Hình 29: Hệ thông bảo dưỡng sửa chữa, rửa xe thông minh

4.2.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, rác thải thông minh

Tận dụng tối đa điều kiện địa hình tự nhiên trong việc quy hoạch thoát nước mặt và thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất… Nước thải sinh hoạt, sản xuất phải được xử lý tập trung đạt chỉ tiêu môi trường theo quy định trước khi thải vào môi trường. Lựa chọn giải pháp công nghệ xử lý nước thải tiết kiệm năng lượng, chi phí vận hành, vệ sinh môi trường.

Tận dụng tối đa hệ thống ao hồ tự nhiên, ao hồ nhân tạo phù hợp, vừa tạo cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái vừa tạo nguồn nước dự trữ phục vụ công tác vệ sinh môi trường, tưới cây… Tiết kiệm và giảm thất thoát nguồn nước sinh hoạt.

Bố trí quy hoạch khu tập kết rác thải hợp lý, an toàn, vệ sinh môi trường. Xây dựng các nhà máy tái chế - xử lý rác thải. Nhằm ứng dụng công nghệ xử lý rác thải tiên tiến, rác thải cần được tổ chức phân loại tại nguồn phát sinh thành 3 loại riêng biệt: Rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ có thể tái sử dụng như nhựa, thủy tinh, kim loại… và rác thải độc hại.

Ba loại rác thải trên được vận chuyển đến nhà máy xử lý rác thải và được xử lý theo quy trình hiện đại khép kín: Rác thải hữu cơ để chế biến phân bón hữu cơ, khí sinh học, rác thải vô cơ được sàng lọc để tái chế sử dụng, rác thải độc hại được thu gom chôn lấp đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.2.4. Quy hoạch không gian, công trình kiến trúc phù hợp điều kiệntự nhiên tự nhiên

Tận dụng tối đa nguồn đất phục vụ xây dựng công trình với mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất hợp lý, tránh xây dựng dàn trải lãng phí. Khuyến khích xây dựng công trình tập trung, mật độ cao nhằm tiết kiệm trong đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, quản lý, giao thông đi lại. Tăng cường các khu cây xanh tập trung, thảm thực vật tại những khu đất ít thuận lợi cho xây dựng. Tạo cảnh quan không gian kiến trúc xanh, sạch, đẹp với sự kết nối hài hòa các công trình

Tiểu luận: QLMT - Công trình kiến trúc xanh

xây dựng và các khu công viên cây xanh, thảm thực vật, hoa cỏ, sông ngòi, ao hồ. Tôn trọng địa hình, cảnh quan hiện hữu, tránh san lấp làm biến dạng địa hình tự nhiên…

Do đặc điểm địa chất, khí hậu Việt Nam, việc định vị công trình đón gió hướng Đông, Đông – Nam rất thuận lợi cho việc thông thoáng làm mát công trình về mùa hè. Tránh tổ hợp công trình theo xu hướng khép kín sẽ trở cản trở việc đón gió thông thoáng. Các khối công trình lớn nên có sân trời có cổng đón gió hướng Nam, Đông – Nam.

Cấu trúc hình khối không gian nên theo hướng đóng – mở liên hoàn tạo sự lưu thông của không khí. Tránh việc hình thành hiệu ứng “Đảo nhiệt” là hiện tượng không khí một khu vực, một không gian đô thị bị nóng lên bất thường gây ra bởi nhiệt độ cao của mặt đường giao thông, vỉa hè, quảng trường, mặt ngoài công trình… dưới tác động của ánh nắng mặt trời cùng các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, giao thông của con người.

Quy hoạch thảm cỏ, hồ nước, cây xanh bóng mát kết hợp với thông gió không gian môi trường đô thị là biện pháp hữu hiệu giảm thiểu hiệu ứng “Đảo nhiệt”.

TI LIỆU THAM KHẢO

- GS. TSKH Phạm Ngọc Đăng, "THE BIG AND LONG TIME BENEFITS OF

Một phần của tài liệu Công trình kiến trúc xanh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)