Nội dung nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 25)

- Đánh giá tính đa dạng loài và đặc điểm phân bố của các loài thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.

- Mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng đặc trưng tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất một số biện pháp và quản lý các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu.

3.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp kế thừa tài liệu nghiên cứu

Kế thừa các công trình có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu về bộ Cánh cứng trên thế giới và tại Việt Nam trong những năm trước đây. Kế thừa có chọn lọc tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

3.5.2. Công tác ngoại nghiệp

- Chuẩn bị: Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng để xác định các tuyến điều tra điển hình, các phương tiện cần thiết cho công tác điều tra bao gồm biểu mẫu các loại, dụng cụ đo chiều dài, đo chiều cao, dụng cụ để thu bắt mẫu vật điều tra như lọ thuốc độc, đồ chứa mẫu, cuốc xẻng, rây đất …

- Điều tra sơ thám:

Điều tra sơ thám thường sử dụng một số phương pháp đơn giản dựa trên các đặc tính sinh vật học của sinh vật để nắm bắt một cách khái quát về tình hình khu vực và các hoạt động của đối tượng nghiên cứu. Trong công tác sơ thám, do KBT là rừng tự nhiên nên việc xác định các tuyến điều tra sơ bộ được tiến hành đi theo các lối mòn có sẵn. Từ đó đánh giá hiện trạng rừng và xác định các hướng phơi chính mỗi trạng thái rừng, hướng phơi hay địa hình thay đổi.

- Bố trí tuyến điều tra và hệ thống các điểm điều tra:

+ Tuyến điều tra phải đại diện cho khu vực điều tra, vì vậy tuyến điều tra được tôi lựa chọn đi qua nhiều kiểu địa hình, nhiều sinh cảnh khác nhau. Khi xác định các tuyến điều tra thì cần căn cứ vào đặc điểm địa hình, đặc điểm rừng

để bố trí cho hợp lý. Các tuyến điều tra được đặt tên, đánh số thứ tự và vẽ trên bản đồ.

Bảng 3.1: Danh sách các tuyến điều tra trong khu vực nghiên cứu TT Địa điểm điều tra Tuyến điều tra

1 Xã Thông Thụ

Từ trạm QLBVR Thông Thụ 2 vào đến khu vực rừng phục hồi. Tổng chiều dài tuyến 11,5km; Điều tra trên 3 ÔTC, 2 bẫy đèn(1 ở trạm QLBVR, 1 ở trên tuyến)

2 Xã Tiền Phong

Xuất phát từ Trạm QLBVR Na Chạng vào đến khu vực rừng phục hồi sau khai thác, tổng chiều dài 8,4km; Điều tra trên 3 ÔTC, 2 bẫy đèn(1 ở trạm QLBVR, 1 ở trêm tuyến)

3 Xã Nậm Giải Tổng chiều dài tuyến 3,9 km, bố trí 3 ÔTC, 1 bẫy đèn ở trạm QLBVR

4 Xã Đồng Văn Tổng chiều dài tuyến 3,5km, bố trí 3 ÔTC, 1 bẫy đèn

4 Xã được xây dựng tuyến là những xã có diện tích lớn, có hệ sinh vật đặc trưng cho khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, có đầy đủ sinh cảnh mà một tuyến điều tra cần có.

Trong khu vực nghiên cứu có những dạng sinh cảnh chính như sau: 1. Dân cư sinh sống, canh tác nông nghiệp

2. Trảng cỏ cây gỗ rải rác (Ib,Ic) 3. Rừng trồng keo sau khai thác 4. Rừng trồng keo

5. Rừng phục hồi sau nương rẫy 6. Rừng phục hồi sau khai thác

Ngoài việc điều tra theo tuyến điển hình, việc xác lập ô tiêu chuẩn trên các tuyến điều tra là rất cần thiết. ÔTC là một diện tích rừng được chọn ra để

thực hiện các phương pháp thu thập thông tin đại diện cho khu vực điều tra. ÔTC cần có diện tích, số cây đủ lớn, đặc điểm đất đai, địa hình thực bì… đại diện cho lâm phần điều tra. Xác định các ÔTC trên mỗi tuyến điều tra theo sự biến đổi của các dạng sinh cảnh. ÔTC tôi chọn có diện tích 1000m2 (40 x 25 m). Trên mỗi tuyến điều tra bố trí 3 ÔTC.

