Các giải pháp cụ thể để quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp quản lý côn trùng thuộc bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã tả van thuộc vườn quốc gia hoàng liên​ (Trang 68 - 87)

trùng thiên địch

Qua quá trình điều tra, kết quả thu được với 106 loài côn trùng thì côn trùng gây hại chiếm tỉ lệ lớn nhưng mức độ bắt gặp còn ít, chưa có khả năng gây dịch hại. Tuy nhiên, việc đưa ra biện pháp quản lý côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch là rất cần thiết.

Với mỗi loại sinh cảnh khác nhau, tiến hành áp dụng các biện pháp phù hợp như rừng phục hồi cần tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ để trạng thái rừng có thể tự điều chỉnh cân bằng, là tiền đề cho rừng phát triển bền vững. Đất trống đồi núi trọc, cần nghiên cứu và đưa ra các loại cây trồng phù hợp để mở rộng diện tích rừng, có thể trồng xen kẽ nhiều loài cây để tạo nên sự đa dạng, phong phú. Sau khi nghiên cứu được loài cây trồng phù hợp, cần kiểm soát, quản lý các loại côn trùng gây hại và bảo tồn côn trùng thiên địch. Cụ thể:

+ Quản lý côn trùng gây hại:

• Áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh: cần chọn giống cây có khả năng chống chịu sâu hại tại VQG Hoàng Liên như bọ lá, Xén tóc, Mọt, Bọ hung, Vòi voi hại măng... đồng thời thích hợp với các điều kiện đất đai, khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa... để cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, không tạo môi trường cho sâu hại phát triển.

• Thường xuyên tiến hành công tác điều tra để thu thập thông tin về các loài côn trùng gây hại có thể gây ra dịch và thiên địch của chúng, nhằm cung cấp thông tin cho dự tính dự báo và các nghiên cứu cơ bản khác. Thống kê số liệu điều tra qua nhiều năm, tìm ra quy luật phát dịch, thiên địch để tìm ra quy luật của côn trùng gây hại chính xác hơn, chủ động xây dựng kế hoạch phòng trừ hợp lý. Với các loài họ Vòi voi, họ Bọ sừng cần điều tra sâu trưởng thành theo phương pháp điều tra dưới đất. Với các loài thuộc họ Bọ hung ăn

lá, họ Cánh cứng ăn lá, tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm trong OTC.

Các biện pháp phòng trừ và tiêu diệt được tiến hành như sau: • Với các loài họ Bọ hung ăn lá, họ Cánh cứng ăn lá

• Cần sử dụng chất dẫn dụ sinh học để bẫy sâu trưởng thành.

• Chặt toàn bộ cây bị bệnh, đốt, ngâm nước hoặc phun thuốc hóa học để tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành.

• Thu thập, bắt, tiêu hủy.

• Tỉa thưa cây, dọn vệ sinh và đốt để tiêu diệt mầm bệnh. • Với các loài họ Vòi voi.

• Kết hợp việc chăm sóc rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng tre nứa) với tiêu diệt nhộng bằng cách cuốc đất lật xung quanh gốc bán kính 1 m.

• Lấp kín vị trí đẻ trứng của chúng và tiêu diệt sâu trưởng thành, cần bọc ngay măng mới nhú khỏi mặt đất bằng túi ni lông.

• Tập trung thu bắt chúng ở pha sâu non và pha trưởng thành.

• Dùng Bi 58 nồng độ 0,005% để phun hoặc quét lên măng từ tháng 6. • Sử dụng kết hợp với các loài côn trùng thiên địch của sâu hại Tre là các loài Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu.

• Với các loài họ Xén tóc: Có thể sử dụng chất dẫn dụ sinh học và chặt cây tươi để bẫy sâu trưởng thành.

+ Quản lý và bảo tồn côn trùng thiên địch:

Để phát huy vai trò khống chế các loài côn trùng gây hại, sử dụng có hiệu quả côn trùng thiên địch là biện pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí. Cụ thể như sau:

• Với các loài gây hại như sâu non Bọ hung, sâu non một số loài bộ Cánh phấn, Sâu thép, Sên... Có thể sử dụng các loài họ Đom đóm (Lampyridae), Hành trùng (Carabidae) làm thiên địch.

