Kết quả PHCN chung

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối (Trang 68 - 85)

Được trình bày ở bảng 3.14 và biểu đồ 3.8 đánh giá chung về PHCN khớp gối sau thay khớp gối.

Trước mổ và sau 2 tuần điều trị chúng tôi thấy không có bệnh nhân nào đạt loại rất tốt và tốt, có 2 bệnh nhân đạt loại trung bình (18,2%) và 9 bệnh nhân đạt loại kém (81,8%). Sau 1 tháng điều trị số bệnh nhân đạt loại tốt đã tăng lên 9 bệnh nhân (81,8%), trung bình có 2 bệnh nhân (18,2%) và không có bệnh nhân nào đạt loại kém. Sự khác biệt giữa sau 1 tháng điều trị và sau 2 tuần điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,005. Kết quả trên cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa sau 2 tuần điều trị và trước mổ. Điều này chứng tỏ tác dụng tốt của PHCN, nếu chỉ phẫu thuật thay khớp gối đơn thuần mà không được tập luyện trong thời gian sau mổ thì chưa thể cải thiện được chức năng khớp gối.

Nguyễn Thành Chơn [2] nghiên cứu 6 khớp gối, sau theo dõi trung bình 1 năm có 66,7% đạt loại rất tốt hoặc tốt, 33,3% đạt loại trung bình và không có bệnh nhân nào đạt loại kém.

Trương Chí Hữu và Nguyễn Văn Quang [6] nghiên cứu 42 khớp gối (38 bệnh nhân ), sau theo dõi trung bình 30 tháng có 71,1% đạt loại rất tốt, 15,8% đạt loại tốt, 5,3% đạt loại trung bình và 7,9% đạt loại kém.

Jaffar Z, Band Jee Z và CS [46] nghiên cứu 41 khớp gối (38 bệnh nhân), sau theo dõi 10 đến 13 năm có 80% đạt loại rất tốt hoặc tốt.

Thomazeau H và CS [47] nghiên cứu 47 khớp gối, sau 5 đến 9 năm theo dõi có 91% đạt loại rất tốt hoặc tốt.

Scott WN và CS [39] nghiên cứu 119 khớp gối (80 bệnh nhân) sau theo dõi trung bình 5 năm có 83% rất tốt, 15% tốt và 2% kém.

Stern SH và CS [41] nghiên cứu 194 khớp gối (153 bệnh nhân) sau theo dõi 9 đến 12 năm có 61% đạt loại rất tốt, 26% đạt loại tốt, 6% đạt loại trung bình và 7% đạt loại kém.

Diduch DR và CS [21] nghiên cứu 103 khớp gối (80 bệnh nhân) sau theo dõi trung bình 8 năm có 100% rất tốt hoặc tốt.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với phần lớn các nghiên cứu trờn. Riờng nghiên cứu của Diduch DR đạt kết quả cao hơn hẳn, có thể do Diduch DR nghiên cứu trờn nhúm đối tượng trẻ dưới 55 tuổi nên khả năng phục hồi tốt hơn.

1.14.Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối

1.14.1. Kết quả phục hồi giữa 2 nhóm BMI khác nhau

Kết quả được trình bày ở bảng 3.15 và biểu đồ 3.9 cho thấy khả năng phục hồi ở nhúm cú chỉ số BMI ≤ 24 cao hơn ở nhúm cú chỉ số BMI > 24 nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm BMI ≤ 24 có 85,7% đạt loại rất tốt và tốt, 14,3% đạt loại trung bình và không có bệnh nhân nào đạt loại kém. Nhóm BMI > 24 có 75% đạt loại rất tốt và tốt, 25% đạt loại trung bình và không có bệnh nhân nào đạt loại kém.

Theo nghiên cứu của Phạm Chí Lăng [8]: có 83,3% số bệnh nhân đau khớp gối sau mổ là thừa cân hoặc béo phì với BMI > 25.

Smith TO và CS [42] nghiên cứu 223 khớp gối ở 189 bệnh nhân, sau theo dõi trung bình 1 năm đã chỉ ra rằng nhóm bệnh nhân có BMI thấp hơn đạt kết quả giảm đau khớp gối sau mổ tốt hơn so với nhóm bệnh nhân có BMI cao hơn.

Trong khi đó nghiên cứu của Kort NP và CS [29] lại cho thấy rằng có mối liên quan giữa BMI và khả năng phục hồi tầm vận động khớp gối sau mổ:

ROM ở nhúm cú BMI thấp hơn đạt kết quả cao hơn so với nhúm cú BMI cao hơn.

Amin AK và CS [13] đã so sánh kết quả PHCN giữa 41 khớp gối ở các bệnh nhân béo phì có BMI > 40 với 41 khớp gối ở các bệnh nhân có BMI < 30 sau thời gian theo dõi trung bình hơn 3 năm. Kết quả đánh giá bằng thang điểm KSS cho thấy nhúm cú BMI < 30 phục hồi tốt hơn nhúm cú BMI > 40.