Bảng 3.2. Đặc điểm các OTC đã bố trí điều tra STT

OTC Sinh cảnh Thực bì

1 Trảng cỏ cây gỗ rải rác Cỏ tranh, cỏ rác, phân xanh, chó đẻ, dương xỉ…

2 Rừng trồng keo Mâm xôi, đót, dây leo

3 Rừng phục hồi sau khai thác Phân xanh, cỏ lào, lá han, dây leo, ba gạc

4 Trảng cỏ Phân xanh, Mâm xôi, cỏ lá tre, trinh nữ

5 Canh tác nông nghiệp Cỏ rác, trinh nữ

6 Rừng phục phồi sau nương rẫy Cây bụi, cỏ lau, đót

7 Rừng phục hồi sau nương rẫy Cỏ tranh, cỏ lào, phân xanh

8 Rừng trồng sau khai thác Phân xanh

9 Rừng phục hồi sau khai thác Cỏ lá tre, cỏ lào, mua

10 Trảng cỏ Phân xanh, chó đẻ, mâm xôi

11

Rừng phục hồi sau khai thác Cỏ lá tre, cỏ lào, mua

Hình 3.1 . Sơ đồ tuyến điều tra và điểm điều tra

Phương pháp thu thập mẫu

Các loại côn trùng có các hoạt động kiếm ăn ở các môi trường khác nhau. Một số loài hoạt động dưới đất như Bọ hung, Hành trùng ... một số hoạt động kiếm ăn trên cây như Bọ rùa, Xén tóc... Vì vậy, trong quá trình thu thập mẫu tôi tiến hành các phương pháp thu thập như sau :

Điều tra cây đứng:

Sau khi xác định được số lượng và vị trí OTC, cần thực hiện công việc lập hồ sơ và kế hoạch điều tra.Các OTC được đánh dấu trên bản đồ. Chuẩn bị dụng cụ điều tra như: địa bàn, thước dây, dao, các biểu ghi ... tiến hành công tác điều tra.

Cách tiến hành: Điều tra thành phần loài côn trùng trên cây, tôi tiến hành chọn cây tiêu chuẩn theo 5 mốc. Tại mỗi OTC hình tròn chọn một mốc ở tâm

của ô rồi đánh dấu 2 cây tiêu chuẩn. Từ điểm này chọn 4 mốc khác nhau theo 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc cách điểm trung tâm 10m. Tại mỗi mốc này chọn 2 cây tiêu chuẩn, như vật mỗi OTC với diện tích 1000m2 tôi tiến hành điều tra 10 cây. Cây được chọn là cây ở gần mốc nhất, cây gỗ cao hơn so với những cây khác xung quanh. Trên mỗi cây chọn ra 5 cành điều tra theo phương pháp chuẩn.

Sơ đồ bố trí vị trí cây tiêu chuẩn nhƣ sau:

Các cây tiêu chuẩn đã chọn được đánh dấu bằng cách dán giấy và kết quả được ghi ở biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần các loài côn trùng trên cây

Ngày điều tra... Người điều tra...

TT cây TC Vị trí cây

tiêu chuẩn TT loài Tên loài Ghi chú

1 2

+ Điều tra bằng vợt bắt:

Vợt bắt là dụng cụ chủ yếu để thu thập mẫu của những loài côn trùng thường xuyên đi chuyển mà dùng tay không bắt được. Vợt bắt làm bằng vải màn, miệng tròn làm bằng sắt đường kính 30cm, miệng vợt được gắn với cán gỗ. Khi bắt mẫu miệng vợt hướng thẳng vào con côn trùng mình muốn bắt và đưa đi thật nhanh, khi côn trùng đã vào trong miệng vợt thì xoay miệng vợt về

phía trước một góc α>900 sao cho miệng vợt khép kín lại để con vật bị bắt không lọt ra ngoài được. Sau khi giữ cho con vật nằm im trong vợt, nhẹ nhàng lấy ra khỏi vợt và tiến hành ghi chép, bảo quản mẫu thu được trong dung dịch cồn 900. Kết quả điều tra được ghi vào biểu sau:

Mẫu biểu: Điều tra thành phần, số lƣợng côn trùng bằng vợt

Số OTC... Người điều tra ... Ngày điều tra ...

