Những hạn chế trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước

Một phần của tài liệu Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước (Trang 32 - 33)

I. Phân tích tình hình thực hiện tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước ở Việt Nam thời gian qua

3. Những hạn chế trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước

nghiên cứu và phát triển nhà nước

Bên cạnh các bước tiến, quá trình chuyển các tổ chức NC-PT nhà nước sang tự chủ, tự chịu trách nhiệm cũng có những hạn chế. Hạn chế của tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức NC-PT nhà nước trước hết thể hiện ở sự tiếp tục tồn tại của nhiều quan hệ cũ rất dễ nhận biết như: quan hệ tài chính đổi với hoạt động KH&CN của tổ chức NC-PT nhà nước vẫn mang nặng tính hành chính, bao cấp; quản lý cán bộ KH&CN còn dập khuôn theo chế độ công chức Nhà nước; một phần đáng kể các nhiệm vụ nghiên cứu chưa được chuyển sang cơ chế tuyển chọn;... Đó lại chính là những nhân tố có sức mạnh to lớn duy trì cơ chế cũ và cản trở quá trình phát triển, mở rộng tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức NC-PT

10

nhà nước. Trường hợp triển khai Nghị định 35-HĐBT làm ví dụ điển hình. Nghị định 35- HĐBT là phương án khả dĩ để tiến hành chuyển đổi hệ thống các tổ chức NC-PT ở Việt nam với tư tưởng chủ đạo là tự do hoá và tự chủ nguồn lực và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Để thực hiện, Nghị định quy định phải thiết kế một hệ thống các biện pháp chính sách đồng bộ. Nhưng do nhận thức, ý thức trách nhiệm, trình độ quản lý trong bối cảnh mới nên không phải mọi nơi mọi lúc đều quán triệt tư tưởng này. Điều đó dẫn đến sự thiếu đồng bộ của hệ thống biện pháp tổ chức thực hiện trên thực tế. Rất không may sự thiếu đồng bộ này lại rơi vào chính sách tài chính và chính sách cán bộ - hai công cụ mang tính đột phá. Kết quả là những gì diễn ra trên thực tế đã không đạt được mục tiêu ban đầu.

Biểu hiện khác của hạn chế trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chứuc NC-PT nhà nước là giới hạn hiện tại của các quan hệ tự chủ đã được hình thành. Chẳng hạn, ở thời điểm 1997-1998, hợp đồng ký kết với doanh nghiệp của các viện nghiên cứu thuộc Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ 14,7 - 17% số nhiệm vụ và 27,7-35,0% số giá trị so với toàn bộ hoạt động của đơn vị11

.

Cùng với hiện tượng quyền tự chủ của viện nghiên cứu Nhà nước bị giới hạn, còn có cả xu hướng thoát ly chức năng là một tổ chức NC-PT nhà nước của một số viện. Đây là xu hướng hoạt động sản xuất, kinh doanh được nhấn mạnh thay vì hoạt động nghiên cứu, nỗ lực tìm kiếm lợi nhuận ở bên ngoài được ưu tiên tuyệt đối đến mức sao nhãng các nhiệm vụ Nhà nước giao, kinh phí Nhà nước cấp bị sử dụng sai nguyên tắc,... Cũng có thể xem đó là biểu hiện của hiện tượng tự chủ tách rời tự chịu trách nhiệm.

Chính các hạn chế nêu trên đã khiến cho nhiều mục tiêu về tự chủ, tự chịu trách nhiệm không đạt được như mong muốn. Và kết cục, đến nay chúng ta vẫn phải đối mặt với hiện tượng phổ biến là khoa học tách rời sản xuất, tiềm lực trong cơ quan NC-PT nhà nước bị lãng phí, chảy máu chất xám, nguồn vốn đầu tư vào hệ thống NC-PT nhà nước không phát huy hiệu quả,....

Một phần của tài liệu Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu và phát triển nhà nước (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)