Xuất báo cáo thực địa để đọc toàn nội dung báo cáo

Một phần của tài liệu Cam nang huong dan TOT (Trang 40)

2. Đọc và phân tích kết quả thực hành

2.4. Xuất báo cáo thực địa để đọc toàn nội dung báo cáo

Sau khi đã đọc xong ảnh thực địa với tọa độ và hướng chụp ảnh, người hướng dẫn cần đọc các thông tin thực địa mà học viên (người khảo sát) đã cung cấp. Thông tin thực địa gồm nhiều mục theo từng loại biến động ngoài thực địa, nhưng đã có công cụ tự động lọc các thông tin cần thiết theo từng hạng mục. Người hướng dẫn chỉ cần một số thao tác đơn giản được hướng dẫn như sau:

 Nhấp chuột để chọn công cụ Xuất báo cáo khảo sát, sau đó nhấp vào đối tượng cần đọc thông tin để thực hiện xuất báo cáo. Minh họa trong hình sau.

Hình 31. Cách thức xuất báo cáo khảo sát thực địa

 Nếu thực hiện đúng các thao tác, trong vòng dưới 1 phút, QGIS sẽ xuất hiện một thông báo xuất dữ liệu thành công, như ví dụ minh họa sau.

29

 Nếu người dùng chưa chọn đối tượng mà đã chọn công cụ và thực hiện thao tác xuất báo cáo, QGIS sẽ xuất hiện thông báo cảnh báo như sau.

Hình 33: Thông báo thao tác sai khi chưa chọn đối tượng cần báo cáo

 Trường hợp người dùng chưa thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ (tham khảo 1.2.2 Thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ.) cho khung làm việc QGIS mà đã thực hiện thao tác xuất báo cáo thực địa, QGIS sẽ xuất hiện thông báo cảnh báo như sau.

Hình 34: Thông báo thao tác sai khi chưa đổi Hệ tọa độ trước khi xuất báo cáo

Nếu xuất báo cáo thành công, người hướng dẫn có thể đọc thông báo xuất hiện và theo đó, tìm mở tập tin có phần mở rộng là *.pdf trên màn hình chính của máy tính. Căn cứ vào các thông tin và số liệu hiển thị trên Báo cáo khảo sát này, người hướng dẫn có thể phân tích về chất lượng, kỹ năng thực hành đối với mọi thao tác vận hành máy tính bảng khi đo đếm và báo cáo số liệu thực địa của học viên.

Thao tác Xuất báo cáo khảo sát được thực hiện giống nhau đối với cả số liệu báo cáo theo hình thức trực tuyến và số liệu báo cáo theo hình thức ngoại tuyến, đối với cả số liệu dạng vùng, dạng đường, dạng điểm.

Hình dưới đây minh họa một báo cáo khảo sát được xuất ra từ QGIS, sử dụng công cụ đọc số liệu thực địa do Dự án SNRM phát triển.

30

31 2.5. Phân tích kết quả thực hành

Một trong những nội dung quan trọng nhằm đảm bảo thành công trong tập huấn nâng cao năng lực là việc thực hành của các học viên khi không có mặt của người hướng dẫn, họ cần chủ động ôn luyện các kiến thức đã học vào thực tế. Và, người hướng dẫn có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả thực hành của các học viên, nhằm mục đích hiểu rõ trình độ năng lực của học viên đến mức độ nào, tốt và khá ở những điểm nào và những điểm nào chưa được tốt. Từ đó, người hướng dẫn có thể xây dựng chương trình nâng cao năng lực trong các lượt tiếp theo một cách phù hợp.

