Bổ túc kiến thức khi có thay đổi nâng cấp hệ thống

Một phần của tài liệu Cam nang huong dan TOT (Trang 50 - 54)

Khi có những thay đổi, nâng cấp trong Hệ thống TDDBTNR sử dụng máy tính bảng, người hướng dẫn cần cập nhật các thông tin thay đổi, nâng cấp một cách sớm nhất có thể. Có thể thông qua hình thức đọc tài liệu hướng dẫn của đơn vị phát hành (nếu là những thay đổi, nâng cấp nhỏ) hoặc tham dự các lớp nâng cao năng lực tiểu giáo viên (nếu là những thay đổi, nâng cấp lớn và người hướng dẫn được mời tham dự) để bổ túc kiến thức, nội dung nâng cấp.

Dù là theo hình thức nào, mức độ thay đổi, nâng cấp nào thì người hướng dẫn cũng cần tiếp nhận toàn bộ kiến thức, thông tin cần thiết và rèn luyện nhiều lần để đạt được đến mức thông thạo, hiểu rõ được bản chất của những thao tác, kể cả những lỗi có thể phát sinh do người dùng thao tác sai. Chỉ sau khi thông thạo và hiểu rõ bản chất thì mới tổ chức tập huấn bổ sung cho các đồng nghiệp trong đơn vị của mình.

2. Tập huấn bổ sung khi có thay đổi nâng cấp hệ thống

Khi Hệ thống có những thay đổi, nâng cấp và người hướng dẫn đã tiếp thu được và đã trở nên thông thạo, người hướng dẫn cần truyền đạt lại các kiến thức đó cho các học viên trong đơn vị.

Tất cả các lớp tập huấn, nâng cao năng lực đều là rất quan trọng, nhằm trang bị kiến thức cho người sử dụng. Do đó, người hướng dẫn cũng không nên xem nhẹ tầm quan trọng của các lớp nâng cao năng lực bổ sung này.

Người hướng dẫn cũng cần tuân theo các quy trình, phần việc của mình đã được trình bày trong tài liệu này để có thể tổ chức được một lớp nâng cao năng lực bổ sung đạt chất lượng tốt.

39 3. Hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn nâng cao năng lực

Phần lớn những người hướng dẫn (đối tượng chính của tài liệu này) là các cán bộ kỹ thuật ở các Hạt Kiểm lâm cấp huyện. Bên cạnh vai trò là người hướng dẫn do đã tham dự các lớp tập huấn tiểu giáo viên, còn là vai trò của người tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo về diễn biến rừng ngoài thực địa của người khảo sát để từ đó cập nhật vào Hệ thống TDDBTNR trên QGIS.

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn nâng cao năng lực này không chỉ nhằm mục đính để hỗ trợ các học viên có thể làm tốt bài thực hành, mà quan trọng hơn, là với vai trò của người tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo của người khảo sát, nhằm nâng cao chất lượng số liệu thu thập được ngoài thực địa.

Số liệu thực địa thu thập được ngoài thực địa bằng máy tính bảng có chất lượng tốt, từ đó người xử lý thông tin (cán bộ kỹ thuật Hạt Kiểm lâm) sẽ dễ hiểu, dễ phân tích và xử lý số liệu mà không cần phải hỏi lại người khảo sát. Ngoài ra, số liệu máy tính bảng có chất lượng tốt thì đương nhiên người khảo sát (cán bộ kiểm lâm địa bàn) không phải thực hiện lại một khảo sát lại, đỡ tốn thời gian và công sức của cả hai bên.

Do đó, người hướng dẫn cần chủ động rà soát, đánh giá số liệu báo cáo của người khảo sát một cách thường xuyên, và chủ động nêu ra các vướng mắc, các thao tác chưa tốt của từng người khi thực hiện thu thập số liệu ngoài thực địa, để đảm bảo cho hoạt động theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của đơn vị luôn tốt, tránh xảy ra những tranh cãi hoặc bất đồng không cần thiết, cũng như tránh phải làm cùng một việc thành nhiều lần, gây lãng phí các tài nguyên của đơn vị.

Phần V - CÁC NỘI DUNG KHÁC

 Ngoài kiến thức về kỹ thuật, người hướng dẫn cũng cần thường xuyên trau dồi các kỹ năng sư phạm, bao gồm kỹ năng quản lý và giữ trật tự lớp học.

 Trong quá trình hướng dẫn cho các học viên, người hướng dẫn cần tự tin và bình tĩnh để có thể hướng dẫn được tốt. Tuy nhiên, một trong các yếu tố cần thiết để có thể tự tin và bình tĩnh là cần nắm chắc toàn bộ các thao tác kỹ thuật cũng như hiểu rõ bản chất của từng thao tác, bao gồm cả các thao tác sai thường gặp và cách thức giải quyết.

 Tài liệu “Cẩm nang thao tác” và tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn” vận hành máy tính bảng trong Hệ thống TDDBTNR sử dụng máy tính bảng nên trở thành những tài liệu gối đầu giường của các cán bộ kỹ thuật ở các Hạt Kiểm lâm.

Lời kết

Tài liệu này là một trong nhiều thành quả của Dự án hợp tác kỹ thuật Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (Dự án SNRM) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Dự án đã và đang được thực hiện từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 08 năm 2020 bởi các bên gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở các tỉnh Dự án.

Để biết thêm thông tin về Dự án, vui lòng liên hệ:

Văn phòng JICA Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11 toà nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Một phần của tài liệu Cam nang huong dan TOT (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)