Điều tra thực địa theo tuyến:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình (Trang 35)

Điều tra khảo sát sơ bộ, sau đó ta tiến hành chọn tuyến điều tra. Tuyến đƣợc chọn phải đảm bảo yêu cầu phải chạy qua các sinh cảnh đặc trƣng cho Khu BTTN. Trên mỗi tuyến tiến hành nghiên cứu thu thập các loài cây thuốc; nếu tuyến quá dài, cứ 500 m lại mở ra một tuyến phụ theo kiểu xƣơng cá (theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997, 2007) [40, 42].

Các loài cây thuốc đƣợc điều tra trong phạm vi 10 m mỗi bên. Mỗi loài lấy 5-6 tiêu bản.

Sau thời gian gần một năm với 2 chuyến điều tra thực địa, đƣợc sự giúp đỡ của BQL Khu BTTN Phu Canh và các trạm kiểm lâm trực thuộc, các ông lang, bà mế, chúng tôi đã tiến hành 2 chuyến điều tra khảo sát và thu mẫu trong phạm vi khu vực nghiên cứu.

- Các tuyến điều tra thực địa là:

Tiếp cận từ xã Đoàn Kết:

+ T5. Từ trạm Thầm Luông, qua đồi suối dài đến tiểu khu 15 (phân khu bảo vệ nghiêm ngặt).

Tiếp cận từ xã Tân Pheo:

+ T1: Từ Trạm Tân Pheo, qua xóm Thùng Lùng đến núi Gò Nghe (TK 25). + T6: Từ Trạm Tân Pheo, qua xóm Chăm qua núi Khom Kheo, tiểu khu 24 đến Núi U.

Tiếp cận từ xãĐồng Chum:

+ T2: Từ thôn Nhạp 1 (vùng đệm ngoài của khu BTTN Phu Canh), qua thôn Nhạp 2, đến tiểu khu 27.

+ T3: Từ Xóm Thƣợng (vùng đệm ngoài của khu BTTN Phu Canh), qua xóm Khau Sáng, đến núi Phu Canh

+ T4 Từ Trạm Xóm Nhạp, theo đƣờng Suối Nhạp, qua phân khu phục hồi sinh thái đến núi Hám Hom.

Bên cạnh đó, chúng tôi còn điều tra một phần tại các xã vùng đệm để thấy rõ tình hình sử dụng, cũng nhƣ buôn bán nguồn dƣợc liệu nhƣ xã Yên Hòa, Tân Minh, Cao Sơn,...

2.2.4. Phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA):

Phỏng vấn đồng bào, các cán bộ làm công tác quản lý, nhất là các ông lang, bà mế, tại khu vực Khu BTTN Phu Canh. Thông qua các bảng câu hỏi đã đƣợc xây dựng sẵn để sƣu tầm và phát hiện các bài thuốc, cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian. Mỗi cây thuốc, bài thuốc đều có mẫu thu và ghi chép các thông tin cần thiết nhƣ công dụng, bộ phận sử dụng, cách sử dụng của cây (xem phụ lục 2). Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn nhanh theo Gary J. Martin (2002) [17]

Trong quá trình thực hiện đề tài, đƣợc sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng về thông tin các ông lang, bà mế, các hộ và cá nhân, sử dụng, kinh doanh và thu thập cây thuốc.

Danh sách các ông lang, bà mế đã phỏng vấn là:

- Bà Lƣờng Thị Ích (64 tuổi, Dân tộc Mƣờng, thôn Thầm Luông xã Đoàn Kết).

- Bà Lƣờng Thị Đƣờng (32 tuổi, Dân tộc Mƣờng, xóm Mới, xã Đoàn Kết). - Ông Lƣờng Văn Ƣớc (48 tuổi, Dân tộc Mƣờng, thôn Khem, xã Đoàn Kết). - Ông Lò Văn Thài (60 tuổi, dân tộc Tày, Thôn Cang, xã Đoàn Kết) - Bà Vi Thị Nguyệt (52 tuổi, Dân tộc Tày, Xóm Phổn, xã Tân Pheo) - Bà Lƣờng Thị Khởi (45 tuổi, Dân tộc Mƣờng, Xóm Hạ, xã Đồng Ruộng).