Sau khi đã đọc được ảnh thực địa, đã xem được hình dạng của lô khảo sát, và khi đã xuất được báo cáo khảo sát thực địa, người hướng dẫn có thể phân tích kết quả và thông tin mà học viên cung cấp về chuyến khảo sát. Các nội dung cần phân tích bao gồm:

2.5.1. Chuẩn bị trước khi khảo sát

Căn cứ vào kết quả khảo sát, người hướng dẫn có thể đánh giá được việc chuẩn bị trước khi khảo sát của học viên có tốt hay không. Ví dụ, khảo sát được toàn bộ diện tích tương đối lớn nhưng không bị hết pin chứng tỏ học viên đã sạc pin đầy đủ trước khi khảo sát. Hoặc, ảnh thực địa thu được có đầy đủ tọa độ, hướng chụp chứng tỏ học viên đã kiểm tra các tham số cài đặt trong ứng dụng Open Camera trước khi đi khảo sát, …

2.5.2. Tiếp cận điểm khảo sát

Phân tích việc tiếp cận điểm khảo sát thông qua kết quả khảo sát trên báo báo, ví dụ như điểm khảo sát có nằm trên đất lâm nghiệp hay không (trường hợp không nằm trên đất lâm nghiệp thì có chú thích gì bổ sung không). Có một số trường hợp, do học viên có tư tưởng thực hành cho biết nên khảo sát ở khu dân cư hoặc đồng ruộng chứ không phải là một thực hành trên đất lâm nghiệp. Hoặc, có một số trường hợp, các điểm khảo sát thực hành là do người hướng dẫn chỉ định, nên cần phải phân tích xem học viên có tiếp cận được đến điểm khảo sát theo yêu cầu hay không.

2.5.3. Các thao tác vận hành thiết bị

Đây là nội dung cần phân tích kỹ lưỡng trước khi tiến hành đánh giá kết quả thực hành của học viên. Dựa trên kết quả khảo sát, người hướng dẫn có thể biết được thao tác kỹ thuật vận hành thiết bị của học viên đã tốt hay chưa tốt. Ví dụ:

- Đường đi (dữ liệu track) của học viên không bám sát mép diện tích biến động, hoặc có hình zigzag khó hiểu, chứng tỏ học viên chưa có được tín hiệu GPS tốt, hoặc chưa chạm vào nút định vị trước khi thêm điểm;

32

- Ảnh thực địa bị ngược, chứng tỏ học viên thao tác chụp ảnh chưa tốt, đã dùng tay trái để chạm vào nút chụp ảnh; Ảnh thực địa bị mờ, chứng tỏ học viên bị rung tay tại thời điểm chụp ảnh;

- Lô khoanh vẽ của học viên có hình dạng mỏ nhọn hoặc bị chồng đè, chứng tỏ học viên chưa thực hiện tốt thao tác đóng khoanh vùng; - Tọa độ ảnh thực địa trùng hoặc gần trùng (khoảng cách không lớn hơn

5m từ tọa độ ảnh chụp (chấm tròn màu xanh trên màn hình QGIS) đến điểm tọa độ gần nhất (chấm tròn màu cam nhỏ hơn)) có nghĩa là người khảo sát thực hiện thao tác chụp ảnh thực địa tốt.

- …..

2.5.4. Khoanh vẽ diện tích biến động

Căn cứ vào hình thái, diện tích của lô khoanh vẽ đã báo cáo, người hướng dẫn có thể phân tích xem học viên đã thực hiện tốt nội dung kỹ thuật này hay chưa. Ví dụ:

- Hình dạng lô khảo sát có mỏ nhọn (đóng khoanh vùng tại thời điểm kết thúc khảo sát chưa tốt);

- Có nhiều khoảng cách giữa các điểm tọa độ quá dài (người khảo sát đã sử dụng chức năng kéo điểm) nhưng điểm tọa độ lại không nằm sát mép biến động (khoanh vẽ chưa tốt);

- Hình dạng zigzag khó hiểu, chồng đè (người khảo sát thao tác chưa tốt với máy tính bảng).

2.5.5. Chụp ảnh thực địa

Người hướng dẫn phân tích kỹ năng chụp ảnh thực địa của học viên, căn cứ vào ảnh thực địa đã báo cáo. Ví dụ:

- Ảnh chụp không hướng vào tâm lô khảo sát (cần xác minh lại xem đây là lỗi thiết bị (la bàn số trong máy tính bảng không hoạt động tốt do bị nhiễm từ) hay lỗi do người khảo sát không chú ý khi chụp ảnh.

