Đa dạng về hình thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 44 - 47)

Trong thế giới động vật bất kỳ một loài nào cũng có những biến đổi sao cho thích nghi với điều kiện môi trường. Côn trùng cũng thế để thích nghi với điều kiện môi trường sống phải có những biến đổi cơ bản về mặt hình thái.

Hình thái chung của côn trùng chia làm 3 phần rõ rết: Đầu, ngực, bụng, trong đó đầu có một đôi râu đầu, ngực có 3 đôi chân ngực và một hoặc hai đôi cánh. Tuy côn trùng có cấu tạo chung về mặt hình thái như vậy nhưng do điều kiện và chức năng sống khác nhau mà các bộ phận có sự thay đổi về hình thái và kích thức cho phù hợp. Trong cùng một họ, một giống được phân ra thành nhiều loài khác nhau, điều đấy thể hiện qua hình dạng, màu sắc, kích thước của cơ thể. Trong quá trình nghiên cứu tính đa dạng về hình thái côn trùng tôi đi sâu nghiên cứu về từng bộ phận của côn trùng: Ngực, bụng, đầu của pha trưởng thành.

 Đầu: Là phần trước cơ thể côn trùng do 5-6 đốt phía trước gộp thành, đây là trung tâm cảm giác và thu nhận thức ăn. Phía trước đầu từ trên xuống còn có: Đỉnh đầu, trán, chân môi, lá môi trên, hai đỉnh đầu còn có mắt kép, phía trên trán còn có 2 lỗ hõm gọi là ổ chân râu, từ đó mọc ra hau râu đầu. Nhưng do điều kiện môi trường sống mà mỗi loài có những biến đổi khác nhau, có loại đầu kéo dài từng ống vòi (như vòi voi) thích nghi với cộc sống đục măng vào non của phân họ tre nứa và những loại đầu biến đổi thu nhỏ rất nhiều so với phần khác. Ngoài những biến đổi cơ bản của đầu thì các bộ phận của đầu cũng có sự biến dạng như:

 Miệng: Bộ côn trùng cánh cứng có miệng kiểu nhai gậm, hàm trên rất phát triển.

 Râu đầu: Côn trùng thường có 1 đôi râu đầu rất nhiều đốt, cảm nhận như: thính giác, khứu giác và xúc giác. Râu đầu của côn trùng thuộc bộ Cánh cứng chủ yếu có hình răng cưa (Họ Bổ củi), hình chùy hay hình dùi trống như họ Bọ rùa, họ Vòi voi, họ Mọt…, dạng hình sợi chỉ (Họ Xén tóc), hình đầu gối lá lợp (họ Bọ hung).

Hình 4.2. Râu đầu hình sợi ở họ Xén tóc

 Ngực: Là phần thứ 2, nơi mang các cơ quan vận động chính của côn trùng là chân và cánh. Mỗi đốt ngực có mang một đôi chân ngực phân đốt rõ ràng, đặc trưng cho loài. Các kiểu chân đặc trưng của côn trùng thuộc bộ cánh cứng: Kiểu chân bò (như họ Bọ rùa, họ Xén tóc…), kiểu chân đào bới (như họ Bọ hung). Cánh của phần lớn côn trùng thuộc bộ Cánh cứng có hai cặp cánh, cặp cánh trước có cấu tạo bằng chất sừng, cặp cánh sau bằng chất màng, thường dài hơn cặp cánh trước và ở trạng thái nghỉ, cặp cánh sau thường xếp lại dưới cặp cánh trước. Toàn bộ diện tích cách trước được hóa cứng nên thường có màu sắc tối, cánh dầy và không có mạch cánh. Cánh cứng không được vẫy trong khi

bay mà chỉ được xòe ra để giữ thăng bằng. Ngoài ra, cánh cứng còn làm nhiệm vụ bảo vệ cánh màng và bảo vệ cơ thể. Ngực côn trùng do ba đốt thân tạo thành từ trước về sau, có đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Những loài ít vận động như Mọt thì chân dài, ngực kém phát triển. Còn những loài vận động nhiều như Xén tóc, Bọ Hung, Bọ sừng thì chân, cánh, ngực rất phát triển. Phần ngực cả côn trùng Cánh cứng có những đặc điểm riêng biệt sau:

- Mảnh lưng ngực trước có thể kéo dài dạng sừng như: họ Bọ hung… - Chân trước có dạng đào bới như: họ Bọ hung

- Giữa hai cánh có mảnh thuẫn với độ to nhỏ khác nhau. Mãnh thuẩn thường là hình tam giác

- Cánh có độ cứng khác nhau( họ Đom đóm có cánh mềm, họ Xén tóc có cánh rất cứng). Màu sắc và vân hoa khác nhau và rất đa dạng như họ Bọ rùa, họ Xén tóc…

Hình 4.3. Ngực kéo dài dạng sừng ở họ Bọ Hung

 Bụng: Là bộ phận thứ 3 của cơ thể, là trung tâm trao đổi chất và sinh sản, được cấu tạo bới nhiều đốt bụng nối lại với nhau bằng một màng mỏng nên cơ thể co giãn và quay được dễ dàng. Côn trùng bộ Cánh cứng thường có dạng bụng rỗng.

đặc trưng và có màu sắc khác nhau để thích nghi với điều kiện sống, để lẫn trốn kẻ thù, hay dễ dàng tìm kiếm thức ăn… Một số loài có màu sắc sặc sỡ như Bọ rùa, nhiều màu như Xén tóc, hay những loài có màu nâu đen như Bọ hung,… Tất cả những biến đổi trên cơ thể côn trùng Cánh cứng tạo nên sự đa dạng về hình thái côn trùng.

Hình 4. 4. Màu sắc đặc trƣng của loài Cánh cam xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất biện pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu bảo tồn thiên nhiên pù hoạt, tỉnh nghệ an​ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)