Đa dạng về dạng cây của các loài cây thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình (Trang 52)

Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trƣờng và đƣợc thể hiện qua dạng sống. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về dạng thân của các cây thuốc định hƣớng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng trong việc bảo vệ, gây trồng cũng nhƣ việc khai thác, sử dụng.

Ở đây, chúng tôi phân dạng sống của cây thuốc thành 4 nhóm là nhóm cây thân gỗ (G), cây thân bụi (B), cây thân thảo (T) và cây thân leo (L). Kết quả tổng hợp đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.6: Dạng thân của các loài cây thuốc đƣợc đồng bào ở Khu BTTN Phu Canh sử dụng

STT Kiểu dạng thân Số lƣợng loài Tỷ lệ %

1 Cây thân gỗ 101 21,09

2 Cây thân bụi 126 26,30

3 Cây thân thảo 186 38,83

4 Cây thân leo 66 13,78

Tổng số 479 100

Từ kết quả trên cho thấy, nhóm cây đƣợc sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo, có 186 loài, chiếm 38,83% so với tổng số loài nghiên cứu. Các cây thuộc nhóm này thƣờng sống dƣới tán rừng, ven rừng, trảng cỏ, ven đƣờng, ven nƣơng rẫy, tập trung ở một số họ nhƣ các loài thuộc ngành Dƣơng xỉ, các loài thuộc họ Cúc (Asteraceae), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Thu hải đƣờng (Begoniaceae), Ô rô (Acanthaceae),…

Nhóm tiếp theo là nhóm cây bụi có tới 126 loài, chiếm tới 26,3% so với tổng số loài, nhóm này là các đại diện thƣờng sống ở trảng cây bụi, vùng đồi núi, rừng tái sinh, tập trung ở một số họ nhƣ họ họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), Cà phê (Rubiaceae), Ngũ gia bì (Araliaceae), Nhài (Oleaceae),…

Tiếp đến là nhóm cây thân gỗ, có 101 loài, chiếm 21,09% so với tổng số loài. Đây là các đại diện thƣờng sống ở rừng sâu, rừng thứ sinh, ven rừng,… Các loài này thƣờng có kích thƣớc lớn, sử dụng khó khăn, lại khó khăn trong việc tìm kiếm. Các loài cây gỗ tập trung ở các họ nhƣ họ Cam (Rutaceae), Long não (Lauraceae), Dâu tằm (Moraceae), Bứa (Clusiaceae), Bồ đề (Styracaceae),…

Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây thân leo, có 66 loài, chiếm 13,78% so với tổng số loài. Các đại diện của nhóm này thƣờng sống ở vùng đồi, ven rừng, trong rừng, tập trung ở các họ nhƣ Bầu bí (Cucurbitaceae), Tiết dê (Menispermaceae), Nho (Vitaceae), Củ nâu (Dioscoreaceae), Kim cang (Smilacaceae)…

3.2.3. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống tại khu vực nghiên cứu.

Qua phân tích đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc cho thấy mỗi loài cây thuốc có đặc điểm phân bố theo môi trƣờng sống rất phong phú và phức tạp. Có những loài cây sống ở những vùng núi cao hay vùng núi thấp

hay trong rừng nguyên sinh, thứ sinh, hay sống trong vách đá ẩm, dƣới suối,…

Với môi trƣờng sống hết sức phức tạp và đa dạng của các loài cây thuốc, chúng tôi tạm chia môi trƣờng sống của các loài cây thuốc đƣợc đồng bào tại Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình sử dụng theo 7 nhóm chính là rừng nguyên sinh có thể bị tác động (nhóm số 1); rừng thứ sinh (nhóm số 2); trảng cây bụi (nhóm số 3); ven suối, khe và thung lũng ẩm (nhóm số 4); dƣới nƣớc nhƣ suối, ao hồ,… (nhóm số 5); bãi hoang, bờ ruộng, ven đƣờng,…nơi có nhiều ánh sáng (nhóm số 6); vƣờn nhà của ngƣời dân (nhóm số 7).