• Với các loài như rệp ống, rệp muội, rệp sáp... Sử dụng phần lớn các loài họ Bọ rùa (Coccinellidae) làm thiên địch.

Trước khi sâu hại bùng nổ, cần bảo vệ, giữ mật độ thiên địch luôn ổn định bằng các biện pháp bảo vệ tầng cây bụi thảm tươi, bổ sung nguồn thức ăn, làm tổ nhân tạo cải tạo nơi ở. Khi sâu hại xuất hiện với số lượng lớn, có nguy cơ xảy ra dịch hại, cần ngừng cung cấp thức ăn bổ sung để thiên địch tập trung vào sâu hại chính. Khi nguồn thức ăn không được cung cấp nữa, các loài thiên địch sẽ ăn các loài côn trùng gây hại. Biện pháp sinh học này làm số lượng, mật độ quần thể sâu hại giảm một cách nhanh chóng, đẩy lùi sự phát triển thành dịch của sâu hại. Tuy nhiên, việc xác định đúng thời điểm xảy ra dịch hại để phát bỏ thực bì hay trồng bổ sung là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của biện pháp phòng trừ sâu hại. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến địa điểm, vị trí những khu vực cần ưu tiên.

Như vậy, côn trùng thiên địch mang lại lợi ích lớn cho việc phòng trừ sâu hại. Hơn thế nữa, các loài côn trùng có ích tại khu vực có điều kiện phát triển quanh năm (đặc biệt là các loài thuộc họ Bọ rùa). Điều đó làm giảm bớt sức lực và thời gian cho việc duy trì, gây và nhân giống, chỉ cần một số hoạt động như:

• Điều tra nắm bắt số lượng, mật độ loài qua các pha.

• Bảo vệ, ngăn cấm việc chặt phá tầng cây bụi, thảm tươi để chúng có điều kiện để phát triển.

• Tập trung, thu thập các ổ trứng để làm tăng mật độ thiên địch vào các ổ dịch sâu hại.

• Gây nuôi một số loài thiên địch khi số lượng thiên địch quá ít, không thể dập tắt dịch hại.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Đã ghi nhận một số loài côn trùng cánh cứng tại vườn quốc gia Hoàng Liên thuộc các họ Anobiidae, Buprestidae, Chrysomelidae, Curculionidae, Coccinellidae, Cerambycidae, Elateridae, Meloidae, Scarabaeidae. Trong đó,

họ có số loài nhiều nhất (24 loài, chiếm 22.64 % tổng số loài), tiếp theo là họ Bọ hung (21 loài, chiếm 19.81%), ít nhất là họ Mọt gỗ (1 loài chiếm 0.94%).

- Trong số các loài côn trùng cánh cứng ghi nhận được ở khu vực nghiên cứu, loài thường gặp 54 loài có tỷ lệ cao nhất 50.94%, loài ít gặp 39 loài chiếm 36.79% và loài ngẫu nhiên gặp 13 loài chiếm 12.26%

- Đã xác định được 17 loài côn trùng thiên địch thuộc họ Bọ rùa và 10 loài cải tạo đất thuộc họ Bọ hung.

- Các loài có hại bao gồm (68 loài chiếm 64.15%), số loài có vai trò phân hủy xác động – thực vật, cải tạo đất với (10 loài chiếm 9.43%), số loài có vai trò ăn thịt (thiên địch) với (28 loài chiếm 26.41%) thuộc 9 họ đã điều tra được.

- Bước đầu đã xác định một số dấu hiệu sinh học, sinh thái của các loài thuộc họ Cerrambycidae, Currculionidae, Meloidae, Elateridae, Chrysomelidae, Coccinellidae, Scarabaeidae.

