Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình (Trang 60)

Việc nghiên cứu về các bộ phận sử dụng giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hƣớng đƣợc khi phân tích về thành phần hoá học cũng nhƣ dƣợc tính của nó. Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây đƣợc dùng vào những mục đích khác nhau, mặt khác cùng bộ phận của cùng một cây cũng có những tác dụng khác nhau tùy theo cách vận dụng của các thầy thuốc. Chúng tôi đã thống kê các bộ phận của các loài cây thuốc đƣợc đồng bào sử dụng cho việc chữa bệnh. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.9: Sự đa dạng trong các bộ phận đƣợc sử dụng làm thuốc TT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số

1 Lá 226 47,18

2 Thân, cành, vỏ thân 180 37,58

3 Toàn cây (cả cây) 103 21,50

4 Rễ, Củ (gồm cả thân củ) 87 18,16

5 Quả 24 5,01

6 Hoa, nụ hoa 9 1,88

7 Hạt 26 5,43

8 Nhựa mủ, tinh dầu 12 2,51

9 Lông 1 0,21

Ghi chú: Tổng số loài và tổng số % lớn hơn 100% do một loài có nhiều bộ phận sử dụng khác nhau.

Theo kết quả thống kê đƣợc, chúng tôi thấy bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất là lá cây với 226 loài, chiếm 47,18% so với tổng số loài. Lá đƣợc dùng ở

Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Tía tô (Perilla frutescens), Rau dớn (Diplazium esculentus), để nhai hay ngậm nhƣ Cúc nút áo hoa vàng (Spilanthes paniculata), Mồng tơi (Basella rubra) hay giã nhỏ đắp nhƣ Dây đau xƣơng (Tinospora sinensis), Nóng (Saurauia roxburghii), Khế (Averhoa carambosa), Hy thiêm (Siegesbeckia glabrescens) hoặc đun để tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ban nhƣ Lá lốt (Piper lolot), Muồng hoa vàng (Senna surattensis), Ba chạc (Euodia lepta), có thể dùng dƣới dạng phơi khô, sắc uống nhƣ Vót hình trụ (Viburnum odoratissimum), Hoa sói (Chloranthus elation), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia). Lá có thể đƣợc dùng riêng hay phối hợp với các loài cây khác để chữa bệnh. Có thể nói lá cây đƣợc sử dụng khá đa dạng cả về cách thức sử dụng lẫn công dụng.

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ trọng sự phân bố số lƣợng các bộ phận sử dụng làm thuốc

Bên cạnh những loài cây đƣợc sử dụng cả cây để làm thuốc thì phải kể đến bộ phận thân cây (gồm cả cành cây, vỏ thân) đƣợc sử dụng nhiều, với 180 loài, chiếm 37,58% so với tổng số loài. Với thân chủ yếu là đƣợc băm nhỏ,

phơi khô rồi đem sắc uống, một số ít đƣợc đun sôi hay nấu nƣớc uống nhƣ Bụp trắng (Mallotus apelta), Bục bạc (Mallotus paniculatus), gối hạc (Leea indica) hay sắc uống nhƣ Dây bầu rừng (Blumea chinensis), các loài Sổ (Dillenia spp.), Đơn mặt trời (Excoecaria cochinchinensis), hay giã đắp chữa các bệnh ngoài da hay các bệnh khác nhƣ Kinh giới rừng (Elsholtzia blanda), Rè vàng (Machilus bonii), Bình vôi (Stephania aff. rotunda). Thân thƣờng chữa nhiều loại bệnh nhƣ viêm gan, thận, tiêu hoá, thấp khớp, gẫy xƣơng, ghẻ lở,…

Bộ phận rễ, củ (cả thân củ) thƣờng đƣợc đánh giá là có hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh và cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều, với 87 loài, chiếm 18,16% so với tổng số loài. Rễ cây có thể đƣợc giã tƣơi uống hay dùng tƣơi đắp nhƣ Ráy trắng (Alocasia macrorrhiza), Gừng núi (Zingiber zerumbet), Gừng (Zingiber officinalis) hay phơi khô sắc hay nấu nƣớc uống nhƣ Cốt cắn (Nephrolepis cordifolia), Củ dòm (Stephania dielsiana), Ráy leo trung quốc (Pothos chinensis), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Cỏ bạc đầu (Killinga nemoralis), chữa các bệnh nhƣ đau xƣơng, trị giun sán, xoa bóp, đau răng,...