- Ảnh thực địa không thể hiện tốt hiện trạng nơi khảo sát, ví dụ chụp cao quá (hiển thị trời, mây), hoặc thấp quá (chụp gần sát vị trí đứng mà không có chủ định), hoặc bị rung, bị ngón tay che mất ống kính,…

- Ảnh thực địa không có hướng và/hoặc không có tọa độ, … - Ảnh chụp bị ngược.

2.5.6. Điền phiếu khảo sát

Đây cũng là một trong các nội dung quan trọng của người sử dụng máy tính bảng trong thu thập số liệu diễn biến rừng ngoài thực địa. Nội dung này thể hiện mức độ am hiểu kiến thức kỹ thuật của một công chức kiểm lâm địa bàn trong theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

33 - Phân tích thời điểm biến động có phù hợp với hiện trạng (thể hiện trong

ảnh thực địa) hay không, có bị trùng với ngày khảo sát hay không (nếu có, có giải thích gì thêm không);

- Phân tích hình thái biến động xem có hợp lý không (ví dụ, “Loại thay đổi” là “Biện pháp lâm sinh” nhưng “Hiện trạng tại thời điểm khảo sát” lại là “DT1” hoặc “NN” hoặc “MN”.

- Hiện trạng tại thời điểm khảo sát ghi trong phiếu khảo sát có phù hợp phù hợp với hiện trạng thể hiện trong ảnh thực địa không.

- Có những mô tả hay ghi chú bổ sung để giải thích rõ hơn về những thông tin khó hiểu hay không.

- Các giá trị (đặc biệt là số lượng cây trồng hoặc trữ lượng gỗ, trữ lượng tre nứa,…) có phù hợp không. Ví dụ, báo cáo là rừng gỗ mới trồng, mật độ trồng là 3500 cây/ha là không phù hợp,…

- Các nội dung khác…

3. Đánh giá kết quả thực hành

Như trên đã trình bày, một trong những hoạt động quan trọng trong tập huấn nâng cao năng lực đó là người hướng dẫn cần phải đánh giá được năng lực của các học viên đã đạt được đến mức độ nào, để từ đó có thể xây dựng được chương trình nâng cao năng lực tiếp theo. Hạng mục nào còn chưa đạt đối với số đông các học viên thì cần phải được dành nhiều thời gian hơn. Ngược lại, những nội dung nào đã được đánh giá là tốt hoặc đạt yêu cầu rồi thì có thể rút ngắn thời gian hơn, trong lượt tập huấn tiếp theo.

3.1. Thang điểm đánh giá

Phần dưới đây trình bày các thang điểm đánh giá cho từng hạng mục đã nêu trong phần 2.5 Phân tích kết quả thực hành.

STT Nội dung đánh giá Thang điểm

1 Chuẩn bị trước khi khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu 2 Tiếp cận điểm khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu 3 Các thao tác vận hành thiết bị Tốt Khá Trung bình Yếu 4 Khoanh vẽ diện tích biến động Tốt Khá Trung bình Yếu

5 Chụp ảnh thực địa Tốt Khá Trung bình Yếu

6 Điền phiếu khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu Người hướng dẫn cần căn cứ vào việc phân tích kết quả thực hành của học viên và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá dưới đây để đánh giá mức độ năng lực của học viên.

34

3.2. Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí để đánh giá, xếp mức độ thành thạo của học viên có thể được gợi ý với từng nội dung như sau.

a. Chuẩn bị trước khi khảo sát.

 Đánh giá là “Tốt” khi:

- Số liệu thực địa được thu thập đầy đủ; - Ảnh thực địa có tọa độ, có hướng chụp;

- Diện tích khảo sát nằm trong đất quy hoạch cho lâm nghiệp; - Không bị chồng lấn với số liệu thực hành bởi người khác.

 Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. b. Tiếp cận điểm khảo sát.