- Đề xuất được một số biện pháp quản lý, bảo tồn côn trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) tại xã Tả Van thuộc VQG Hoàng Liên

2. Tồn tại

- Thời gian nghiên cứu ở các khu vực không dài nên thành phần loài ghi nhận được còn ít.

- Dấu hiệu sinh học, sinh thái của nhiều loài côn trùng Cánh cứng, nhất là các loài có giá trị bảo tồn chưa được nghiên cứu.

3. Kiến nghị

Từ kết quả đạt được, thực trạng và những tồn tại trên tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần có thời gian dài hơn để nghiên cứu, xác định thành phần loài cánh cứng ở các VQG, nghiên cứu trong các mùa khác nhau.

- Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài, nhất là loài có giá trị bảo tồn, có ích, gây hại, thẩm mỹ, v.v.

- Đối với VQG và kiểm lâm cần phải tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường, sự kết hợp các ngành liên quan, tăng cường các biện pháp quản lý nhằm hạn chế các hoạt động tác động lên tài nguyên rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Phạm Ngọc Anh (1967), Côn trùng học lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (2000), Sách Đỏ Việt Nam, phần

động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần

động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Đặng Vũ Cẩn (1973), “Sâu hại rừng và cách phòng trừ”, NXB Nông nghiệp.

5. Đặng Thị Đáp, Cộng sự, (2007), Báo cáo khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật phân tích số lượng côn trùng cánh cứng (Insecta: Coleoptera), Đề tài thạc sĩ, Viện sinh thái tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 6. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư, (2004), “Kết quả nghiên cứu côn trùng

cánh cứng ăn lá (Coleoptera, Chrysomelidae) tại 2 khu vực bảo tồn

thiên nhiên Mường Phăng, Hang Kia – Pà Cò và VQG Ba Bể”. Tạp

chí sinh học, đặc sắc nghiên cứu về côn trùng.

7. Đặng Thị Đáp, Trần Thiếu Dư, (2003), Những loài và phân loài bọ cặp kìm (Coleoptera, Lucanidae) đã được phát hiện ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học

8. Lê Xuân Huệ (2009), Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học của khu Bảo tồn

thiên nhiên Copia (Sơn La), Viện sinh thái tài nguyên sinh vật.

9. Bùi Minh Hồng, Nguyễn Phương Thảo và Phạm Thu Lan (2010), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của bọ rùa đỏ Micraspis discolor (fabricius) (Coccoinellidae: Coleoptera),Tạp chí khoa học đại

10. Medevedev (1968), Công bố một số công trình về họ Bọ lá

(Chrysomelidae) ở Việt Nam.

11. Nguyễn Thế Nhã, (2008), Nghiên cứu hiện trạng sâu hại và biện pháp bọc

bảo vệ măng các loài tre đang trồng phổ biến ở ViệtNam. Tạp chí

Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

12. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, (1998), Côn trùng rừng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Hoàng Đức Nhuận, (1983), Bọ rùa ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

14. Tạ Huy Thịnh (2006 – 2007), điều tra nghiên cứu đa dạng sinh học côn

trùng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn miền Trung và đề xuất các giải pháp bảo tồn, viện sinh thái tài nguyên sinh vật.

15. Bùi Quang Tiếp, 2011, Luận văn thạc sỹ: “Điều tra thành phần loài côn

trùng bộ Cánh cứng (Coleoptera) ở rừng keo lai, thông caribe và bạch đàn dòng PN2, U6 bằng phương pháp bẫy”. Trường Đại học Lâm nghiệp.

16. Nguyễn Trung Tín (1993), “Xén tóc đục thân bạch đàn tại Từ Giác – Long Xuyên trên hại loại bạch đàn chính Eucalyptus camaldulensis – E. reticornis”, Tạp chí Lâm nghiệp.

17. Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Hợi và Lê Thị Diên, 2012 "Nghiên cứu đa

dạng sinh học của bộ cánh cứng (Coleoptera) tại vườn quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

18. Mai Văn Quang (2011), “Nghiên cứu hiên trang đa dạng sinh học của côn

trùng thuộc bộ Cánh cứng (Coleoptera) và đề xuất một số giải pháp quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa”. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

Tiếng Trung Quốc

19. 李湘涛 (2006),昆虫博物馆,时事出版社.