Qua đó chúng tôi thấy, các cây thuốc phân bố chủ yếu ở trạng thái tự nhiên, chỉ có 46 loài (chiếm 9,60%) là cây trồng trong vƣờn nhà với mục tiêu làm thuốc, số liệu đƣợc chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 3.7: Thống kê các loài cây thuốc theo môi trƣờng sống

TT Nơi phân bố Số loài Tỷ lệ (%)

1 Rừng nguyên sinh, có thể bị tác động

178 37,16

2 Rừng thứ sinh 351 73,28

3 Trảng cây bụi 217 45,30

4 Ven suối, khe, thung lũng ẩm 70 14,61

5 Nƣớc (suối, ao hồ,…) 3 0,63

6 Bãi hoang, bờ ruộng, ven đƣờng,… 148 30,9

7 Vƣờn nhà 46 9,60

Ghi chú: Tổng số loài và tổng số % lớn hơn 100% do một loài có nhiều môi trường sống khác nhau.

Hình 3.3: Biểu đồ tỷ lệ của các loài cây thuốc phân bố theo môi trƣờng sống

Ghi chú: 1: Rừng nguyên sinh, có thể bị tác động; 2: Rừng thứ sinh; 3: Rừng cây bụi; 4: Ven suối, khe, thung lũng ẩm; 5: Nước (suối, ao hồ,…); 6: Bãi hoang, bờ ruộng, ven đường,…; 7: Vườn nhà.

Qua bảng trên cho thấy số lƣợng loài cây thuốc phân bố trên các sinh cảnh là rất khác nhau. Trong số các loài cây thuốc mọc ở trạng thái tự nhiên đƣợc đồng bào sử dụng, các loài phân bố ở các loại hình rừng nguyên sinh bị tác động, rừng thứ sinh, thuộc khu vực đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên chiếm tỷ lệ khá cao (là các loài cây thuốc sống ở 2 môi trƣờng 1 và 2) với số lƣợng loài là 365, chiếm 76,20% số loài cây thuốc đã đƣợc xác định). Đây thƣờng là những đại diện cây gỗ, bụi, leo sống dƣới tán rừng, ven rừng, đặc biệt có nhiều loài chỉ có trong rừng sâu. Những loài cây thuốc sống trong môi trƣờng này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chữa trị bệnh cũng nhƣ việc thúc đẩy quá trình tái sinh rừng.

Các loài cây thuốc sống ở trảng cây bụi cũng chiếm tỷ lệ khá lớn, nhóm này chủ yếu là các đại diện cây bụi và cây gỗ nhỏ, với 217 loài, chiếm 45,30% tổng số loài. Bên cạnh đó là các loài cây thuốc sống ở bãi hoang, ven

đƣờng, bờ ruộng, nhóm này chủ yếu là các đại diện cây bụi và cây thảo, với 149 loài, chiếm 30,9% tổng số loài.

Chiếm tỷ lệ ít nhất là nhóm cây sống dƣới nƣớc (suối, ao hồ,…), chỉ có 3 loài, chiếm 0,63%. Nhóm này chủ yếu là các loài cây thân thảo, sống dƣới suối nhƣ Thạch xƣơng bồ (Acorus gramineus).

3.2.4. Xây dựng sơ đồ phân bố các loài cây thuốc có giá trị cần được bảo vệ.

Trong số 479 loài cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chúng tôi đã thống kê đƣợc có tất cả 31 loài thuộc diện cần phải bảo vệ (chiếm 6,47% tổng số loài của toàn hệ) theo tiêu chí của: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) 2009; Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006. Đây là nguồn gen quý hiếm, cần có biện pháp bảo tồn nghiêm ngặt. Kết quả cụ thể ở Bảng 4.8.