- Bà Lƣờng Thị Hợi (56 tuổi, Dân tộc Mƣờng, Xóm Thƣợng, xã Đồng Ruộng).

- Ông Lò Văn Thông (58 tuổi, Dân tộc Tày, Xóm Hạ, xã Đồng Ruộng) - Ông Triệu Văn Hạ (49 tuổi, Dân tộc Dao, Xóm Pà Chè, xã Đồng Chum) - Bà Phí Thị Đƣơng (51 tuổi, Dân tộc Dao, Xóm Nhạp, xã Đồng Chum) Ngoài ra, chúng tôi còn phỏng vấn ngƣời dân buôn bán, kể cả tiểu thƣơng tại chợ huyện Đà Bắc.

2.2.5. Xử lý số liệu

- Xử lý mẫu tiêu bản thực vật

Mẫu thu thập đƣợc xử lý làm tiêu bản theo kỹ thuật làm tiêu bản thực vật (theo N. N. Thìn (1997 và 2007), Gary J. Martin (2002)) [40, 42, 17], hiện nay phƣơng pháp này đang đƣợc sử dụng tại các bảo tàng thực vật ở Việt Nam nhƣ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội,….

Các tiêu bản tƣơi đƣợc thu thập ngoài thực địa tiếp tục xử lý trong phòng thí nghiệm tại Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Các mẫu sau khi sấy khô đƣợc ngâm tẩm bằng dung dịch cồn chứa 0,3-0,5% HgCl2 để diệt khuẩn và chống côn trùng phá hại. Các mẫu tiêu bản đƣợc sấy khô, ép khẳng, trình bày và khâu trên giấy bìa cứng kích thƣớc 28 cm x 42 cm.

+ Định loại tiêu bản:

Xác định tên khoa học, kiểm tra, chỉnh lý tên theo các tài liệu chính là các tập Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ), Thực vật chí Việt Nam (nhiều tác giả), Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam (nhiều tác giả) cùng nhiều tài liệu liên quan khác,….

Ngoài ra, một số tiêu bản thu đƣợc còn định loại dựa trên so sánh với các tiêu bản ở Phòng Bảo tàng thực vật của Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, cũng nhƣ đƣợc sự định loại trực tiếp từ một số chuyên gia thực vật thuộc Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tên khoa học của các loài cây và khối lƣợng họ, chi, loài đƣợc chỉnh lý theo cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (2001, 2003, 2005) [2, 45], kết hợp với Luật danh pháp Quốc tế đƣợc tham khảo tra cứu trên các trang www.ipni.org (The International

+ Xây dựng danh lục:

Điều chỉnh số lƣợng họ, chi theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” 3 tập [2, 45]. Danh lục đƣợc xây dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành thực vật. Trong mỗi ngành các họ, chi, loài đƣợc xếp theo vần ABC. Riêng ngành thực vật Hạt kín do số lƣợng lớn nên chia thành 2 lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm, sau đó cũng xếp tƣơng tự nhƣ trên. Danh lục ngoài tên khoa học, tên Việt Nam của các loài còn có các thông tin khác nhƣ công dụng, dạng thân, môi trƣờng sống của các loài thực vật, bộ phận sử dụng và cách thức sử dụng loài đó làm thuốc nhƣ mô hình bảng 2.1.

Bảng 2.1: Bảng danh lục các loài thực vật làm thuốc (mẫu)

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tên dân tộc Công dụng Bộ phận dùng Cách dùng Dạn g cây Môi trƣờn g sống Số hiệu mẫu/ Hình ảnh 1 2 3

+ Xác định các loài quí hiếm có nguy cơ bị đe dọa: Trên cơ sở danh lục thực vật, lập danh sách các loài quí hiếm ở Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình. Các loài đƣợc xác định quí hiếm có nguy cơ bị đe dọa dựa vào tiêu chí của các công trình sau:

- Sách đỏ Việt Nam, 2007 [5];

- Danh lục các loài thực vật quý hiếm của IUCN, 2015 [55];

- Nghị định số 32 của chính phủ về các loài động thực vật quý hiếm, 2006 [11].