OTC Số loài bắt đƣợc Tên loài Số lƣợng mỗi loài

Ghi chú

1 2

+ Điều tra bằng bẫy đèn:

Dùng bóng đèn tròn 100W – 220V và bóng neon màu để thu thập mẫu (ánh sáng hấp dẫn côn trùng có tính xu quang để thu mẫu vào ban đêm).

Bẫy bóng đèn tròn được bố trí tại các trạm quản lý bảo vệ rừng trong khu vực nghiên cứu, bẫy đèn nenon được bố trí trên các tuyến điều tra. Vào ban đêm ta dùng bóng đèn trong thắp sáng từ 19h – 23h, dùng một tấm vải chắn một hướng, để khi côn trùng bay vào đậu trên tấm vải sẽ dễ dàng phát hiện.

Bảng 3.3. Đặc điểm của các bẫy đèn bố trí điều tra STT

Sinh cảnh Địa điểm

1 Bẫy đèn 1: Khu vực dân cư sinh

sống

Xã Thông Thụ

2 Bẫy đèn 2: rừng thứ sinh phục

hồi sau khai thác

3 Bẫy đèn 3: Khu vực dân cư sinh

sống

Xã Tiền Phong

5 Bẫy đèn 5: Khu vực dân cư sinh

sống Xã Nậm Giải

6 Bẫy đèn 6: Khu vực dân cư sinh

sống Xã Đồng Văn

7 Bẫy đèn 7: Khu vực dân cư sinh

sống

Văn phòng Ban quản lý KBTTN Pù Hoạt

Một số hình ảnh thu bắt mẫu hiện trƣờng:

Hình 3.3. Điều tra trong thân cây đổ

3.5.3.1 Phương pháp xử lý mẫu côn trùng cánh cứng

Đối với các loài côn trùng Cánh cứng, sau khi thu thập được tiến hành bảo quản bằng cách ngâm trong dung dịch cồn 900.

Để tiện thể cho việc quan sát, giám định mẫu tôi xử lý mẫu thành tiêu bản (Mẫu cắm kim).

Dụng cụ: Giá cắm kim bằng gỗ mềm hay xốp, kim cắm, keo dán, kéo cắt giấy. Cách cắm: Các mẫu vật sau khi thu thập ngâm trong dung dịch cồn 900 cần lấy ra cho vào giấy thấm sao cho côn trùng không còn ướt. Sau đó dùng kim phù hợp với kích thích côn trùng, cắm xuyên qua vai cánh trước sao cho kim vuông góc với trục cơ thể ở mọi hướng. Để tiện thể cho việc quan sát côn trùng thì chiều dài đoạn kim nằm phía trên mẫu phải chiếm 1/3 đến 2/3 chiều dài kim phía dưới bảo đảm khi cầm mẫu quan sát không làm mẫu hỏng. Mẫu đã cắm kim được cắm lên xốp mịn.

Đối với mẫu côn trùng quá nhỏ không thể cắm kim thì tôi dùng keo dán, dán chúng lên giấy hình tam giác nhọn rồi lấy kim cắm vào giấy cố định lên giá thể. Để bảo quản côn trùng lâu hơn phải chọn loại keo dán phù hợp.

Khi xử lý mẫu thành tiêu bản thì tiến hành giám định mẫu và lập bảng danh mục các loài côn trùng Cánh cứng của khu vực nghiên cứu.