Lý Tương Đào (2006), Bảo tàng Côn trùng, NXB Thời sự. 20. 李成德 (2006),森林昆虫学,中国林业出版社.

Lý Thành Đức (2006), Côn trùng rừng, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

21. 中国野生动物保护协 (1999),中国珍稀昆虫图鉴.中国林业出版社.

Hiệp hội bảo vệ động vật hoang dã Trung Quốc (1999), Giám định bằng hình ảnh côn trùng quý hiếm Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp

Trung Quốc.

22. 杨子琦 (2002), 园林植物病虫害防治图鉴, 中国林业出版社.

Dương Tử Kỳ (2002), Giám định và phòng trừ sâu bệnh hại cây lâm

viên bằng hình ảnh, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

23.中国科学院动物研究所 (1997),天敌昆虫图册,科学出版社.

Phòng nghiên cứu động vật Viện khoa học Trung Quốc (1997) Sách

bằng hình ảnh côn trùng thiên địch, NXB Khoa học.

24. 徐天森 (2004),中国竹子主要害虫,中国林业出版社.

Từ Thiên Sâm chủ biên (2004), Sâu hại chủ yếu Tre Trúc ở Trung Quốc, NXB Lâm nghiệp Trung Quốc.

25.李元胜,主编 (2004),中国昆虫记,上海社会科学院出版社

Lý Nguyên Thắng (2004), Sách ghi chép Côn trùng Trung Quốc,

NXB Viện Khoa học xã hội Thượng Hải.

26. 西南林学院 (2003), 云南瓢虫志, 云南科技出版社.

Viện Lâm nghiệp Tây Nam (2003), Bọ rùa Vân Nam, NXB Kỹ thuật Vân Nam.

PHỤ LỤC

STT Tên Khoa Học Tên Việt Nam SC

1 2 3 4 5 6 7

I Anobiidae Họ Mọt gỗ

1 Stegobium paniceum x x x x x x

II Buprestidae Họ Bổ củi giả

2 Anthaxia helvetica x x x x x 3 Anthaxia podolica x x x x 4 Chrysochroa ephippigera x x x x x 5 Steraspis squamosa x x x x 6 Sternocera aequisignata x x x x x 7 Strigoptera bimaculata x x x III Cerambycidae Họ Xén tóc x x x x 8 Acanthocinus nodosus x x 9 Aristobia approximator x x x 10 Aristobia horridula x x

11 Batocera rubus Linn x x x

12 Batocera rufomaculata x x x

13 Cacostola lineata x x x

14 Calothyrza margatitifera x x x x

15 Paraphrus granulosus x x x

16 Plocaederus ruficornis x x

17 Rhytidodera bowringii White x x x x

18 Rosalia sanguinolenta x x x x x x

19 Stromatium longicorne x x

20 Tetraopes femoratus x x x

21 Titanus giganteus

22 Agelastica alni x x 23 Cassida margaritacea x x x x x x 24 Cassida murraea x x x x 25 Cassida vibex x x x 26 Cassida viridis x x x x 27 Chrysolina fastuosa x x x x 28 Chrysolina graminis x x x x 29 Chrysolina polita x x x x x 30 Clytra laeviuscula x x x x x 31 Crepidodera aurata x x 32 Crepidodera aurea x x x x x 33 Crepidodera plutus x x x 34 Cryptocephalus biguttatus x x x x 35 Donacia cinerea x x x 36 Donacia clavipes x x 37 Donacia crassipes x x x x x 38 Donacia semicuprea x x x x 39 Donacia sparganii x x x x 40 Lamprolina impressicollis x x x x x x 41 Pachnephorus pilosus x x x x x 42 Pachybrachis picus x x 43 Pachybrachis tessellatus x x x 44 Plagiodera versicolora x x x 45 Podagrica fuscicornis x x x x V Coccinellidae Họ Bọ rùa