Các bộ phận còn lại nhƣ hoa, quả, hạt cũng đƣợc sử dụng nhƣng không nhiều nhƣ thân, rễ, lá. Tuy thế đây thƣờng là các loài chữa các bệnh độc đáo nhƣ hoa của cây Kim ngân dại (Lonicera japonica) nấu nƣớc uống để hạ nhiệt, làm mát cơ thể; Cúc nút áo hoa vàng (Spilanthes paniculata) dùng tƣơi nhai ngậm chữa đau răng, sâu răng,... hay có nhiều loài vừa có tác dụng chữa bệnh vừa là thứ ăn ngon nhƣ: Gừng (Zingiber officinalis); Đu đủ (Carica papaya), Tai chua (Garcinia cowa), Rau ngót (Sauropus androgynus),...

Bên cạnh đó, các loài cây có thể lấy nhựa mủ hay tinh dầu để chữa bệnh chiếm tỷ lệ ít (chỉ 12 loài) chiếm 2,51% tổng số loài ghi nhận. Đó là Đu đủ

ngoài da, bỏng lửa, tƣa lƣỡi trẻ em,... hay đặc biệt có 1 loài còn có thể lấy lông từ thân chữ bệnh: Lông cu li (Cibotium barometz) với tác dụng cầm máu.

3.3.2. Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loài được sử dụng.

Đối với các loài cây thuốc, mỗi loài cây có thể chỉ một bộ phận đƣợc sử dụng (nhƣ thân hay rễ hay lá) nhƣng có loài lại có nhiều bộ phận đƣợc sử dụng nhƣ (thân và lá; hoa và hạt; vỏ của thân, quả và rễ,…), nhiều loài cả cây có tác dụng chữa bệnh (nếu có cả thân, rễ, lá chúng tôi xếp vào cả cây). Nhiều bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận hay nhiều cây mới có tác dụng tốt. Đôi khi trong một cây bộ phận này có ích nhƣng bộ phận khác lại gây độc. Từ số liệu điều tra đƣợc, chúng tôi bƣớc đầu thống kê nhƣ sau:

- Số loài cây có 1 bộ phận sử dụng là 246 loài, chiếm 51,36 % tổng số loài. - Số loài cây có 2 bộ phận sử dụng là 110 loài, chiếm 22,96 % tổng số loài. - Số loài cây có thể sử dụng cả cây là 103 loài, chiếm 21,50 % tổng số loài. - Số loài cây có 3 bộ phận sử dụng trở lên là 20 loài, chiếm 4,18 % tổng số loài. Kết quả trên cho thấy các bộ phận sử dụng làm thuốc thƣờng lấy 1 hay 2 bộ phận của cây là chủ yếu, mà ở đây thƣờng là thân và lá với số loài sử dụng lên tới 110 loài (đối với 2 bộ phận) và 246 loài (đối với 1 bộ phận), chiếm tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng là 22,96 % và 51,36 %; việc sử dụng cả cây (hay toàn cây) cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (với 103 loài) và ít nhất là sử dụng 3 bộ phận của cây trở lên (chỉ có 20 loài). Các loài sử dụng 1-2 bộ phận thƣờng là các loài cây gỗ, bụi. Bên cạnh đó, các loài sử dụng cả cây thƣờng là các loài cây thân cỏ.

3.3.3. Các nhóm bệnh được đồng bào dân tộc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình chữa trị bằng cây thuốc.

Từ kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy từ một cây có tác dụng chữa đƣợc nhiều loại bệnh và ngƣợc lại có những bệnh phải kết hợp dùng nhiều loài cây mới có hiệu quả cao.

Theo tài liệu của Lê Trần Đức (1997) “Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu”, chúng tôi tạm chia việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh. Chi tiết đƣợc chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 3.10: Sự đa dạng về các nhóm chữa trị bệnh bằng cây thuốc

TT Các nhóm bệnh chữa trị Số loài Tỷ lệ %

so với tổng số

1 Bệnh ngoại cảm (mạo): Cảm sốt, co giật, cảm

tích, sốt phát ban, cảm lạnh, cảm mạo, sốt cao, nôn mửa, nôn khan, sôt rét, sởi, tê thấp, thấp khớp, liệt, rụng tóc, phong hàn, nôn ra máu, ra mồ hôi nhiều.