Điều này chứng tỏ chỉ số BMI có ảnh hưởng tới kết quả PHCN sau mổ. Vì vậy theo chúng tôi cần phải chú ý đến chế độ ăn và giảm cân cho bệnh nhân trong thời gian trước mổ và sau mổ để đạt được kết quả PHCN tốt nhất.

1.14.2. Kết quả phục hồi giữa 2 nhóm tuổi khác nhau

Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.16 và biểu đồ 3.10 cho thấy khả năng PHCN của nhóm tuổi trên 60 cao hơn nhóm tuổi dưới 60 nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm tuổi dưới 60 có 75% đạt loại rất tốt và tốt, 25% đạt loại trung bình, không có bệnh nhân nào đạt loại kém. Nhóm tuổi trên 60 có 85,7 % đạt loại rất tốt và tốt, 14,3% đạt loại trung bình và không có bệnh nhân nào đạt loại kém.

Price AJ và CS [36] nghiên cứu so sánh kết quả PHCN khớp gối sau mổ giữa nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi và nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi, sử dụng thang điểm HSS để đánh giá. Kết quả cho thấy ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi, điểm HSS đạt 94 – 100 điểm cao hơn so với nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi (86 – 100 điểm).

Theo nghiên cứu của Barnes CL và CS [14] thì tuổi là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định tiến triển PHCN khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khả năng phục hồi ở nhóm tuổi trên 60 cao hơn nhóm tuổi dưới 60, có sự khác biệt với các kết quả

nghiên cứu trên. Điều này theo chúng tôi là do trong nhóm tuổi trên 60 có 3 bệnh nhân có điều kiện mời nhân viên PHCN về nhà hỗ trợ tập hàng ngày.

1.14.3. Kết quả phục hồi giữa 2 nhóm thời gian đau trước mổ khác nhau

Kết quả được trình bày ở bảng 3.17 và biểu đồ 3.11 cho thấy khả năng phục hồi giữa 2 nhóm thời gian đau trước mổ khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nhóm thời gian đau trước mổ < 10 năm có 66,7% đạt loại rất tốt và tốt, 33,3% đạt loại trung bình và không có bệnh nhân nào đạt loại kém. Nhóm thời gian đau trước mổ ≥ 10 năm có 100% bệnh nhân rất tốt và tốt, không có bệnh nhân nào đạt loại trung bình và kém.

KẾT LUẬN

1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối:

TVĐ gấp sau 1 tháng điều trị có 27,3% đạt loại rất tốt, 63,6% đạt loại tốt, 9,1% đạt loại kém và không có bệnh nhân nào đạt loại trung bình.

TVĐ duỗi khớp gối sau 1 tháng điều trị có 81,8% đạt loại rất tốt, 18,2% đạt loại tốt và không có bệnh nhân nào đạt loại trung bình hay kém.

Mức độ vẹo trong hay vẹo ngoài của khớp gối sau 1 tháng điều trị có 90,9% đạt loại rất tốt, 9,1% đạt loại tốt và không có bệnh nhân nào đạt loại trung bình hay kém.

Sức cơ tứ đầu đùi sau 1 tháng điều trị có 45,5% đạt loại rất tốt, 54,5% đạt loại tốt, không có bệnh nhân nào đạt loại trung bình hay kém.

Mức độ đau khi nghỉ ngơi sau 1 tháng điều trị có 63,6% không đau, 36,4% còn đau nhẹ và không có bệnh nhân nào đau trung bình hay đau nặng.

Mức độ đau khi đi bộ sau 1 tháng điều trị có 9,1% không đau, 72,7% đau nhẹ, 18,2% đau trung bình và không có bệnh nhân nào đau nặng.

Khả năng đi bộ sau 1 tháng điều trị có 63,6% đạt loại rất tốt, 36,4% đạt loại tốt và không có bệnh nhân nào đạt loại trung bình hay kém.

Kết quả phục hồi chức năng chung sau 1 tháng điều trị có 81,8% bệnh nhân đạt loại tốt, 18,2% bệnh nhân đạt loại trung bình và không có bệnh nhân nào đạt loại rất tốt hay kém.

2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối:

Mức độ phục hồi chức năng của nhóm bệnh nhân có BMI < 23 tốt hơn nhóm bệnh nhân có BMI ≥ 23, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Mức độ phục hồi chức năng giữa 2 nhóm bệnh nhân theo tuổi khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Mức độ phục hồi chức năng giữa 2 nhóm bệnh nhân theo thời gian đau trước mổ do thoái hóa khớp gối khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

KIẾN NGHỊ

1. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình và Phục hồi chức năng để tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối được tiến hành phục hồi chức năng ngay sau phẫu thuật.