Bảng 3.8: Bảng thống kê các loài cây thuốc đang bị đe dọa tại Khu BTTN Phu Canh, tỉnh Hòa Bình

TT Tên la tinh Tên

Việt Nam Họ

IU

CN

1 Rauvolfia verticillata Lour. Ba gạc vòng Apocynaceae VU 2 Kibatalia laurifolia (Ridl.)

Woodson Thần linh lá nhỏ Apocynaceae VU 3 Goniothalamus

vietnamensis Bân Bổ béo đen Anonaceae VU

4 Acanthopanax trifoliatus

Merr.; Ngũ gia bì gai Araliaceae EN

5 Asarum balansae Franch Tế hoa Aristolochiaceae EN IIA

6 Asarum caudigerum Hance Thổ tế tân, (Biến hoa)

Aristolochiaceae VU IIA 7 Codonopsis javanica

Hook.f. & Thomson

Đẳng sâm Campanulaceae VU 8 Disporopsis longifolia Craib. Hoàng tinh hoa trắng Convallariaceae IIA 9 Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino Giảo cổ lam 5 lá Cucurbitaceae EN

12 Sophora tonkinensis

Gagnep.; Hoè bắc bộ Fabaceae VU

13 Gnetum montanum Markgr. Dây mấu Gnetaceae LR

14 Cratoxylumcochinchinense Blume Thành ngạnh, đỏ ngọn Hypericaceae LR 15 Cratoxylum pruniflorum Kurz Đỏ ngọn LR 16 Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn.; Re hƣơng Lauraceae CR DD IIA

17 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng Menispermace ae

IIA 18 Chukrasia tabularis

A.Juss.; Lát hoa

Meliaceae VU LR

19 Stephania dielsiana Wu; Củ dòm Menispermaceae VU IIA

20 Stephania aff. rotunda

Lour.; Bình vôi

Menispermaceae IIA 21 Tinospora sagittata (Oliv.)

Gagnep.

Củ gió Menispermaceae VU

22 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi Myrsinaceae VU

23 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến đá vôi Orchidaceae EN IA 24 Anoectochilus roxburghii

Lindl.; Lan kim tuyến Orchidaceae EN IA

25 Nervilia aragoana

Gaudich. Chân trâu xanh

Orchidaceae VU IIA 26 Nervilia fordii Schltr. Thanh thiên quỳ Orchidaceae EN IIA 27 Paphiopedilum concolor

Pfitzer Lan hài đốm Orchidaceae IA

28 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu Poaceae LR

29 Madhuca pasquieri

H.J.Lam; Sến mật Sapotaceae EN VU

30 Smilax glabra Wall. ex

Roxb. Thổ phục linh Smilacaceae LR

31 Ampelopsis cantoniensis

(Hook. et Arn.) Planch. Chè dây Vitaceae LR

Ghi chú: SĐ, 2007: Sách đỏ Việt Nam năm 2007; CR: rất nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sẽ nguy cấp; IUCN: Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế, LR: loài đe doạ thấp, DD: Thiếu dữ liệu; NĐ 32: Nghị định số 32 của chính phủ năm 2006; IA: Cấm khai thác sử

dụng vì mục đích thương mại, IIA: Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại.

Nhƣ vậy, theo bảng trên có 31 loài thuộc diện các loài thực vật quý hiếm cần đƣợc bảo vệ trong đó:

+ 19 loài thuộc Sách đỏ Việt Nam năm 2007: trong đó 1 loài ở mức Rất nguy cấp (CR) là Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon); 7 loài ở mức Nguy cấp (EN) là Tế hoa (Asarum balansae), Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Giảo cổ lam năm lá (Gynostemma pentaphyllum),…; 11 loài thuộc mức sẽ nguy cấp (VU) là Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata), Thổ tế tân (Asarum caudigerum), Đẳng sâm (Codonopsis javanica), Củ gió (Tinospora sagittata), Lá khôi (Ardisia silvestris),….

+ 11 loài nằm trong Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), trong đó, ở mức VU có 1 loài là Sến mật (Madhuca pasquieri); mức LR có 9 loài là Chè dây (Ampelopsis cantoniensis), Thổ phục linh (Smilax glabra), Lát hoa (Chukrasia tabularis), Trắc dây (Dalbergia rimosa),... Mức Thiếu dữ liệu - DD chỉ có 1 loài là Re hƣơng (Cinnamomum parthenoxylon).

+ 12 loài nằm trong Nghị định số 32 của Chính phủ năm 2006 trong đó 3 loài thuộc mục IA (Cấm khai thác sử dụng vì mục đích thƣơng mại) là Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Lan Kim tuyến (Anoectochilus roxburgiana) và Lan hài đốm (Paphiopedilum concolor), có 9 loài thuộc mục IIA (Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thƣơng mại) là hai loài thuộc chi Bình vôi (Stephania spp.), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Thổ tế tân (Asarum caudigerum), Tế hoa (Asarum balansae), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia),...