79 16,49

2 Bệnh về hô hấp: Viêm mũi, Viêm phổi, Lao phổi, ho gà, Viêm xoang, đau ngực, tích cực, long đờm, hen suyễn, khó thở, ho khan, ho gió, viêm họng, viêm phế quản.

54 11,27

3 Bệnh về huyết mạch: Bổ tim, huyết áp cao, hạ đƣờng huyết, bổ máu, chảy máu cam, cầm máu.

20 4,18

4 Bệnh về tâm thần: Suy nhƣợc thần kinh, chân

tay lạnh, an thần, mất ngủ.

21 4,38

5 Bệnh về tiêu hoá: rối loạn tiêu hóa, nhuận

tràng, kích thích tiêu hóa, ăn không tiêu, khó tiêu, táo bón, ỉa chảy, kiết lị, trĩ, tiêu độc, giải độc, đau bụng, đầy hơi, đau dạ dày, viêm ruột, giun sán

144 30,06

6 Bệnh về tiết niệu và gan thận: Đái buốt, đái dắt, đái ra máu, sỏi thận, suy thận, viêm thận, bổ

7 Bệnh về sinh dục: Di tinh, vô sinh, cƣờng

tráng, liệt dƣơng, chậm có con.

15 2,44

8 Bệnh suy nhƣợc không đau: Bồi bổ cơ thể 17 2,77 9 Các bệnh đau nhức: Lao hạch, đau mắt, phù

nề, đau đầu, đau xƣơng khớp, gẫy xƣơng, mỏi gối, quai bị, giải nhiệt, phong thấp.

87 18,16

10 Bệnh ngoài da: Loét da, khô da, mát da, đậu

lào, mẩn ngứa, viêm da, ghẻ lở, hắc lào, lậu, vẩy nến, giang mai.

101 21,09

11 Bệnh ngoại thƣơng: Sát khuẩn, bong gân, sai

khớp, đòn ngã, sƣng, tai, bỏng, vật nhọn đâm.

38 7,93

12 Bệnh phụ nữ: Tắm phụ nữ sau sinh, viêm âm

đạo, điều kinh, sa tử cung, sƣng vú, lợi sữa, tắc sữa

45 9,09

13 Bệnh trẻ em: Đái dầm trẻ em, mát da trẻ em,

mụn, rôm, chốc đầu.

22 4,59

Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ % các loài thực vật đƣợc dùng để chữa bệnh theo 13 nhóm bệnh

Qua bảng trên cho thấy các loài cây thuốc của ngƣời dân có thể sử dụng chữa các nhóm bệnh khác nhau, tài nguyên cây thuốc ở đây rất phong phú, đa dạng về mặt công dụng. Trong đó, tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh về tiêu hoá là cao nhất, với 144 loài, chiếm 30,06% tổng số loài ghi nhận. Ngay sau đó là các bệnh về tiết niệu và gan thận, với 125 loài, chiếm 26,10%. Tiếp theo là nhóm các bệnh ngoài da, với 101 loài, chiếm 21,09% và đau nhức với 87 loài, chiếm 18,16%. Đây là những loại bệnh thƣờng gặp của đồng bào dân tộc, do điều kiện khí hậu phức tạp, điều kiện sống còn thấp nên số lƣợng ngƣời mắc các bệnh nhƣ đau đầu, cảm cúm do thời tiết, sốt, ghẻ, lở,… nhiều, bên cạnh đó, việc sử dụng các loài cây thuốc trong việc trị các bệnh ngoài da thƣờng đơn giản nên cũng thƣờng đƣợc ngƣời dân thƣờng sử dụng. Còn các loại bệnh khác nhƣ thần kinh thƣờng hay sử dụng nhiều loại cây thuốc, các loài cây thƣờng khó khăn trong việc thu thập hơn nên việc sử dụng ít hơn, nhƣng thời gian chữa trị của các loại bệnh này thƣờng kéo dài, do vậy nên cũng vẫn thu hút đƣợc ngƣời dân sử dụng y học cổ truyền.

