Phương pháp điều tra nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp quản lý côn trùng thuộc bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã tả van thuộc vườn quốc gia hoàng liên​ (Trang 25)

Trước khi điều tra thực địa và phục vụ đánh giá kết quả nghiên cứu, thu được, cần thu thập thông tin: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhất là tình hình khí hậu, đất đai, tình hình sản xuất kinh doanh, quy hạch sử dụng đất, thu thập của người dân: hiện trạng tài nguyên rừng; những tác động tới tài nguyên rừng, tài nguyên côn trùng; kinh nghiệm sử dụng côn trùng trong việc biến thức ăn, thực phẩm, làm thuốc tại địa phương…

2.3.2.1. Phương pháp thu thập, đánh giá và kế thừa tài liệu

- Thu thập và kế thừa các tài liệu, báo cáo, tình hình nghiên cứu về côn trùng rừng tự nhiên trong VQG Hoàng Liên.

- Luận văn kế thừa các tài liệu có liên quan như: Các tài liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu, các tài liệu về mô tả đặc điểm loài, đặc điểm sinh học, sinh thái chung của loài.

2.3.2.2. Phương pháp điều tra thực địa 2.3.2.2.1. Công tác chuẩn bị

- Sơ thám: Là công việc đầu tiên của điều tra ngoại nghiệp, qua đây có thể nắm sơ bộ về địa hình, sinh cảnh, thực bì của khu vực và các hoạt động của đối tượng nghiên cứu, trong công tác sơ thám tiến hành đi theo các đường mòn, đi theo ven chân núi để đánh giá các hiện trạng rừng trong khu vực nghiên cứu, từ đó nắm khái quát về địa hình của khu vực nghiên cứu. Sau khi điều tra sơ thám đã xác định được các dạng địa hình và sinh cảnh chính tại VQG Hoàng Liên như sau:

Bảng 2.1: Các dạng sinh cảnh chính trong khu vực nghiên cứu

STT Sinh cảnh Thực bì

1

Rừng tự nhiên Nhiều cây gỗ lớn, Sơn ta, chuối rừng, Cây Tùng, hoa Phong lan, Thảo quả, Dây leo, Sim, Quyên ly, Đỗ trọng, Kim giao, Trám,...

2 Rừng trồng Thông, Lát mới trồng, Chó đẻ, Dây lẹo, …

3 Rừng tre nứa Tre, Nứa, Cây bụi, Lá rong, … 4 Rừng phục hồi Những cây gỗ nhỏ...

5 Đất canh tác nông nghiệp Trồng cây nông nghiệp: Lúa, Ngô Khoai, Sắn...

6 Trảng cỏ, cây bụi Ba soi, Ba bét, Sim, Chó đẻ, Cúc sinh viên, …

7 Khu vực dân cư sinh sống Hoa xuyến chi, Cỏ lào, Cây chó đẻ, ...

Chuẩn bị dụng cụ: Vợt, lọ đựng mẫu, hóa chất, địa bàn, cuốc xẻng, máy ảnh, rây côn trùng để tách côn trùng, xốp, kim…

2.3.2.2.2. Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra

Côn trùng Cánh cứng điều tra theo phương pháp điều tra tuyến.

Để đảm bảo tuyến điều tra phải đi qua các dạng địa hình khác nhau và phải mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Chúng tôi xác định 3 tuyến điều tra đi qua 15 điểm đại diện cho khu vực nghiên cứu.

Xã Tả Van: tiến hành điều tra 3 tuyến.

Điểm điều tra là một diện tích được chọn ra để thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra. Điểm điều tra cần có diện tích, các đặc điểm về đất đai, địa hình, thực bì,... Đại diện cho khu vực điều tra:

Diện tích của điểm điều tra là 100m2 .

Vị trí điểm điều tra cần đảm bảo tính đa dạng, bố trí điểm điều tra cần chú ý đến các đặc điểm địa hình như độ cao, hướng phơi và các đặc điểm khác của khu vực điều tra.

Qua 3 tuyến điều tra tiến hành lập 15 điểm điều tra để thu thập thông tin Tuyến 1: Xuất phát từ UBND xã Tả Van đi theo đường mòn liên thôn bản Hồ, 5km bố trí 5 điểm điều tra.

Tuyến 2: Xuất phát từ UBND xã Tả Van đi theo đường mòn Séo Mý Tỷ, 3km bố trí 4 điểm điều tra.

Tuyến 3: Xuất phát từ UBND xã Tả Van đi theo đường mòn đến Dền Thàng, 9km bố trí 6 điểm điều tra.

