Nguyên nhân gây suy thoái tính đa dạng và các giá trị của côn trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp quản lý côn trùng thuộc bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã tả van thuộc vườn quốc gia hoàng liên​ (Trang 63 - 67)

trong bảo tồn đa dạng sinh học

4.6.1.1. Nguyên nhân gây mất tính đa dạng sinh học nói chung

Tính đa dạng sinh học bị suy thoái do 2 nguyên nhân chính là các hiểm họa tự nhiên và do con người. Những ảnh hưởng do con người gây ra chủ yếu làm suy giảm hoặc làm suy thoái và hủy hoại cảnh quan trên diện tích rộng. Việc khai thác quá mức các loài phục vụ cho nhu cầu của con người.

* Phá hủy nơi sống: rừng nguyên sinh, rừng nhiệt đới bị phá hoại. Phá hủy nơi sống hay sinh cảnh sống của loài là mối đe dọa chính với mất mát đa dạng sinh học. Mất nơi cư trú được coi là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, phần lớn cư trú nguyên thủy là rừng, nạn phá rừng đã xảy ra mãnh liệt ở tất cả các nơi và tốc độ mất rừng diễn ra quá nhanh.

* Các sinh cảnh bị chia cắt và bị cách ly.

- Ngoài việc đe dọa trực tiếp các hoạt động của con người gây sự phân cách, các sinh cảnh hoạt động này đã gây ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học. Khi các sinh cảnh bị chia nhỏ, các loài trong đó cũng bị chia nhỏ và cách ly với các nhóm cá thể khác. Sự chia ly này đã tạo nên những nhóm quần thể sinh vật có số lượng sinh vật quá nhỏ và tạo ra các mô hình địa lý sinh hoạt đảo. Mảng sinh cảnh bị tách ra giống như một hòn đảo giữa biển và hiểm họa tuyệt chủng của các loài diễn ra với xác xuất cao do ức chế sinh sản và tác động bìa.

- Việc chia cắt các sinh cảnh bởi sự xen lẫn về nơi ở của con người làm tăng khả năng tiếp xúc của các loài hoang dại vốn thường có khả năng miễn dịch đối với các mầm bệnh mới rất thấp.

* Ô nhiễm: Suy thoái đa dạng sinh học còn bị đe dọa bởi sự ô nhiễm môi trường sống. Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường sống rất khác nhau: Sử dụng thuốc trừ sâu, nhà máy, ô tô cũng như các trầm tích lắng đọng sói mòn đất từ các vùng cao.

- Thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được khuyến cáo từ năm 1962. Việc sử dụng thuốc trừ sâu để diệt các loài côn trùng gây hại cho cây trồng đã gây nhiều tổn hại với các quần thể sinh vật khác cùng sống trong môi trường. Việc sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hóa chất và giết hại nhiều loại sinh vật có ích mà còn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống của con người.

- Ô nhiễm không khí phát triển công nghiệp đã là những hoạt động gây ô nhiễm cho bầu khí quyển của trái đất, thải ra không khí những hơi hóa học, gây ra những hiện tượng mưa axit tiêu diệt các loài động vật và thực vật.

Khai thác quá mức đây là nguyên nhân xếp thứ 2 trong sự suy thoái đa dạng sinh học sau nguyên nhân nơi sống bị phá hủy. Để thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người đã thường xuyên khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên. Việc khai thác quá mức của con người ước tính đã gây nguy cơ tuyệt chủng cho 1/3 những loài động vật có xương sống. Đặc biệt trong những năm gần đây khi thị trường thương mại được mở rộng nhu cầu con người tăng lên.

4.6.1.2. Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học có giá trị về sử dụng: Giá trị này trước hết đề cập trên góc độ kinh tế của đa dạng sinh học và đó là các sản phẩm được con người trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng.

- Đa dạng sinh học có giá trị về mặt sinh thái: Đa dạng sinh học làm tăng khả năng sản xuất của hệ sinh thái, bảo vệ tài nguyên đất và nước điều hòa khí hậu... Tính đa dạng sinh học đã tạo nên sự cân bằng sinh thái do nhờ những mối quan hệ giữa các loài với nhau.

- Đa dạng sinh học có giá trị về mặt đạo đức: Tất cả các loài đều có quyền tồn tại. Chúng ta phải tôn trọng lẫn nhau trong sự cùng tồn tại không phải lệ thuộc hoàn toàn vào giá trị sử dụng của nó.

- Đa dạng sinh học có giá trị thẩm mỹ: Đây còn gọi là những dịch vụ tự nhiên về du lịch sinh thái, sự thưởng thức giải trí con người.

- Đa dạng sinh học có giá trị lựa chọn: Không phải tất cả các loài đều có giá trị kinh tế, sinh thái, đạo đức, thẩm mỹ giống nhau và thực tế là chúng ta chưa xác định được hết. Loài đang được cho là vô ích có thể trở thành hữu ích hoặc có giá trị lớn nào đó trong tương lai.

