Mô tả một số loài trong bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu vực nghiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 56 - 61)

4.3.2.1 Họ Bọ hung (Scarabaeidae)

+ Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri)

* Hình thái:

- Sâu trưởng thành thân dài khoảng 30 – 35mm. Toàn thân màu nâu hoặc nâu sẫm.

- Râu đầu hình đầu gối lá lợp.

- Cánh cứng không phủ hết đốt bụng cuối. - Nhộng trần màu trắng ngà nằm trong đất.

- Sâu non có 3 tuổi, màu trắng sữa, thân thể cong hình chữ C. * Tập tính sinh hoạt.

- Sâu non và STT trú ngụ trong đất ở độ sâu 20- 25 cm, Sâu non cắn rễ cây con mức độ hại không đáng kể, ăn phân và chất mục.

- STT có tính ăn bổ xung, sau khi vũ hoá chúng ăn rất mạnh. Chúng thường bắt đầu bay lên khỏi mặt đất ăn hại lá cây ở vườn ươm hặc rừng trồng từ chập tối đến gần sáng lại chui xuống đất.

- Sâu trưởng thành đẻ trứng trong đất gần các đống phân trâu bò hoặc do chúng lấy về.

Đây là loài bọ hung phổ biến nhất, phá hại nhiều loài cây, Cả sâu non và sâu trưởng thành đều thích mùi phân trâu bò tươi.

+ Bọ hung nâu nhỏ (Maladera sp.)

Hình 4.15. Bọ hung nâu nhỏ Maladera sp.

* Hình thái:

- Sâu trưởng thành có hình thái gần giống bọ hung nâu lớn, có thân dài khoảng 10 mm rộng 6 mm.

- Toàn thân có màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm

* Tập tính sinh hoạt và tác hại gần giống với bọ hung nâu lớn đặc biệt vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 trong những đêm ấm áp, nhiều mây, lất phất mưa sâu trưởng thành bay ra rất nhiều.

+ Kiến vƣơng 2 sừng (Xylotrupes gideon) * Hình thái:

- Toàn thân màu đen, mận chín hoặc màu cánh gián, cơ thể dài khoảng 35 - 60mm. Con đực có hai sừng, con cái không có sừng. Hai sừng của con đực cong về phía trước, một cái cong xuống, cái còn lại cong lên. Đầu mỗi sừng có rẽ nhánh hình chữ Y. Con đực thường kích thước nhỉnh hơn và có lưng bóng láng hơn con cái.

* Sinh học:Chúng xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10 ở vùng rừng núi có khí hậu ôn hoà.

Hình 4.16. Kiến vƣơng 2 sừng Xylotrupes gideon.

4.3.2.2 Họ Xén tóc (Cerambycidae)

+ Batocera rubus

- Hình thái: Thân có màu nâu hồng, toàn thân được phủ 1 lớp lông tơ , ở mặt lưng lông nhỏ, ngắn, ởbụng dài, dàu mầu xám hồng có ánh kim. Một bên cơ thể chạy từ mắt kép đến hết bụng, mỗi bên có một vệt màu trắng khá rộng, mép dưới vệt màu trắng không thẳng, mà nhiều khi chạy sâu xuống hốc háng.

- Râu: Con đực dàu vượt quá 1/3 - 2/3 chiều dài thân, Bên mép trong của các đốt râu có gai nhỏ, Từ đốt 3 trở đi về cuối hơi phình to , Dốt cuối cùng có gai tiết diện 3 cạnh. Râu con cái dài hơn thân, trừ đốt râu 1 mỗi đốt không to phình ra rõ ràng,

- Trên mỗi cánh có 4 chấm trắng ( hoặc hồng ) trong đó có 1 chấm lớn, 3 chấm nhỏ. Chấm lớn nằm ở vị trí thứ thứ 2 từ trên xuống. Thường dắt theo 2- 4 chấm nhỏ.

Hình 4.17. Loài Batocera rubus

+ Paraphrus granulosus

Hình 4.18. Loài Paraphrus granulosus

- Hình thái: Sâu trưởng thành thân dài từ 30-50mm, rộng từ 10-20mm. Toàn thân có màu nâu đỏ. ĐỈnh đầu có rãnh chạy dọc. Hai bên mảnh lưng trước có 3 ga dẹt, miệng gặm nhai, râu đầu hình sợi chỉ, có từ 22-12 đốt, đốt gốc râu to, dài. Trên cánh cứng có 4 đường vân nổi rõ, cuối cánh cứng có hình cung tròn

- Sâu trưởng thành thường xuất hiện nhiều vào tháng 4,5,6 có tính xu quang mạnh, bắt gặp ở hầu hết các bẫy đèn.

+ Anomala cupripes

- Hình thái : Chiều dài của thân 15-20mm, cơ thể hình oval lồi, bóng, có ánh kim màu xanh vàng nhạt. Tấm lưng ngực trước nhẵn, có chấm rất mịn. Mảnh tam giác cánh hình bán nguyệt. Cánh cứng có các hình tròn nhỏ xếp thành hàng dọc, mỗi đốt bụng có một hàng ngang có lông tơ. Chân trước ngắn và mảnh, chân giữa và chân sau thân mập.

Hình 4.19. Loài Anomala cupripes

4.3.2.3 Họ Bổ củi (Elateridae)

+ Bổ củi nâu đen (Melanotus crassicoliss).

Hình 4.20. Loài Melanotus crassicoliss

* Hình thái: Cơ thể phủ lông, kích thước: chiều dài 3,5mm, rộng 1mm và có màu nâu đen. Mảnh lưng ngực trước ở hai góc có hai răng nhọn sát với chân cánh. Râu đầu có dạng hình răng cưa.

* Sinh học: Loài trưởng thành có tập tính hoạt động vào đêm. Ấu trùng thường là các loài gây hại cho thực vật (cây con, rễ củ, hạt giống).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)