2.3.2.3. Phương pháp thu thập mẫu vật côn trùng Cánh cứng

Do côn trùng thuộc bộ Cánh cứng có hình thức sống khá đa dạng. Có loài bay lượn, có loài sống dưới đất, bên trong lớp vỏ thân cây, vì vậy tôi tiến hành điều tra cây đứng, điều tra gốc chặt, điều tra trên thảm mục, cây và dưới đất, điều tra bằng vợt bắt điều tra bằng bẫy.

Số loài côn trùng được ghi vào mẫu biểu 2.1:

Mẫu biểu 2.1: Phiếu điều tra côn trùng

Người điều tra:………… Số hiệu tuyến:…………

Ngày điều tra:………….

STT Loài Số lượng Mã số ảnh Số lượng Ghi chú

1 2 3 …

2.3.2.3.1. Điều tra trên cây đứng

Chuẩn bị dụng cụ: Hộp đứng mẫu, nắp hộp đã được đục lỗ nhỏ cùng với bảng biểu ghi chép

Tiến hành: Để xác định thành phần loài côn trùng trên cây ta tiến hành điều tra trên các điểm điều tra. Trên các điểm điều tra chọn cây điều tra theo phương pháp 5 điểm, mỗi điểm chọn 2 cây thân gỗ. Các cây tiêu chuẩn chọn ra 5 cành để tránh nhầm lẫn với các cây còn lại. Trên mỗi cây tiêu chuẩn chọn ra 5 cành điều tra theo phương pháp chuẩn, sau đó quán sát và thu thập mẫu.

Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 2.2.

Mẫu biểu 2.2: Biểu điều tra trên cây đứng

Số ÔTC………... Tên Loài cây:……….

Ngày điều tra:……….

TT Tên khoa học Tên đia phương Mã số ảnh Số lượng Ghi chú 1 2 3 …

2.3.2.3.2. Điều tra cây đổ và gốc chặt

Dụng cụ: Dao, hộp đựng mẫu và biểu ghi.

Tiến hành: Dùng dao bóc lớp vở của gốc cây đã chết, sau đó đếm đường đi của sâu non và Xén tóc, sâu Bổ củi… Sau đó đẽo dần vào trong để thu mẫu vật.

Kết quả được ghi vào mẫu biểu

Mẫu biểu 2.3: Điều tra gốc cây chặt

Ngày điều tra: ………

Điểm điều tra: ………

STT Loài sâu Số lượng Mã số ảnh Ghi chú

1 2 3

2.3.2.3.3. Điều tra côn trùng cánh cứng cư trú dưới đất

Dụng cụ: Cuốc đào đất, thước mét, ray đất, hộp đựng mẫu bằng nhựa biểu ghi.

Tiến hành: Để biết được thành phần, số lượng và sư phân bố của các loài côn trùng sống dưới đất ta tiến hành điều tra trên các ô dạng bản, diện tích ô dạng bản là 1m2. Số lượng ô dạng bản phụ thuộc vào yêu cầu của độ chính xác. Mỗi điểm điều tra ta thường bố trí 5 ô dạng bản: 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm điểm điều tra. Thông thường côn trùng dưới đất có liên quan đến cây rừng và thường nằm trong đất ngay dưới tán cây.

Khi đã dùng thước mét, dây ni lon xác định xong vị trí ô dạng bản, trước hết ta dùng tay bới kỹ lớp cỏ hay thảm mục trên bề mặt để tìm côn trùng, sau đó nhổ hết cỏ, gạt thảm khô về một phía rồi cuốc lần lượt từng lớp đất sâu 10 cm. Đất của mỗi lớp cuốc lên được bóp nhỏ hay dùng rây đất để tìm kiếm các loài cánh cứng, sau đó được kéo lên lần lượt về phía ngoài của ô và cứ cuốc như vậy đến lớp đất nào không có côn trùng nữa thì thôi.

Kết quả được ghi lại mẫu biểu sau:

Mẫu biểu 2.4: Biểu điều tra côn trùng sống dưới đất

Ngày điều tra:………. Người điều tra:……….. STT ô

dạng bản

Độ sâu lớp

đất (cm) Loài sâu Số lượng Mã số ảnh Ghi chú 1

2 3

2.3.2.3.4. Phương pháp bẫy đèn

Nhiều loài cánh cứng có tính xu quang nên có thể được thu nhập bằng bẫy đèn. Chọn địa điểm đặt bẫy đèn đại diện cho tuyến điều tra.

Dụng cụ: Bóng điện 3w, 18w mỗi điểm đặt 6 đen qua 3 đợt điều tra , vải màu trắng có kích thước 150 cm x 200 cm, bản, biểu ghi chép.