Trong quá trình nghiên cứu, căn cứ vào các điểm đã phát hiện đƣợc cây thuốc ngoài thực địa (đã đƣợc xác định vị trí bằng GPS), chúng tôi đã đánh

Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Theo đó, có 4 loài chƣa quan sát đƣợc mà chỉ ghi nhận qua các tài liệu có trƣớc là Chân trâu xanh, Hòa bắc bộ, Ngũ gia bì gai, Bổ béo đen; một số loài đƣợc cho là số lƣợng nhiều nên không thể hiện trong sơ đồ sau là Cỏ mần trầu, Củ gấu. Kết quả đƣợc chỉ ra nhƣ sau (số cây trong ngoặc màu đỏ):

3.3. Vấn đề sử dụng cây thuốc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình tỉnh Hòa Bình

3.3.1. Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận.

Việc nghiên cứu về các bộ phận sử dụng giúp cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và định hƣớng đƣợc khi phân tích về thành phần hoá học cũng nhƣ dƣợc tính của nó. Trong việc sử dụng cây thuốc theo kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy, các bộ phận khác nhau của cây đƣợc dùng vào những mục đích khác nhau, mặt khác cùng bộ phận của cùng một cây cũng có những tác dụng khác nhau tùy theo cách vận dụng của các thầy thuốc. Chúng tôi đã thống kê các bộ phận của các loài cây thuốc đƣợc đồng bào sử dụng cho việc chữa bệnh. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng sau.

Bảng 3.9: Sự đa dạng trong các bộ phận đƣợc sử dụng làm thuốc TT Các bộ phận sử dụng Số loài Tỷ lệ % so với tổng số

1 Lá 226 47,18

2 Thân, cành, vỏ thân 180 37,58

3 Toàn cây (cả cây) 103 21,50

4 Rễ, Củ (gồm cả thân củ) 87 18,16

5 Quả 24 5,01

6 Hoa, nụ hoa 9 1,88

7 Hạt 26 5,43

8 Nhựa mủ, tinh dầu 12 2,51

9 Lông 1 0,21

Ghi chú: Tổng số loài và tổng số % lớn hơn 100% do một loài có nhiều bộ phận sử dụng khác nhau.

Theo kết quả thống kê đƣợc, chúng tôi thấy bộ phận đƣợc sử dụng nhiều nhất là lá cây với 226 loài, chiếm 47,18% so với tổng số loài. Lá đƣợc dùng ở

Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Tía tô (Perilla frutescens), Rau dớn (Diplazium esculentus), để nhai hay ngậm nhƣ Cúc nút áo hoa vàng (Spilanthes paniculata), Mồng tơi (Basella rubra) hay giã nhỏ đắp nhƣ Dây đau xƣơng (Tinospora sinensis), Nóng (Saurauia roxburghii), Khế (Averhoa carambosa), Hy thiêm (Siegesbeckia glabrescens) hoặc đun để tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ban nhƣ Lá lốt (Piper lolot), Muồng hoa vàng (Senna surattensis), Ba chạc (Euodia lepta), có thể dùng dƣới dạng phơi khô, sắc uống nhƣ Vót hình trụ (Viburnum odoratissimum), Hoa sói (Chloranthus elation), Bứa lá thuôn (Garcinia oblongifolia). Lá có thể đƣợc dùng riêng hay phối hợp với các loài cây khác để chữa bệnh. Có thể nói lá cây đƣợc sử dụng khá đa dạng cả về cách thức sử dụng lẫn công dụng.