3.5.3.2 Phương pháp xử lý số liệu điều tra

Tỷ lệ có sâu Pi% =

Trong đó: n: là số điểm điều tra có loài i xuất hiện N: tổng số điểm điều tra

Độ bắt gặp các loài được đánh giá theo các cấp: Loài ngẫu nhiên gặp: Pi < 25% (Kí hiệu là +) Loài ít gặp : 25% ≤ Pi ≤ 50% (Kí hiệu là ++) Loài thường gặp: Pi> 50% (Kí hiệu là +++)

Căn cứ vào mẫu giám định, chọn mẫu đạt tiêu chuẩn để mô tả: Mô tả về hình dáng, kiểu cánh... căn cứ vào đặc điểm chung của côn trùng. Mô tả màu sắc trên cánh xác định hình dạng vân (gân song, song song, hình chữ nhật).

Về kích thước cần chú ý tới các bộ phận như thân, râu đầu, mắt, chân. Cần chính xác chiều dài của thân (là khoảng cách từ đỉnh đầu đến cuối bụng), chiều dài cánh (là khoảng cách từ gốc cánh đến đỉnh cánh), chiều dài râu đầu (từ gốc râu đầu đến điểm mút râu đầu).

Trong quá trình mô tả đặc điểm, tập tính sinh học của một số loài chủ yếu ta cần phải kết hợp giữa tài liệu và quan sát trực tiếp mẫu vật.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thành phần loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

Dựa trên kết quả điều tra thực địa từ tháng 8/2018 đến tháng 5/2019 cùng với việc kế thừa tài liệu có liên quan về các loài côn trùng Cánh cứng tại khu BTTN Pù Hoạt , chúng tôi đã thống kê được danh sách thành phần loài gồm 51 loài thuộc 15 họ khác nhau. Cụ thể được thể hiện ở bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4. 1: Danh lục các loài côn trùng bộ Cánh cứng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt

TT Tên khoa học Tên Việt Nam P% Vai trò

I Cerambycidae Họ Xén tóc Hại thân cành 1 Paraphrus granulosus 38,9 2 Megopis sinica 27,8 3 Blepephaeus succinctor 16,7 4 Batocera rubus 16,7 5 Batocera rufomaculata 11,1 6 Anoplophora versteegii 5,6 7 Xystrocera globosa 11,1 8 Bacchisa tonkinensis 16,7 II Scarabaeidae Họ bọ hung

9 Xylotrupes gideon Kiến vương 2 sừng 33,3

Hại thân, rễ, cải tạo đất

10 Pleurophorus caesus 16,7

11 Catharsius aethiops 16,7

13 Maladera sp. Bọ hung nâu nhỏ 33,3

14 Anomala cupripes Cánh cam xanh 44,4

15 Anomala cuprea 11,1 16 Rhizotrogus aestivus 16,7 17 Aphodius granarius 5,6 18 Heliocopris dominus 5,6 19 Holotrichia sinensis 5,6 20 Copris lunaris 11,1 21 Copris lecontei 5,6 22 Cyclocephala lurida 5,6 23 Geotrupes stercorarius 5,6

