Định hướng thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước (Trang 35 - 36)

II. Các giải pháp tiếp tục thúc đẩy việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước ở nước ta

1. Định hướng thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước trong thời gian tớ

phát triển nhà nước trong thời gian tới

Mục đích và ý nghĩa của tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức NC-PT nhà nước trước đây được xác định là nhằm vào tăng cường gắn kết nghiên cứu với sản xuất, nâng cao khả năng khai thác năng lực của các tổ chức NC-PT... Điều này đã góp một phần nhất định thúc đẩy việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức NC-PT nhà nước trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, cách xác định mục đích và ý nghĩa như vậy vẫn còn quá chung chung, vừa dễ dẫn đến coi nhẹ và bỏ qua vai trò của chính các biện pháp tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức NC-PT nhà nước (người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện gắn kết khoa học và sản xuất, tăng cường tiềm lực..., bởi đây là mục tiêu nói chung của đổi mới cơ chế quản lý KH&CN ở nước ta), vừa khó định

13

Cùng với lúng túng trong tách quyền sở hữu và quyền sử dụng, lúng túng trong đánh giá các tổ chức NC-PT nhà nước chuyển sang tự chủ đã đưa tới việc ban hành các chính sách mâu thuẫn nhau, triệt tiêu nhau, tạo nên hình ảnh được người ngoài mô tả là “Nhà nước Vịêt Nam dường như đang ngồi trên ghế lái xe, nhưng cùng một lúc vừa nhấn ga, vừa nhấn tay phanh” (Đoàn chuyên gia IDRC “Báo cáo đánh giá về chính sách KH&CN và đổi mới của Việt Nam”, Hà Nội 1997, tr 39

hướng cụ thể cho việc thúc đẩy tự chủ, tự chịu trách nhiệm diễn ra trên thực tế của tổ chức NC-PT nhà nước (đây là một nguyên nhân của hiện tượng lộn xộn, rối loạn đã nêu trong phần thực trạng), và đặc biệt là không phù hợp với giai đoạn đổi mới đi vào chiều sâu.

Nếu như ở giai đoạn trước đây, nỗ lực của chúng ta chỉ là thiết lập những quan hệ tự chủ (riêng lẻ) thì nhiệm vụ trong giai đoạn tới cần tập trung hình thành chủ thể tự chủ thực sự. Cụ thể, để trở thành chủ thể tự chủ, trong các tổ chức NC-PT nhà nước cần hàm chứa toàn diện các quan hệ/khía cạnh tự chủ và các quan hệ/khía cạnh đó đặt trong quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, cần cân bằng giữa tự chủ và tự chịu trách nhiệm, phải tách rời đến mức độ nhất định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, cần thống nhất giữa quyền tự chủ, năng lực tự chủ và tinh thần tự chủ, và tổ chức NC-PT nhà nước phải trở thành một thực thể tự chủ tự thân.

Đồng thời, gắn với hình thành chủ thể tự chủ, định hướng của đổi mới tổ chức NC-PT nhà nước sẽ mang tính xác định hơn, đó là: gắn kết nghiên cứu với sản xuất trên cơ sở phát huy tính chủ động thực sự của tổ chức NC-PT, gắn kết nghiên cứu với sản xuất thông qua thống nhất giữa lợi ích và ý thức trách nhiệm của bản thân các tổ chức NC-PT, tăng cường tiềm lực KH&CN trên cơ sở phát huy toàn diện các mặt/năng lực của tổ chức NC-PT,...

Một phần của tài liệu Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)