3.3.4. Một số bài thuốc thường được sử dụng của đồng bào dân tộc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Tìm hiểu các loài cây thuốc là cơ sở khoa học để phát hiện nguồn tài nguyên cây thuốc phục vụ cho ngành y dƣợc, còn các bài thuốc truyền thống là những kinh nghiệm sử dụng thực vật của đồng bào dân tộc đã tích lũy, đúc rút và lƣu truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói đây là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình sử dụng các loài cây thuốc tự nhiên phục vụ cho đời sống của những ngƣời giàu kinh nghiệm, các ông lang, bà mế và các lƣơng y địa phƣơng. Với những tri thức và kinh nghiệm quý báu đó thì việc điều tra các bài thuốc để bảo tồn là công việc vô cùng cần thiết.

Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sử dụng. Thực chất, số lƣợng bài thuốc nhiều hơn nhƣng do quá trình nhận dạng cây không đầy đủ nên chúng tôi không giới thiệu trong công trình này. Các bài thuốc đƣợc xếp vào các nhóm bệnh cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.11: Tổng hợp các bài thuốc thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu

TT Nhóm bệnh Các nhóm bệnh chữa trị Số bài thuộc Tỷ lệ % so với tổng số 1 Bệnh ngoại cảm (mạo) 2 4,44 2 Bệnh về hô hấp 4 8,89 5 Bệnh về tiêu hoá 8 17,78

6 Bệnh về tiết niệu và gan thận 6 13,33

7 Bệnh về sinh dục 1 2,22

8 Bệnh suy nhƣợc không đau 2 4,44

9 Các bệnh đau nhức 6 13,33 10 Bệnh ngoài da 8 17,78 11 Bệnh ngoại thƣơng 3 6,67 12 Bệnh phụ nữ 4 8,89 13 Bệnh trẻ em 1 2,22 Tổng số 45 100

Chi tiết các bài thuốc nhƣ sau:

Nhóm 1: Các bài thuốc về ngoại cảm

Bài 1: Cảm cúm, nhức đầu: Ông Triệu Văn Hạ (49 tuổi, Dân tộc Dao, Xóm Pà Chè, xã Đồng Chum)

- Các loài sử dụng:

+ Cỏ seo gà (cả cây): 100 g + Nhọ nồi (cả cây): 200 g

+ Tía tô (cả cây): 200 g + Kinh giới (cả cây): 200 g + Lá lốt (cả cây): 200 g

+ Cam thảo nam (cả cây): 100 g + Thuốc trặc (thân, lá): 100 g

- Cách dùng: Dùng các cây tƣơi, nấu lên, xông hay tắm.

- Liều dùng: Xông 1 lần/ngày, mỗi lần 30 phút, liên tục trong 3-5 ngày, sau khi xông lấy luôn nƣớc đó tắm. Nếu không đủ các vị trên, có thể dùng ít vị cũng đƣợc. Tỷ lệ vẫn sử dụng nhƣ trên.

Bài 2: Cảm cúm: Bà Vi Thị Nguyệt (52 tuổi, Dân tộc Tày, Xóm Phổn, xã Tân Pheo)

- Các loài sử dụng:

+ Tía tô (cả cây): 200 g + Kinh giới (cả cây): 200 g + Lá lốt (cả cây): 200 g

+ Cam thảo nam (cả cây): 100 g

- Cách dùng: Các loài trên phơi khô, nấu nƣớc uống nhƣ uống chè.

- Liều dùng: Uống nƣớc này thay cho uống nƣớc (đảm bảo phải ít nhất là 3 lần/ngày, mỗi lần một cốt 300 ml), uống liên tục đến khi nào khỏi thì thôi.

Nhóm 2: Các bài thuốc chữa bệnh về hô hấp

Bài 1: Ho tức ngực, khó thở, lao phổi (Ông Triệu Văn Hạ (49 tuổi, Dân tộc Dao, Xóm Pà Chè, xã Đồng Chum)

- Các loài sử dụng:

+ Câu đằng leo (cả cây): 200 g + Cam thảo nam (cả cây): 100 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nƣớc uống hay sắc uống.

- Liều dùng: Nấu nƣớc uống thay chè hay sắc đặc uống. Nếu là sắc thuốc: một thang 4 lần/2ngày. Dùng 5 thang/đợt (10 ngày). Nghỉ sau 10 ngày uống đợt tiếp theo, đến khi nào khỏi thì thôi; nếu uống nƣớc thì sử dụng thay chè, thuốc chỉ đƣợc đun trong một ngày, đến khi nào khỏi thì thôi.