Tiến hành: Căng tấm vải màu trắng theo chiều thẳng đứng có chiều cao 1,5 m, chiều rộng 2 m, treo bóng điện sát với tám vải, cách mặt dất 1,2 m, khi trời tối thắp sáng bóng điện, quan sát và thu thập mẫu. Thời gian thu thập mẫu từ 19 giờ 30 phút đến 24 giờ.

Mẫu biểu 2.5: Điều tra côn trung bằng phương pháp bẫy đèn

Ngày điều tra: ……… Địa điểm: ………

STT Tên khoa học địa phương Tên Số mã ảnh Số lượng Ghi chú 1

2 3

2.3.2.4. Phương pháp bảo quản mẫu và giám định mẫu 2.3.2.4.1. Phương pháp bảo quản mẫu

Với những loài thuộc bộ Cánh cứng mẫu thu được ngâm vào dung dịch cồn lớn hơn 70 – 90 %. Mẫu ở các tuyến điểm điều tra được đánh dấu và ghi chép cụ thể, tránh nhầm lẫn.

Để thuận tiện cho việc quan sát, giám định, nhận xét, tiến hành làm tiêu bản mẫu. Dụng cụ làm tiêu bản gồm kẹp, giá cắm kim bằng xốp 50 x 20 cm, kim cắm và kéo cắt giấy. Phương pháp làm mẫu: Dùng kẹp lấy mẫu đã được ngâm trong dung dịch bảo quản ra, rửa sạch, cho vào giấy thấm để côn trùng không còn ướt. Sau đó dùng kim phù hợp với kích thước côn trùng, cắm xuyên qua vai trước sao cho kim vuông góc với trục cơ thể. Đối với mẫu côn trùng quá nhỏ không thể cắm kim loại thì dùng keo dán, dán chúng lên giấy hình tam giác nhọn rồi lấy kim cắm vào giấy cố định lên giá thể.

2.3.2.4.2. Giám định mẫu

Qua mô tả về đặc điểm hình thái, kích thước, râu đầu, hệ thống vân cánh, mạch cánh sau, từ đó phân loại và xác định được các mẫu côn trùng thu nhập đến loài. Các mẫu thu thập được giám định tại bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, trường đại học Lâm Nghiệp. Các tài liệu dung để phân loại mẫu bao gồm: Bọ rùa Vân Nam của Viện Lâm nghiệp Tây Nam (2003); Sách ghi chép Côn trùng Trung Quốc của Lý Nguyên Thắng (2004); Giám định bằng hình ảnh các loài côn trùng quý hiếm Trung Quốc của Hiệp hội Bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (1999); Bảo tàng Côn trùng của Lý Tương Đào (2006); Côn trùng rừng của Lý Thành Đức (2006); Tập tranh về côn trùng thiên địch của Phòng Nghiên cứu động vật, Viện Khoa học Trung Quốc; Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm viên bằng hình ảnh của Dương Tử Kỳ (2002); Sâu hại chủ yếu Tre Trúc ở Trung Quốc của Từ Thiên Sâm (2004).

Kết quả ghi vào mẫu biểu 06:

Mẫu biểu 2.6: Danh lục các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng trong khu vực nghiên cứu.

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Điểm bắt gặp P% Độ bắt gặp 1 2 ……

2.3.2.5. Xử lý số liệu điều tra

- Tỷ lệ côn trùng (mật độ tương đối P%) là tỷ lệ % của tổng số điểm loài côn trùng xuất hiện (thu bắt được) trên tổng số điểm điều tra.

n = Số điểm điều tra có loài cánh cứng N = Tổng số điểm điều tra

Chỉ sô P% dung để xác định độ thường gắp

P% < 25% là ngẫu nhiên gặp, kí hiệu là (x) 25%≤ P% < 50% là loài ít gặp, kí hiệu là (xx) P% ≥ 50% là loài thường gặp, kí hiệu (xxx)

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰCNGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lí

Tả Van là một xã vùng III cách trung tâm huyện 13 km về phía đông nam, xã có diện tích tự nhiên 6804,07 ha.

- Phía Bắc giáp xã Lao Chải

- Phía Tây giáp huyện Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) - Phía Nam giáp xã Bản Hồ

3.1.2. Đặc điểm địa hình

Nằm ở phía Ðông Bắc, xã Tả Van ở độ cao 1.100 mét so với mực nước biển, cách Sapa 13 km. Mặc dù phần lớn dân xã Tả Van là những người dân tộc thiểu số, sinh sống bằng nông, lâm nghiệp và dịch vụ du lịch.