+ Đánh giá tính đa dạng của các loài cây thuốc, về dạng thân của các loài cây thuốc, mô trƣờng sống của các loài cây thuốc, về tần số sử dụng các bộ phận, về số lƣợng các bộ phận sử dụng làm thuốc (theo Viện Dƣợc liệu) [50]. + Các nhóm bệnh đƣợc phân chia theo tài liệu của Lê Trần Đức (1997) “Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến và trị bệnh ban đầu” [16]. Chi tiết nhƣ sau:

- Nhóm 1: Bệnh ngoại cảm (gồm cảm mạo phát sốt ớn lạnh, nghẹt

mũi, cảm cúm hơi sốt sợ lạnh, đau mỏi, cảm gió lạnh, rét run, cảm nóng, rét, nắng, mƣa thời khí hỗn tạp, cảm về mùa hè nôn đầy, cảm cúm mùa hè sốt dai, đau mình, cảm nắng hay sốt nóng đơn thuần, nóng rét qua lại, sốt rét cơn, sốt dị ứng, phát ngứa sƣng phù, bệnh ôn nhiệt sốt hè thu, trúng gió méo mồm lệch mắt, trúng phong thấp hôn mê co cứng, trúng phong hàn hôn mê quyết lạnh).

- Nhóm 2: Bệnh về hô hấp (ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi, viêm mũi dị ứng, ho, viêm họng, ho đờm, ho khan, viêm phế quản, viêm phổi, sƣng phổi, hen phế quản, hen suyễn, suyễn thở, ho lao).

- Nhóm 3: Bệnh về huyết mạch (gồm các loại chảy máu, huyết áp cao,

huyếp áp thấp, hạ đƣờng huyết, mạch máu xơ cứng (tắc mạch, giãn mạch), đau tim).

- Nhóm 4: Bệnh về tâm thần (gồm khó ngủ hồi hộp, ngủ lờ mờ không

sâu, dễ tỉnh, điên cuồng, tinh thần phân liệt (sầu uất), động kinh, kinh giản).

- Nhóm 5: Bệnh về tiêu hoá (nghẹn nuốt khó, nấc cụt, ợ, nôn oẹ, nôn

mửa, đau bụng không tiêu, đau bụng lạnh dạ, nóng ruột, chán cơm, táo bón, ỉa chảy phân loãng, sống phân, ỉa xối ra nƣớc không dứt, lỵ mới phát, lỵ ra máu, có sốt, lỵ mạn tính, thổ tả, đau bụng giun quấy, trục giun, ngộ độc, đau dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, lòi dom và trĩ mới phát).

cấp, thuỷ thũng, viêm gan, truyền nhiễm, sƣng gan (áp-xe), viêm gan mãn tính, xơ gan mãn tính, xơ gan cổ trƣớng, viêm túi mật, sỏi mật, đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân, đái tháo đƣờng, viêm tiền liệt tuyến, vô niệu do nhiễm độc hay uất hoả).

- Nhóm 7: Bệnh về sinh dục (gồm thận hƣ, tinh yếu, di mộng tiết hoạt

tinh, liệt dƣơng).

- Nhóm 8: Bệnh suy nhược không đau (gồm cơ thể hƣ nhƣợc, tinh

thần suy nhƣợc, tự ra mồ hôi khi ra gió, ra mồ hôi ở tay chân, bốc nóng giữa đỉnh đầu).

- Nhóm 9: Các bệnh đau nhức (đau đầu chóng mặt, đau đầu ê ẩm,

nặng đầu, đau đầu nhƣ búa bổ, đau nửa đầu liền với mắt, mắt đau sƣng đỏ, đau mắt trắng, mắt mờ, đau răng, viêm lợi, đau ngang lƣng (thần kinh hông), phong thấp, tê thấp, thấp thở, phong nhiệt nhức nhói, đầu gối sƣng đau, tê phù, đau lƣng trên, bả vai, cánh tay, nổi hạch, u, viêm hạch, lao hạch, viêm tinh hoàn (sa đì), bại liệt nửa ngƣời, xuất huyết dạng thấp (thấp cơ).