Bài 2: Viêm họng, viêm phế quản, viêm khí quản (Bà Lường Thị Khởi, 45 tuổi, Dân tộc Mường, Xóm Hạ, xã Đồng Ruộng)

- Các loài sử dụng:

+ Hồng bì (Quả và hạt): 50 g + Hoa sói (thân, lá): 200 g

+ Thôi chanh nổ (vỏ thân): 100 g + Cao cẳng lá rộng (cả cây): 200 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nƣớc lên uống.

- Liều dùng: Cứ 1 thang nấu 2 lần/1 ngày, sử dụng nhƣ chè pha 2 lần nƣớc. Dùng đến khi nào khỏi thì thôi.

Bài 3: Ho lâu ngày, ho khan, ra máu (Ông Lường Văn Ước (48 tuổi, Dân tộc Mường, xã Đoàn Kết)

- Các loài sử dụng:

+ Cốt cắn (cả cây): 100 g + Rau má dại (cả cây): 100 g + Râm trung quốc (vỏ thân): 100g + Vông vang (thân): 50g

+ Thóc lép dải (cả cây): 50g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc lấy nƣớc uống.

- Liều dùng: Cứ 1 thang sắc 4 lần/2 ngày. Dùng 5 thang/đợt. Mỗi đợt cách nhau 10 ngày, từ đợt 2 chỉ uống 1 thang sắc 6 lần/3 ngày, đến khi nào khỏi thì thôi.

Bài 4: Hen (Ông Lường Văn Ước (48 tuổi, Dân tộc Mường, xã Đoàn Kết)

- Các loài sử dụng:

+ Bồ đề trắng (vỏ thân): 200 g + Hoa sói (thân, lá): 200 g + Thông đá (cả cây): 100 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nƣớc uống; có thể dùng tỷ lệ 2/2/1 khi nấu nƣớc.

- Liều dùng: nấu nƣớc uống thay chè, đến khi nào khỏi thì thôi.

Nhóm 5: Các bài thuốc chữa bệnh về tiêu hoá

Bài 1: Ngộ độc thức ăn (Bà Lường Thị Hợi, 56 tuổi, DT Mường, Xóm Thượng, xã Đồng ruộng)

- Các loài sử dụng: + Thóc lép (lá): 50 g.

+ Thƣờng Sơn (thân, lá): 100 g + Dâu tằm (Vỏ của thân): 100 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, nấu nƣớc uống. Lƣu ý cứ lấy tỷ lệ tƣơng ứng là 1/2/2 là đƣợc.

- Liều dùng: Nấu nƣớc uống thay chè hàng ngày. Dùng mỗi đợt 15 ngày. Nghỉ uống sau 7 ngày lại dùng đợt tiếp theo, đến khi khỏi bệnh thì thôi. Trẻ em cũng có thể uống đƣợc nhƣng không dùng cho phụ nữ có thai.

Bài 2: Táo bón (Bà Lường Thị Đường, 32 tuổi, Dân tộc Mường, xóm Mới, xã Đoàn Kết)

- Các loài sử dụng:

+ Dung lá trà (Thân): 200 g + Đơn mặt trời (thân): 100 g

- Cách dùng: Băm/thái nhỏ, phơi khô, nấu nƣớc uống; khi nấu còn có thể sử dụng tỷ lệ 4/2/1 của 3 vị trên. Riêng củ Nghệ có thể dùng tƣơi, trƣờng hợp dùng tƣơi thì nƣớng lên cho chín trƣớc khi đen nấu nƣớc.

- Liều dùng: Nấu nƣớc uống hàng ngày nhƣ uống trà. Dùng đến khi nào khỏi thì thôi. (tham khảo bài thuốc sau)

Bài 3: Táo bón (Ông Lò Văn Thài (60 tuổi, dân tộc Tày, Thôn Cang, xã Đoàn Kết)

- Các loài sử dụng:

+ Ké hoa vàng (cả cây): 200 g + Tu hú gỗ (thân, lá): 100 g

- Cách dùng: Băm nhỏ, phơi khô, sắc uống.

- Liều dùng: cứ 1 thang sắc 2 lần/ngày, uống 2 bát/2 lần sáng và chiều. Trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)