2. Tuyên truyền giáo dục để tăng trình độ hiểu biết cho nhân dân, đặc biệt là các bệnh nhân thoái hóa khớp gối sau phẫu thuật thay khớp gối về cách tập luyện sau mổ.

3. Do thời gian nghiên cứu có hạn, số lượng bệnh nhân chưa nhiều, chỉ mới đánh giá bước đầu nên kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Do đó chúng tôi thấy cần có những nghiên cứu sâu hơn trên số lượng bệnh nhân lớn hơn về vấn đề này.

Tiếng Việt

1. Trần Ngọc Ân (1995), “Hư khớp và hư cột sống”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, pp 193-209.

2. Nguyễn Thành Chơn, Ngô Bảo Khang (2005), “Kết quả bước đầu thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Sài Gòn - ITO”, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Tập 9 phụ bản 2, trang 134- 136.

3. Nguyễn Đức Cự (1992), Giải phẫu học tập 1, Trường Đại học Y Hà Nội, trang 139-142.

4. Dương Xuân Đạm (2000), Thể dục phục hồi chức năng vận động, Nhà xuất bản Thể dục thể thao, trang 63-85.

5. Nguyễn Mai Hồng (2001), “Nghiờn cứu giá trị của nội soi khớp trong chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp gối”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, pp 18-19.

6. Trương Chí Hữu, Nguyễn Văn Quang (2008), “Kết quả ban đầu thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Tp Hồ Chí Minh”, http://www.chanthuongchinhhinh.com.

7. Phạm Chí Lăng (2005), “Phẫu thuật nội soi trong điều trị bệnh lý thoái hóa khớp gối”, Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh, tập 9 phụ bản 2, trang 142-146.

8. Phạm Chí Lăng (2008),Kết quả ban đầu điều trị thoái hóa khớp gối bằng thay khớp gối nhân tạo toàn phần kiểu xoay”, Tạp Chí Y học Tp Hồ Chí Minh, tập 12 phụ bản 1, trang 8-14.

y học, trang 3.

10. Nguyễn Xuõn Nghiờn (2002), “Vận động trị liệu”, Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, trang 277-287.

11. Nguyễn Văn Quang (2006), “Sinh cơ học khớp gối”, Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Tập 10 phụ bản 2, trang 9-13.

Tiếng Anh

12. Alice JA, Insall JN, Scuderi GR (1995), “Comparative analysis of outcome scores in total knee arthroplasty”, Presented at AAOS, Orlando.

13. Amin AK, Clayton RA, Patton JT, et al (2006), “Total knee replacement in morbidly obese patients. Results of a prospective, matched study”, J Bone Joint Surg Am, 88(10), pp 1321-1326.

14. Barnes CL, Mesko JW, Teeny SM, et al (2006), “Treatment of medial compartment arthritis of the knee”, J Arthroplasty, 21(7), pp 950-956.

15. Bellamy N, Campbell J (1989), “Hip and knee rating scales for total joint arthroplasty: a critical but constructive review Part 2”, J Orth Rheum, 2, pp 63-76.

16. Bellemans J, Ries M, Victor J (2005), “Materials”, Total knee arthroplasty, Springer, pp 365-369.

17. Bellemans J, Ries M, Victor J (2005), “Surgical technique”, Total knee arthroplasty, Springer, pp 165-234.

18. Bertin KC, “History of total joint replacement”,

20. Cloutier JM, Sabouret P, Deghrar A (1999), “Total knee arthroplasty with retention of both cruciate ligaments. A nine to eleven-year follow- up study”, J Bone Joint Surg Am, 81(5), pp 697-702.

21. Diduch DR, Insall JN, Scott WN, et al (1997), “Total knee replacement in young, active patients. Long-term follow-up and functional outcome”, J Bone Joint Surg Am, 79(4), pp 575-582.

22. Drake BG, Callahan CM, Dittus RS, et al (1994), “Global rating systems used in assessing knee arthroplasty outcomes”, J Arthroplasty, 9(4), pp 409-417.

23. Feng GZ, Dai H, He Y (2006), “Clinical observation on extensor weakness after total knee arthroplasty for servere flexion deformity knees”, Zhonghua Wai Ke Za Zhi, 44(8), pp 519-522.

24. Guston FH (2006), “Polycentric knee arthroplasty: prosthetic simulation of normal knee movement. 1971”, Clin Orthop, 446, pp 11-12.

25. Insall JN (1984), “Total knee replacement”. Surgery of the knee, Churchill Livingstone, New York, pp 587-695.

26. Insall JN, Dorr LD, Scott RD (1989), “Rationale of Knee Scociety clinical rating system”, Clin Orthop, 248, pp 13-16.