4.6.1.3. Vai trò đa dạng loài côn trùng

- Về mặt khoa học đa dạng sinh học thể hiện ở 3 mức độ: đa dạng sinh học cấp loài, đa dạng sinh học về sự khác biệt về gen giữa các loài, giữa các quần thể sống cách ly và giữa các cá thể sống trong một quần thể; đa dạng sinh học ở mức độ khác biệt giữa các quần xã, các hệ sinh thái và các mối tương tác giữa chúng với nhau. Tất cả các mức của đa dạng sinh học là rất cần thiết cho sự tiếp tục tồn tại của các loài, các quần xã tự nhiên và đều rất quan trọng đối với con người. Trong sinh vật loài là đơn vị cơ bản để phân loại, do vậy tất cả các nghiên cứu đi sâu về sinh vật trước hết đều bắt đầu từ loài. Sự đa dạng thể hiện tính thich ứng về phương tiện tiến hóa và phương diện sinh thái học của một loài nào đó đối với mọi môi trường sống nhất định.

- Về mặt kinh tế: sự đa dạng về loài côn trùng trước hết cung cấp cho con người nguồn tài nguyên phong phú để lựa chọn cho mục tiêu kinh tế của mình. Các loài côn trùng cung cấp cho con người rất nhiều loại sản phẩm làm thức ăn và làm thuốc, làm nguyên liệu cho ngành dệt may... Những loài côn trùng có ích có ý nghĩa to lớn trong phòng trừ sâu hại cho mùa màng, trên cơ sở đó mà người sản xuất tiết kiệm được khoản chi phí không nhỏ trong việc phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học mà lại tránh được ô nhiễm môi trường.

Người dân cũng thu được lợi nhuận từ côn trùng thông qua các sản phẩm thu hoạch từ cây cối, rau màu và bản thân những thực vật này phải nhờ côn trùng thụ phấn. Trong xã hội hiện đại khi đời sống con người tăng cao sẽ xuất hiện những nhu cầu mới về du lịch sinh thái, sưu tập mẫu vật, tham quan cảnh quan thiên nhiên. Các yếu tố hợp thành để phục vụ cho các hoạt động này trong đó có mặt của côn trùng. Nguồn thu kinh phí từ hoạt động này nhiều nơi, nhiều chỗ là đáng kể. Chẳng hạn nhiều khách du lịch bỏ tiền ra chỉ để chiêm ngưỡng những đàn bướm hoặc bỏ nhiều tiền để mua những loài côn trùng cánh cứng có hình dạng màu sắc đẹp. Tuy vậy nếu cứ để cho các thị hiếu và sự lợi dụng bừa bãi thì rất có thể dẫn tới sự phá vỡ và làm mất tính đa dạng côn trùng. Đây là những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý và phát triển bền vững.

Lợi ích về kinh tế mà đa dạng loài côn trùng mang lại là không nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế nó ít được đề cập và báo cáo. Các phương pháp tính toán hiệu quả gián tiếp từ côn trùng là có thể được thực hiện song chưa được áp dụng phổ biến.

- Về môi trường: đa dạng côn trùng xét trong một trừng mực nhất định đóng vai trò là sinh vật chỉ thị cho môi trường. Côn trùng là mắt xích chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Vì vậy sự đa dạng loài côn trùng trong một quần xã nào đó thì cũng chứng tỏ sự đa dạng loài của hệ động vật, thực vật và vi sinh vật ở quần xã cao. Khi đó nó thể hiện tính đa dạng sinh học của quần xã tạo cho sự bền vững an toàn về môi trường và sinh thái. Nhờ có tác dụng thụ phấn của côn trùng mà các loài thực vật có cơ hội để tổng hợp chéo tránh được sự suy thoái của loài. Cùng với những sinh vật khác tính mềm dẻo là khả năng thích nghi cao độ của các loài côn trùng tạo ra sự ổn định và nâng cao tính chống chịu của hệ sinh thái. Trong một quần xã sinh vật khi số lượng loài côn trùng biến động số cá thể trong quần thể tăng không theo tỷ lệ thích hợp sẽ dẫn tới phá vỡ các mỗi quan hệ cân bằng của các yếu tố trong quần xã.

Với khả năng sinh sản nhanh nên khi có điều kiện thuận lợi về nguồn thức ăn về điều kiện thời tiết... Mà lượng thiên địch ít, khi đó số lượng cá thể trong quần thể tăng nhanh một cách đột biến tạo nên những trận dịch lớn hủy hoại nhiều loài sinh vật và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và kinh tế. Tính đa dạng loài côn trùng cao cùng với kết cấu hợp lý về tỷ lệ và số lượng giữa các loài trong quần xã côn trùng là một tiêu chí đánh giá sự an toàn về môi trường sinh thái của hệ sinh thái chứa nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp quản lý côn trùng thuộc bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã tả van thuộc vườn quốc gia hoàng liên​ (Trang 63 - 67)