3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Nằm ở miền bắc Việt Nam, xã Tả Van có khí hậu cận nhiệt ðới nhýng do nằm tại độ cao lớn nên không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè thời tiết ở thị trấn một ngày có đủ bốn mùa: Buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, thường có nắng nhẹ, khí hậu dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của xã Tả Van là 15 °C. Mùa hè, xã không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 14 °C – 16 °C vào ban đêm và 20 °C – 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 0 °C, đôi khi có tuyết rơi. lượng mưa trung bình hàng năm ở đây khoảng từ 1.200 đến 2.200 mm, tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian từ tháng 5 tới tháng 8.

3.1.4. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng

- Đia chất: cấu tạo từ các loại đá nguồn gốc mắc ma như Granit, Amphilolit, Filit, Đá vôi.

- Thổ nhưỡng đất có độ phì cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, nhiều loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.

3.1.5. Đặc điểm về hệ động, thực vật rừng

Thực vật tại xã Tả Van có 578 loài thuộc 56 họ, trong đó có 23 loài trong sách đỏ Việt Nam, 12 loài quý hiếm, 1 loài có nguy cơ tuyệt chủng như Bách xanh, Thiết sam, Thông tre, Thông Đỏ, Đinh tùng, Dẻ tùng v.v. Có tới trên 300 loài cây được dùng làm thuốc, trong đó có những cây dược liệu được khai thác và đưa vào sử dụng từ lâu như Thiên niên kiện, Thục địa, Đỗ trọng, Hoàng liên chân chim, Đỗ quyên, Kim giao, Thảo quả v.v.

Tại đây người ta còn tìm thấy loài nấm cổ linh chi trong đó có những tai nấm nặng trên 3 kg.

Về động vật, tại xã Tả Van có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh những loài quen thuộc nhóm Sóc bay, Mèo rừng, Sơn dương, Vượn đen. những loài có nguy cấp tuyệt chủng như Vượn đen, Hồng hoàng, Sheo cheo, Voọc bạc má; chim có 150 loài trong đó có những loài quý hiếm như Đại bàng đốm to, Trĩ mào đỏ, Chim hét mỏ vàng; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài.

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.2.1. Đặc điểm dân cư

Dân tộc Mông chiếm 69.5%, dân tộc Giáy chiếm 24.4%, dân tộc Dao chiếm 4.9%, dân tộc khác chiếm 1.2%.

Toàn xã có 727 hộ bằng 4201 khẩu trong đó có 1962 lao động chiếm 46.7% tổng dân số, nhân dân xã Tả Van có tinh thần đoàn kết, gắn bó giúp đỡ lẫn nhau, hệ thống chính trị cơ sở được kiện toàn về tuổi đời cũng như trình độ văn hóa

3.2.2. Tập quán sản xuất, phát triển kinh tế

- Nơi đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra họ còn tham gia khai thác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng tự nhiên khác.

- Hiện nay hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ. Điểm du lịch nổi tiếng như: Bãi đá cổ, Cầu mây, Nhà sàn và nhiều món ăn đặc sản dân tộc

3.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông.

3.2.3.1. Về văn hóa, giáo dục

Cộng đồng dân cư gồm nhiều dân tộc khác nhau công việc tuyên truyền giáo dục, bài trừ các hủ tục, phát huy thuần phong mỹ tục còn hạn chế. Nạn thất học, mù chữ và trẻ em không được đến lớp vẫn còn tồn tại. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên ít. Cơ sở y tế nghèo nàn, thuốc men thiếu thốn,

đội ngũ mỏng, không đáp ứng được nhu cầu phòng và chữa bệnh cho đồng bào vùng cao. Công tác vệ sinh, phòng bệnh chưa được chú ý đúng mức, các loại bệnh như bướu cổ, sốt rét,…còn tồn tại

3.2.3.2. Về y tế

Khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân do làm tốt công tác tuyên truyền và triển khai kịp thời các kế hoạch về phòng chống dịch bệnh, nên trên địa bàn xã không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra.

Về tiêm chủng mở rộng: Trẻ em dưới 1 tuổi tiêm vắc xin đầy đủ là 62/96 em 64.5%. Phụ nữ có thai được tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin uốn ván 89/96 92.7% kế hoạch

Trẻ em từ 1 - 5 tuổi được tiêm viêm não nhật bản 117/124 đạt 94.3% Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dýới 5 tuổi là 120/393 trẻ đạt 30.5% Công tác kế hoạch hóa gia đình tổng số chị em dùng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp quản lý côn trùng thuộc bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã tả van thuộc vườn quốc gia hoàng liên​ (Trang 25)