III Coccinellidae Họ Bọ rùa

24 Chilocorus bipustulatus 16,7

Thiên địch

25 Adalia bipunctata 5,6

26 Adalia decempunctata 5,6

IV Elateridae Họ Bổ củi

27 Melanotus crassicoliss Bổ củi nâu đen 5,6

Hại thân, lá, mầm non

28 Agriotes fuscuollismi 5,6

29 Heteroderes sp. 5,6

V Lampyridae Họ Đom đóm

30 Curtos costipennis 38,9 Chưa xác

định

VI Lucanidae Họ Cặp kìm

31 Odontolabis cuvera 5,6

Hại thân, rễ

32 Odontolabis platynota 5,6

VII Chrysomelidae Họ Ánh kim

34 Aulacophora indica 5,6

Ăn lá

35 Clytra laeviuscula 5,6

36 Cryptocephalus biguttatus 5,6

VIII Curculionidae Họ Vòi voi

37 Hypomeces squamosus 11,1

Ăn lá, ăn ngô, gạo

38 Sitophilus oryzae Mọt gạo 5,6

39 Phyllobius maculicornis 5,6

40 Phyllobius virideaeris 5,6

41 Phyllobius argrntatus 5,6

IX Cicindelidae Họ Hổ trùng

42 Lophyra lineifrons 5,6 Ăn thịt

X Cleridae Họ Hổ trùng giả

43 Tenerus sp 5,6 Ăn thịt

XI Carabidae Họ Chân chạy

44 Bembidion lampros 5,6 Ăn thịt

XII Hydrophilidae Họ Bọ Cà niễng râu ngắn

45 Hydrophilidae aterrimus 22,2

Ăn thịt

46 Hydrophilidae bilineatus 5,6

XIII Meloidae Họ Ban miêu

47 Mylabris cichorii 5,6

Hại thân, hại rễ

48 Epicauta hirticornis 5,6

49 Epicauta rufidorsum 5,6

XIV Tenebrionidae Họ bóng tối

50 Tribolium destructor 11,1

Ăn thực vật tươi và mục

nát

XV Anobiidae Họ Mọt gỗ

Qua bảng danh lục các loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng, tôi nhận thấy rằng: tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt côn trùng thuộc bộ Cánh cứng rất phong phú với 51 loài thuộc 15 họ khác nhau, mặc dù còn nhiều loài chưa điều tra phát hiện được như những loài có kích thước nhỏ, cư trú trong môi trường đất, nước va những loài di chuyển nhanh…

Với nhiệt độ bình quân hàng năm 230C, biến thiên nhiệt độ từ 10C đến 420C, KBTTN Pù Hoạt có một môi trường thuận lợi cho nhiều loài côn trùng nói chung và côn trùng thuộc bộ Cánh cứng nói riêng phát triển tốt. Bời vì côn trùng là loài động vật biến nhiệt, mọi hoạt động của chúng đều bị chi phối bởi nhiệt độ môi trường. Theo P.I Bakhmentiev thì hoạt động sống tích cực của côn trùng tùy thuộc vào từng loài nhưng thường giới hạn trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 400C và môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động sống của côn trùng là khoảng từ 20 – 280

C. Vì vậy, sự đa dạng và phong phú của các loài côn trùng tại KBTTN Pù Hoạt là điều hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, do thời gian và các tuyến điều tra còn ít, kỹ năng điều tra của bản thân còn hạn chế nên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình thu thập số liệu điều tra, nhiều loài bắt gặp nhưng lại bỏ qua không thu mẫu.

Những loài ngẫu nhiên gặp có P% < 25% được thống kê ở bảng sau:

Bảng 4.2. Các loài côn trùng Cánh cứng gặp ngẫu nhiên (P% < 25%)

TT Họ Tên khoa học P% I Cerambycidae 1 Blepephaeus succinctor 16,7 2 Batocera rubus 16,7 3 Batocera rufomaculata 11,1 4 Anoplophora versteegii 5,6 5 Xystrocera globosa 11,1 6 Bacchisa tonkinensis 16,7

II Scarabaeidae 7 Pleurophorus caesus 16,7 8 Catharsius aethiops 16,7 9 Rhizotrogus aestivus 16,7 10 Anomala cuprea 11,1 11 Aphodius granarius 5,6 12 Heliocopris dominus 5,6 13 Holotrichia sinensis 5,6 14 Copris lunaris 11,1 15 Copris lecontei 5,6 16 Cyclocephala lurida 5,6 17 Geotrupes stercorarius 5,6 III Coccinellidae 18 Chilocorus bipustulatus 16,7 19 Adalia bipunctata 5,6 20 Adalia decempunctata 5,6 IV Elateridae 21 Melanotus crassicoliss 5,6 22 Agriotes fuscuollismi 5,6 23 Heteroderes sp. 5,6 V Lucanidae 24 Odontolabis cuvera 5,6 25 Odontolabis platynota 5,6 VI Chrysomelidae

26 Aplosonyx ancora Laboissiere 11,1

27 Aulacophora indica 5,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)