Kỹ thuật PHCN

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối (Trang 36 - 42)

Mỗi bệnh nhân được điều trị kết hợp: hồng ngoại trị liệu và các bài tập vận động của Rasul AT [38] và Trung tâm phục hồi chức năng Beth Israel [40] sau khi hết thời gian bất động khớp gối.

1.8.2.1.Nhiệt trị liệu

a. Nhiệt lạnh

Sử dụng túi đựng nước đá chườm lên vùng xung quanh khớp gối trong 24 đến 48 giờ đầu sau phẫu thuật.

Chiếu đèn hồng ngoại

Sử dụng đèn hồng ngoại công suất 250W, để cách xa khớp gối 50 - 60 cm chiếu tại khớp gối hàng ngày, mỗi ngày 1 lần 15 - 20 phút.

1.8.2.2.Các bài tậpvận động

Áp dụng chương trình tập PHCN cho bệnh nhân sau thay khớp gối của Rasul AT [38] và Trung tâm phục hồi chức năng Beth Israel [40].

a. Ngày thứ nhất sau phẫu thuật

Bài tập trên giường:

- Tập co cơ tĩnh: Bệnh nhân nằm với gối thẳng, co cơ tĩnh cả hai chân, mỗi lần co 5 giây rồi nghỉ 5 giây, tập 10 động tác trong 1 lần và 10 lần trong 1 ngày.

- Tập gấp – duỗi khớp cổ chân (Hình 2.1): Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, chân duỗi thẳng, gập duỗi khớp cổ chân hết tầm vận động. tập từng chân một, tập 30 động tác trong 1 lần và 2 lần trong 1 ngày.

Hình 2.1. Tập gấp – duỗi khớp cổ chân

- Tập trượt gót chân (Hình 2.2): Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, chân duỗi thẳng, từ từ trượt gót chân về phía mông tới mức có thể, sau đó từ từ trượt gót chân ngược lại trở về vị trí ban đầu, giữ chõn luụn thẳng đứng so với mặt giường trong suốt thời gian trượt. tập từng chân một, tập 30 động tác trong 1 lần và 2 lần trong một ngày.

Hình 2.2. Tập trượt gót chân

- Tập ngồi dậy, tập thay đổi vị trí ở trên giường.

b. Ngày thứ hai sau phẫu thuật

Tập ở tư thế nằm hoặc ngồi:

- Tập gấp, duỗi khớp gối thụ động, chủ động có trợ giúp, tập chủ động. - Trong tuần đầu tập gấp khớp gối tăng dần, không gấp quá 90 độ, chú ý không được xoay khớp gối.

- Tập vận động khớp cổ chân: tập gập- duỗi khớp cổ chân chủ động và tập cú khỏng trở.

- Tập gấp, duỗi, dạng, khép khớp háng chủ động hoặc chủ động có trợ giúp với tư thế gối duỗi thẳng.

Các bài tập cụ thể: duy trì các bài tập trên và tập thờm cỏc bài sau:

- Nâng cao chân khi nằm (Hình 2.3): Bệnh nhân nằm ngửa, chân không tập chống trên mặt giường, chân tập duỗi thẳng từ từ nâng lên cao, giữ khớp gối thẳng, nâng đến ngang tầm cao của chân còn lại. tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

Hình 2.3. Tập nâng cao chân khi nằm

- Gấp – duỗi gối khi đứng (Hình 2.4): Bệnh nhân sử dụng vật dụng hỗ trợ để tựa tay giữ cho người đứng thẳng, nhẹ nhàng cong khớp gối hướng về phía trước sau đó đẩy khớp gối về phía sau bằng cách co cơ đùi và giữ thẳng gối rồi giữ 5 giây. Tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

Hình 2.4. Tập gấp – duỗi gối khi đứng

c. Ngày thứ 3-5 sau phẫu thuật

- Tiếp tục tập các bài tập vận động khớp gối

- Tập mạnh sức cơ đùi, sức cơ cẳng chân bằng các bài tập gấp duỗi khớp gối, khớp cổ chân có sức cản. Tập vận động khớp hỏng cú sức cản.