 Đánh giá là “Tốt” khi:

- Khảo sát đúng diện tích đã chỉ định (trong trường hợp chỉ định đối tượng cần khảo sát);

- Diện tích khảo sát nằm trong đất quy hoạch cho lâm nghiệp; - Biến động (hiện trạng thực địa khác với dữ liệu bản đồ nền) rõ ràng. - Vẫn khảo sát được trong trường hợp địa hình khó khăn.

 Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. c. Các thao tác vận hành thiết bị.

 Đánh giá là “Tốt” khi:

- Thu thập được đầy đủ số liệu (khoanh vẽ, ảnh thực địa, thông tin thực địa);

- Ảnh thực địa có đầy đủ tọa độ, hướng chụp;

Lưu ý quan trọng: Việc đánh giá kết quả thực hành của người hướng dẫn

đối với các học viên cần được thực hiện một cách khách quan nhất có thể. Không áp dụng các khía cạnh tình cảm hoặc thành tích vào trong việc đánh giá. Thành tích của người hướng dẫn thể hiện ở kết quả thực hành của học viên và trong kết quả công việc khi áp dụng thực tế sau này.

35 - Có chất lượng GPS đạt yêu cầu (không có nhiều đường gấp khúc, chuyển

hướng);

- Đường khoanh vẽ sát mép diện tích biến động (bao gồm cả sử dụng chức năng kéo điểm).

 Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. d. Khoanh vẽ diện tích biến động.

 Đánh giá là “Tốt” khi:

- Đường khoanh vẽ không bị gấp khúc nhiều, không bị chồng đè. - Các điểm tọa độ phân bố đều, sát mép diện tích biến động.

- Hình thái lô khảo sát không có mỏ nhọn hoặc bị chồng đè khi đóng khoanh vùng.

- Diện tích khảo sát đủ lớn theo yêu cầu (trong thực hành, diện tích lô khảo sát không nhỏ hơn 0.5 ha)

 Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. - Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. e. Chụp ảnh thực địa

 Đánh giá là “Tốt” khi:

- Ảnh thể hiện tốt hiện trạng diện tích biến động; - Ảnh có hướng chụp, có tọa độ, không bị chụp ngược.

- Ảnh được phân bố đều xung quanh diện tích biến động, hướng vào tâm lô khảo sát;

- Ảnh chụp không bị mờ, nhòe, tối hoặc bị ngón tay che mất 1 phần hoặc toàn bộ.

 Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. f. Điền phiếu khảo sát

 Đánh giá là “Tốt” khi:

- Các thông tin được nhập vào một cách hợp lý, lô-gic với nhau.

- Thời điểm biến động không trùng với ngày khảo sát và phù hợp với hiện trạng trên ảnh.

36

- Điền đúng thông tin về Hiện trạng tại thời điểm khảo sát, phù hợp với hiện trạng trên ảnh.

- Có đầy đủ thông tin mô tả và/hoặc ghi chú bổ sung trong trường hợp thông tin diện tích biến động chưa đủ rõ ràng.

 Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

 Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt. 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá

Trang tiếp theo trình bày một mẫu biểu tổng hợp đánh giá kết quả thực hành của người hướng dẫn đối với các học viên. Sau khi phân tích kết quả thực hành và đánh giá từng nội dung, người hướng dẫn cần nhập kết quả đánh giá từng nội dung của từng người vào biểu mẫu này, theo các thang điểm từ “Tốt” đến “Yếu”. Người hướng dẫn cũng cần lưu ý, kết quả đánh giá được nhập vào trong biểu mẫu này cũng cần phải hợp lý và logic với nhau. Ví dụ, ở nội dung “Chuẩn bị trước khi khảo sát” được đánh giá là “Yếu” thì không thể được đánh giá là “Tốt” hoặc “Khá” ở các nội dung khác. Đối với những người có nhiều bài thực hành thì lấy kết quả của bài kém nhất để nhập vào biểu tổng hợp; Đối với những người chưa có bài

Một phần của tài liệu Cam nang huong dan TOT (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)