- Nhóm 10: Bệnh ngoài da (gồm đơn độc sƣng tấy, mụn nhọt, lở ngứa

các loài, thuốc dùng ngoài đối với từng loại lở ngứa, lở nấm, tổ đỉa, chín mé, hắc lào, lở chàm, ghẻ, lang ben, lang trắng, mụn cóc, bƣớu cổ, phủi, lở cùi, tràng nhạc hay lao hạch).

- Nhóm 11: Bệnh ngoại thương (gồm bị thƣơng, bị ngã, bị thƣơng

chảy máu, bị bỏng, rắn cắn).

- Nhóm 12: Bệnh phụ nữ (gồm kinh không đều, thấy sớm kỳ, kinh

thấy chậm kỳ, kinh loạn kỳ, kinh nguyệt gián đoạn thất thƣờng, kinh bế, rong kinh, băng huyết nhẹ do cơ năng; khí hƣ, bạch đới, viêm phần phụ, viêm âm hộ, âm đạo sƣng đau, Sa sinh dục (sa dạ con), u xơ tử cung, mót đái do viêm các cơ quan sinh dục, vô kinh do giảm chức năng buồng trứng, tắc tia sữa, viêm tuyến vú, u xơ tuyến vú, áp xe vú, nhọt vú, vú bị lở, đứt cổ gà, nôn

nghén, động thai, phòng sẩy thai, sau khi đẻ say máu; sau khi đẻ cảm sốt, sau khi đẻ phù nề).

- Nhóm 13: Bệnh trẻ em (gồm ợ, nấc cụt, trớ sữa, ói sữa, trẻ ỉa chảy

phọt toé ra nƣớc, ỉa chảy phân loãng, ỉa phân sống, cam tích, cam tƣớt, cam lỵ, còi xƣơng, suy dinh dƣỡng, cam thũng, quai bị, ho gà, sởi, thủy đậu, sốt bại liệt, viêm màng não B và di chứng, sổ xuất huyết do muỗi, sƣng amidan, viêm tai, thấp tim, đái dầm, thoát vị thừng tinh, lở chàm, chốc đầu – mô đầu, rôm sảy, tƣa lƣỡi, lở mồm).

+ Sơ đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm: Căn cứ vào các điểm đã

phát hiện đƣợc cây thuốc ngoài thực địa (đã đƣợc xác định vị trí bằng GPS và đánh dấu vào bản đồ điều tra), dựa vào bản đồ nền có sẵn của khu bảo tồn, đánh dấu điểm phân bố của loài trên bản đồ [42, 14].

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thống kê các loài cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sử dụng làm thuốc tỉnh Hòa Bình sử dụng làm thuốc

Qua quá trình điều tra thực địa, chúng tôi đã thu thập đƣợc mẫu vật cùng những kinh nghiệm hiểu biết về cây thuốc của các ông lang, bà mế, của cộng đồng dân cƣ thuộc 4 xã vùng lõi của Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Những mẫu cây đƣợc ghi nhận sử dụng làm thuốc đã đƣợc chúng tôi thu thập, xử lý, xác định tên khoa học và tổng hợp. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở Phụ lục 1.

Trong phần Phụ lục 1: “Danh lục các loài thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đƣợc sắp xếp theo hệ thống của bộ Sách “Danh lục các loài thực vật ở Việt Nam” 3 tập [2, 45]. Danh lục đƣợc xây dựng theo nguyên tắc sự phát triển của các ngành thực vật từ thấp đến cao. Trong mỗi ngành các họ, chi, loài đƣợc xếp theo vần ABC. Riêng ngành thực vật Hạt kín do số lƣợng lớn nên chia thành 2 lớp là Hai lá mầm và lớp Một lá mầm. Sau đó cũng xếp tƣơng tự nhƣ trên. Tổng số loài chúng tôi đã thống kê đƣợc là 479 loài, thuộc 126 họ của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch đó là:

- Ngành Khuyết lá thông (Psilotophyta) với 1 loài, 1 chi thuộc 1 họ - Ngành Thông đất (Lycopdiophyta) với 2 loài, 2 chi thuộc 1 họ. - Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) với 28 loài, 20 chi thuộc 14 họ - Ngành Hạt trần (Gymnospermae) hay còn gọi là ngành Thông (Pinophyta) với 4 loài, 4 chi, 3 họ

- Ngành Hạt kín (Angiospermae) hay còn gọi là ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 444 loài, 323 chi thuộc 107 họ.

3.2. Đánh giá về đa dạng các loài cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

3.2.1. Đa dạng về các bậc phân loại của các loài cây thuốc.

3.2.1.1. Đa dạng ở mức độ ngành:

Theo bảng Danh lục (Phụ lục 1), chúng tôi đã thống kê đƣợc các loài cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình là 479 loài, 350 chi, thuộc 126 họ của 5 ngành thực vật. Sự phân bố của các taxon đƣợc trình bày trong bảng 3.1.

Bảng. 3.1: Sự phân bố các taxon trong các ngành của các loài cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh

Ngành Họ Chi Loài Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) Số lƣợng (%) 1. Ngành Khuyết lá Thông (Psilotophyta) 1 0,79 1 0,29 1 0,21 2. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 1 0,79 2 0,57 2 0,42 3. Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 14 11,11 20 5,71 28 5,85 4. Ngành Hạt trần (Gymnospermae) 3 2,38 4 1,14 4 0,84 5. Ngành Hạt kín (Angiospermae) 107 84,92 323 92,29 444 92,69 Tổng 126 100 350 100 479 100

Hình 3.1: Biểu đồ số lƣợng các taxon của các ngành cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh sử dụng

Theo bảng 3.1. cho thấy sự phân bố các taxon trong các ngành thực vật là khá chênh lệch. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermae) có số lƣợng lớn nhất với số lƣợng loài là 444, chiếm 92,69%; số chi là 323, chiếm 92,29% và số họ là 107, chiếm tới 84,92% tổng số họ của toàn hệ thực vật. Tiếp đến là ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) có số loài là 28, chiếm 5,85% tổng số loài thực vật của cả hệ, thuộc 20 chi, chiếm 5,71% tổng số chi thực vật của cả hệ, trong 14 họ chiếm 11,11% tổng số họ thực vật của cả hệ.

Trong 3 ngành còn lại chứa các loài cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và Ngành Khuyết lá hong (Psilotophyta) thì số lƣợng và tỉ lệ của các họ, chi, loài so với toàn hệ là rất thấp, trong đó thấp nhất là Ngành Khuyết lá hong (Psilotophyta) chỉ có 1 họ, 1 chi với 1 loài.

Nếu so sánh sự phân bố các taxon cây thuốc đƣợc đồng bào ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc sử dụng với các taxon cây thuốc ở Việt Nam, chúng tôi thu đƣợc kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: So sánh hệ cây thuốc đƣợc đồng bào trong khu vực điều tra sử dụng làm thuốc với hệ cây thuốc Việt Nam

Các chỉ tiêu so sánh Khu BTTN Phu Canh Việt Nam * Tỉ lệ so sánh của Khu BTTN Phu Canh với

Việt Nam (%) Diện tích (km2 ) 5.647 331.212 1,7 Số ngành 5 6 83,33 Số họ 126 307 41,04 Số chi 350 1572 22,26 Số loài 479 3849 12,44

(* Nguồn: Viện Dược liệu, 2006. [50])

Từ bảng 3.2 cho thấy, so với diện tích cả nƣớc Việt Nam thì diện tích của Khu BTTN Phu Canh chỉ chiếm 1,7% nhƣng số ngành thực vật đƣợc đồng bào nơi đây sử dụng làm thuốc chiếm tới 83,33%, số họ chiếm tới 41,04%, số chi chiếm tới 22,26%, số loài chiếm 12,44% so với tổng số ngành,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình (Trang 35)