- Tập đứng chịu lực trên 2 chân, đứng chịu lực trên từng chân, khi chịu được trọng lực- tập thăng bằng khi đứng: tập đứng dồn trọng lượng dần vào chân đau nếu khớp có ximăng, nếu khớp không ximăng chỉ dồn trọng lượng tăng dần vào ngón chân đến khi có thể dồn trọng lượng tăng dần vào cả chân đến mức chịu đựng được.

- Tập di chuyển trên mặt phẳng có dụng cụ trợ giúp. - Tập các hoạt động hàng ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Gồng cơ đùi: Bệnh nhân ngồi trên giường, chân duỗi thẳng, đặt một khăn đã được cuộn tròn dưới cổ chân, nhấn khớp gối xuống để co cơ đùi, giữ trong 5 giây rồi thả lỏng ra. Tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

- Dạng chân khi nằm nghiêng: Bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, chân dưới co, chõn trờn duỗi thẳng nâng lên cao, sau đó lại hạ xuống vị trí ban đầu. tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

- Duỗi gối khi ngồi (Hình 2.5): Bệnh nhân ngồi trên ghế, nâng cao chân duỗi thẳng khớp gối tới mức có thể, giữ trong vòng 5 giây rồi hạ xuống, tập luân phiên từng chân một, mỗi chân 30 lần.

Hình 2.5. Tập duỗi gối khi ngồi

- Gấp gối khi đứng: Bệnh nhân dùng một bề mặt nâng đỡ để tựa tay giữ cho người đứng thẳng, giữ thẳng đựi, nõng cẳng chân lên sao cho bàn chân hướng về phía mông rồi lại hạ xuống và làm tiếp với chân còn lại, mỗi chân làm 30 lần.

- Gấp gối và hông khi đứng: Bệnh nhân sử dụng một vật dụng hỗ trợ để tựa tay giữ cho người đứng thẳng, từ từ gập đùi về phía bụng, khớp gối giữ ở tư thế gấp. tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

- Dạng hông khi đứng: Bệnh nhân sử dụng vật dụng hỗ trợ để tựa tay giữ cho người đứng thẳng, dạng chân đưa sang ngang, giữ các ngón chân duỗi thẳng. tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

- Duỗi hông khi đứng: Bệnh nhân sử dụng vật dụng hỗ trợ để tựa tay giữ cho người đứng thẳng, nõng chõn hướng về phía sau giữ khớp gối luôn thẳng, sau đó làm với chân còn lại, mỗi chân 30 lần.

- Kiễng gót chân: Bệnh nhân sử dụng vật dụng hỗ trợ để tựa tay giữ cho người đứng thẳng, từ từ nâng gót chân hai bên và đứng bằng mũi chân rồi giữ 5 giây sau đó hạ xuống trở về vị trí ban đầu. tập 30 lần.

- Gấp gối có hỗ trợ khi đang ngồi: Bệnh nhân ngồi trên một chiếc ghế, dùng một chân bắt chéo phía trước cổ chân còn lại, chân phía trước đẩy chân còn lại về phía sau rồi giữ 5 giây. Tập từng chân một, mỗi chân 30 lần.

d. Ngày thứ 5 đến 4 tuần sau phẫu thuật

- Tiếp tục các bài tập vận động khớp gối, tập mạnh sức cơ.

- Tập tăng dần sức cơ nhóm cơ gấp, duỗi, dạng và khép khớp háng.

- Sử dụng nạng (Hình 2.6), khung tập đi trong vòng 3-4 tuần, hầu hết 1-2 tháng sau phẫu thuật bệnh nhân đều bỏ được nạng.

Hình 2.6. Tập sử dụng nạng

- Tập di chuyển trên mặt phẳng, đi lên xuống cầu thang (Hình 2.7), tập ngồi xổm, tập nõng chõn bằng mũi chân.

Hình 2.7. Tập lên xuống cầu thang

- Sau 2 tuần cho gấp gối đến 110 độ, lấy lại hết tầm vận động khớp sau 3 tháng phẫu thuật.

- Bệnh nhân có thể tập đạp xe đạp, tập bơi. Tiếp tục duy trì các bài tập cụ thể ở trên.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối toàn phần trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối (Trang 36 - 42)