2.1. Hiện trạng các doanh nghiệp spa tại Việt Nam
Để đánh giá về tốc độ phát triển của ngành làm đẹp hiện nay, giới kinh doanh và nghiên cứu thường sử dụng cụm từ “phi mã” – ý chỉ sự phát triển vượt bậc, nhanh chóng với tốc độ thần tốc khi số lượng spa, cơ sở thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp ngày càng nhiều, đặc biệt tập trung ở các thành phố lớn.
Mỗi năm nước ta lại có thêm khoảng 2.000 đơn vị kinh doanh spa, thẩm mỹ viện mở ra. Và không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nhiều chuyên gia chuyên ngành làm đẹp cho rằng, thập kỷ tới là “thời điểm vàng” của ngành spa cũng như ngành chăm sóc sắc đẹp. Dự báo, mỗi năm sẽ có thêm 2.000 spa mở mới để đáp ứng nhu cầu của người dân, tương ứng với hàng chục nghìn vị trí tuyển dụng đang thiếu.
Đây là hệ quả tất yếu khi mà nhu cầu làm đẹp của con người ngày một tăng lên khi đời sống và kinh tế đã ổn định. Spa – làm đẹp không chỉ dành cho người có tiền, mà cả những người thu nhập trung bình vẫn có thể làm đẹp, chăm sóc cơ thể.
Có thể thấy, với mức sống và nhận thức của người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng về việc chăm sóc sắc đẹp, chắc chắn ngành làm đẹp sẽ còn phát triển với tốc độ kinh khủng hơn nữa trong những năm tới.
2.2. Những vấn đề còn tồn tại
- Quá nhiều Spa mọc lên vì nghĩ làm Spa dễ dàng dẫn đến tình trạng bị lỗ vốn hoặc phá sản
- Có nhiều Spa với quy mô nhỏ tạo ra theo xu hướng không được đào tạo bài bản dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho khách hàng
- Họ xây dựng Spa nhưng không có chiến lược phát triển mà làm theo cảm tính - Thị trường Spa ngày càng có sự cạnh tranh cao
- Còn một phần nhỏ các Spa không áp dụng được các máy móc trong quy trình khi nhu cầu thị trường ngày càng phát triển
2.3. Triển khai BPM
2.3.1. Vì sao phải triển khai BPM?
Các hoạt động kinh doanh ngày nay ngày càng phức tạp, bao gồm sự gia tăng số nhân viên, địa điểm, đối tác, quy trình và hệ thống kinh doanh.
Mỗi tổ chức sẽ có những quy trình kinh doanh đặc thù được thiết kế nhằm đáp ứng các mục tiêu được tổ chức vạch ra, các quy trình riêng này thường là những qui trình tạo nên giá trị khác biệt của doanh nghiệp.
Một số quy trình có thể bị chậm, hiệu quả kém, không chính xác, trùng lặp và thừa thải.
Quy trình của một doanh nghiệp thường xuyên phải thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của thị trường, BPM sẽ hỗ trợ thực hiện việc này một cách dễ dàng và nhanh chóng.
2.3.2. Sự thay đổi khi triển khai BPM
Nền tảng hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ BPM cho phép doanh nghiệp xử lý nhiều quy trình nhằm mang lại chất lượng tốt với mức lãng phí và chi phí thấp đáng kể. Điều này đặc biệt thuận lợi cho các startup và các doanh nghiệp với ngân sách eo hẹp nhưng cần đạt lợi nhuận ngay.
Hiệu suất: Hiệu suất hoạt động gia tăng đáng kể khi áp dụng một nền tảng hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ BPM. Một số quy trình mang lại hiệu suất kém, không cần thiết vì một số lý do như thực hiện thủ công, yếu kém trong việc bàn giao giữa các phòng ban, và thiếu khả năng tổng hợp, giám sát tiến độ công việc.
Vì thế, tảng hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ BPM giúp doanh nghiệp nhận ra và loại bỏ những mấu chốt dẫn tới hiệu suất kém.
Hiệu quả: Chức năng chính của mô hình hóa quy trình doanh nghiệp là cải thiện cách thức thực hiện các quy trình. Như đã cho, bạn sẽ tìm thấy các cách khác nhau để cải thiện cách thức hoạt động của quy trình, điều này dẫn đến hiệu quả, năng suất, sản lượng và cuối cùng là lợi nhuận cao hơn.
Linh hoạt: Trong thời đại siêu cạnh tranh ngày nay, doanh nghiệp cần linh hoạt hơn bao giờ hết. Nhu cầu thay đổi luôn tồn tại bất cứ đâu, cả bên trong và bên ngoài của một tổ chức. Muốn nắm bắt các cơ hội mới luôn đòi hỏi sự thay đổi. Các đối tác kinh doanh, khách hàng có thể yêu cầu sự thay đổi nhằm thích ứng các phương pháp, và loại hình kinh doanh mới.
Tiết kiệm: Áp dụng quy trình nghiệp vụ vào doanh nghiệp, không chỉ giúp tiết kiệm nguồn tiền của công ty mà còn tiết kiệm được thời gian đáng kể trong việc xử lý các quy trình giữa các nhân viên.