46 Adalia bipunctata x x x x x x 47 Adalia conglomerate x x x x x x 48 Adalia decempunctata x x x x 49 Anatis ocellata x x x x 50 Chilocorus bipustulatus x x x x 51 Chilocorus renipustulatus x x x x x x 52 Coccidula scutellata x x x x x 53 Coccinella magnifica x x x x x x 54 Coccinella quinquepunctata x x x x 55 Coccinella septempunctata x x x 56 Coccinella undecimpunctata x x x x 57 Exochomus quadripustulatus x x x x x 58 Harmonia axyridis x x x x 59 Henosepilachna argus x x x x 60 Hippodamia tredecimpunctata x x x x x 61 Hippodamia variegate x x x x 62 Oenopia conglobate x x x x x 63 Subcoccinella vigintiquatuorpunctata x x x x x 64 Tytthaspis sedecimpunctata x x x x x x

VI Curculionidae Họ Vòi voi

65 Alcidodes frenatus x

66 Cyrtotrachelus buqueti x x

67 Cyrtotrachelus longimanus x x x

68 Depaurus marginatus x

squamosus

70 Macrochirus praetor x x

71 Mahakamia kampmeriti x x x

72 Sitophilus oryzae x

VII Elateridae Họ Bổ củi

73 Alaus oculatus x x x x x

74 Anelastes druryi x x x x x

75 Campostermus SP x x x x x x x

76 Dromaeolus basalis x

77 Dromaeolus californicus x x x

78 Melasis tsugae female x x x x x

79 Melanotus crassicoliss x x x x

VIII Meloidae Họ Ban miêu

80 Lytta magister x x x x 81 Mylabris oleae x x x 82 Mylabris quadripunctata x x 83 Pyrota palpalis x x x x 84 Protomeloe simplex x x x 85 Tetraonyx fulva x x x x x IX Scarabaeidae Họ Bọ hung 86 Alissonotum impressicolle Arrow x x x x 87 Copris lunaris x x x x x x x 88 Cyclocephala lurida x x x x x 89 Euetheola subglabra x x x x x x 90 Geotrupes mutator x x x x x x

91 Geotrupes spiniger x x x x x 92 Hololepta plana x x x 93 Holotrichia pruinosa x x x x 94 Holotrichia sauteri x x x x x 95 Holotrichia sinensis x x x x x x 96 Maladera sp x x x x x x 97 Megasoma punctulatum x x x 98 Melanocanthon nigricornis x x x 99 Onthophagus ovatus x x x x x x x 100 Onthophagus taurus x x x x 101 Onthophagus verticicornis x x x x x 102 Oryctes rhinoceros x x x x x x 103 Osmoderma eremita x x x x 104 Serica brunna x x x x x 105 Trypocopris vernalis x x x x x x x 106 Xylotrupes gideon x x x x x x x 73 68 16 69 61 75 78

PHỤ LỤC 02

HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI CÔN TRÙNG CÁNH CỨNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Chrysolina fastuosa Euetheola subglabra

Depaurus marginatus Plocaederus ruficornis

Cacostola lineata Calothyrza margatitifera

Sitophilus oryzae Tetraopes femoratus

Alaus oculatus Blister Beetles

Holotrichia pruinosa Onthophagus ovatus

Onthophagus Taurus Osmoderma eremita

Trypocopris vernalis

Anelastes druryi Dromaeolus californicus

Donacia semicuprea Stegobium paniceum

Exochomus quadripustulatus Plagiodera versicolora

PHỤ LỤC 03

CÁC SINH CẢNH CÓ TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Rừng tự nhiên Rừng tre nứa

Đất canh tác nông nghiệp Rừng trồng

Rừng phục hồi Trảng cỏ, cây bụi

PHỤ LỤC 04

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất giải pháp quản lý côn trùng thuộc bộ cánh cứng (coleoptera) tại xã tả van thuộc vườn quốc gia hoàng liên​ (Trang 68 - 87)