27. Insall JN, Ranawat CS, Aglietti P, et al (1976), “A comparison of four models of total knee replacement”, J Bone Joint Surg Am, 58, pp 754.

28. Kettlekamp DB, Thompson C (1975), “Development of a knee scoring scale”, Clin Orthop, 107, pp 93.

29. Kort NP, van Raay JJAM, van Horn JJ, et al (2007), “The Oxford phase III unicompartmental knee replacement in patients less than 60 years of age”, Knee Surg Sports Traumatol Arthroscopy, 15, pp 356-360.

31. MacIntosh DL (1958), “Hemi-arthroplasty of the knee using a space- occupying prosthesis for painful varus and valgus deformities. Proceedings of the joint meeting of the orthopaedic associations of the English speaking world”, J Bone Joint Surg Am, 40, pp 1431.

32. Matsuda Y, Ishii Y, Noguchi H, et al (2005), “Varus-valgus balance and range of movement after total knee arthroplasty”, J Bone Joint Surg Am, 87(6), pp 804-808.

33. McAlindon T, Dieppe PA (1989), “Osteoarthritis: definitions and criteria”, Ann Rheum Dis, 48(7), pp 531-532.

34. McGinley BJ, Cushner FD, Scott WN (1999), “Debridement arthroscopy. 10-year followup”, Clin Orthop, 367, pp 190-194.

35. McKeever DC (1960), “Tibial plateau prosthesis”, Clin Orthop, 18, pp 86-95.

36. Price AJ, Dodd CA, Svard UG, et al (2005), “Oxford medial unicompartmental knee arthroplasty in patients younger and older than 60 years of age”,J Bone Joint Surg Br, 87(11), pp 1488-1492.

37. Ranawat CS, Luessenhop CP, Rodriguez JA (1997), “The press-fit condylar modular total knee system. Four-to-six-year results with a posterior-cruciate-substituting design”, J Bone Joint Surg Am, 79(3), pp 342-348.

38. Rasul AT (2005), “Total Joint Replacement Rehabilitation”,

http://emedicine.medscape.com.

39. Scott WN, Rubinstein M, Scuderi GR (1988), “Results after knee replacement with a posterior cruciate-substituting prosthesis”, J Bone Joint Surg Am, 70(8), pp 1163-1173.

41. Stern SH, Insall JN (1992), “Posterior stabilized prosthesis. Results after follow-up of nine to twelve years”, J Bone Joint Surg Am, 74(7), pp 980-986.

42. T. Smith, A. Cooper, C. Darrah, et al (2009), “Influence of pre- operative variables on length of stay and outcome after unicompartmental knee replacement”, The Internet Journal of Orthopedic Surgery, 12(1).

Tiếng Pháp

43. Ayral X, Dougados M, et al (1993), “Validition du score et de la classification propose par la societe Francaise d’ arthroscopie evaluant la severite dé chondropathies du Genou”, Rev- Rhum- Mar, 60, pp 688. 44. Beguin J A, Hero J, et al (1982), Arthroscopie du genou, la Nouvelle

presse Medical, 44.

45. Chanssaing V, Parie J (1986), Arthroscopie du genou, Masson.

46. Jaffar- Band Jee Z, Lecuire F, et al (1994), “Rộsultats à long terme de la prothốse totale du genou”, Livre des rộsulmộs des communications particulieres, 69eme Rộunion annuelle de la SOFCOT.

47. Thomazeau H, Sevestre FX, Langlais F, et al (1994), “Rộsultats à 5 ans et au delà des prothốses totales dans le genou rhumatoide”, Livre des rộsulmộs des communications particulieres, 69eme Rộunion annuelle de la SOFCOT.

I.Thụng tin chung 1.Mã bệnh án: 2.Họ và tên: 3.Tuổi: 4.Giới: 5.Nghề nghiệp: 6.Địa chỉ liên lạc: Số điện thoại: 7.Ngày vào viện:

8.Nguyờn nhân phẫu thuật: 9.Bên phẫu thuật:

10.Ngày phẫu thuật:

11.Thời gian từ lúc đau do THKG đến khi thay khớp:

12.Chỉ số BMI: Chiều cao: Cân nặng: BMI: 13.Ngày đánh giá :

- Lần 1: - Lần 2:

II.Đỏnh giá kết quả (sử dụng thang điểm HSS)

1.Đau(chọn một).

• Nghỉ ngơi:

 Không đau(15)

• Đi bộ:  Không đau(15)  Đau nhẹ(10)  Đau mức độ trung bình(5)  Đau mức độ nặng(0) 2.Chức năng. • Đi bộ:

 Có thể đi bộ không giới hạn(12)

 > 30 phút(10)

 15-30 phút(8)

 < 15 phút (4)

 Không thể đi bộ(0)

• Lên xuống cầu thang:

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w