Hình 3.5: Biểu đồ tỷ trọng sự phân bố số lƣợng các bộ phận sử dụng làm thuốc

Bên cạnh những loài cây đƣợc sử dụng cả cây để làm thuốc thì phải kể đến bộ phận thân cây (gồm cả cành cây, vỏ thân) đƣợc sử dụng nhiều, với 180 loài, chiếm 37,58% so với tổng số loài. Với thân chủ yếu là đƣợc băm nhỏ,

phơi khô rồi đem sắc uống, một số ít đƣợc đun sôi hay nấu nƣớc uống nhƣ Bụp trắng (Mallotus apelta), Bục bạc (Mallotus paniculatus), gối hạc (Leea indica) hay sắc uống nhƣ Dây bầu rừng (Blumea chinensis), các loài Sổ (Dillenia spp.), Đơn mặt trời (Excoecaria cochinchinensis), hay giã đắp chữa các bệnh ngoài da hay các bệnh khác nhƣ Kinh giới rừng (Elsholtzia blanda), Rè vàng (Machilus bonii), Bình vôi (Stephania aff. rotunda). Thân thƣờng chữa nhiều loại bệnh nhƣ viêm gan, thận, tiêu hoá, thấp khớp, gẫy xƣơng, ghẻ lở,…

Bộ phận rễ, củ (cả thân củ) thƣờng đƣợc đánh giá là có hiệu quả cao trong việc chữa trị bệnh và cũng đƣợc sử dụng tƣơng đối nhiều, với 87 loài, chiếm 18,16% so với tổng số loài. Rễ cây có thể đƣợc giã tƣơi uống hay dùng tƣơi đắp nhƣ Ráy trắng (Alocasia macrorrhiza), Gừng núi (Zingiber zerumbet), Gừng (Zingiber officinalis) hay phơi khô sắc hay nấu nƣớc uống nhƣ Cốt cắn (Nephrolepis cordifolia), Củ dòm (Stephania dielsiana), Ráy leo trung quốc (Pothos chinensis), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Cỏ bạc đầu (Killinga nemoralis), chữa các bệnh nhƣ đau xƣơng, trị giun sán, xoa bóp, đau răng,...

Các bộ phận còn lại nhƣ hoa, quả, hạt cũng đƣợc sử dụng nhƣng không nhiều nhƣ thân, rễ, lá. Tuy thế đây thƣờng là các loài chữa các bệnh độc đáo nhƣ hoa của cây Kim ngân dại (Lonicera japonica) nấu nƣớc uống để hạ nhiệt, làm mát cơ thể; Cúc nút áo hoa vàng (Spilanthes paniculata) dùng tƣơi nhai ngậm chữa đau răng, sâu răng,... hay có nhiều loài vừa có tác dụng chữa bệnh vừa là thứ ăn ngon nhƣ: Gừng (Zingiber officinalis); Đu đủ (Carica papaya), Tai chua (Garcinia cowa), Rau ngót (Sauropus androgynus),...

Bên cạnh đó, các loài cây có thể lấy nhựa mủ hay tinh dầu để chữa bệnh chiếm tỷ lệ ít (chỉ 12 loài) chiếm 2,51% tổng số loài ghi nhận. Đó là Đu đủ

ngoài da, bỏng lửa, tƣa lƣỡi trẻ em,... hay đặc biệt có 1 loài còn có thể lấy lông từ thân chữ bệnh: Lông cu li (Cibotium barometz) với tác dụng cầm máu.

3.3.2. Sự đa dạng về số lượng các bộ phận của từng loài được sử dụng.

Đối với các loài cây thuốc, mỗi loài cây có thể chỉ một bộ phận đƣợc sử dụng (nhƣ thân hay rễ hay lá) nhƣng có loài lại có nhiều bộ phận đƣợc sử dụng nhƣ (thân và lá; hoa và hạt; vỏ của thân, quả và rễ,…), nhiều loài cả cây có tác dụng chữa bệnh (nếu có cả thân, rễ, lá chúng tôi xếp vào cả cây). Nhiều bệnh phải kết hợp nhiều bộ phận hay nhiều cây mới có tác dụng tốt. Đôi khi trong một cây bộ phận này có ích nhƣng bộ phận khác lại gây độc. Từ số liệu điều tra đƣợc, chúng tôi bƣớc đầu thống kê nhƣ sau:

- Số loài cây có 1 bộ phận sử dụng là 246 loài, chiếm 51,36 % tổng số loài. - Số loài cây có 2 bộ phận sử dụng là 110 loài, chiếm 22,96 % tổng số loài. - Số loài cây có thể sử dụng cả cây là 103 loài, chiếm 21,50 % tổng số loài. - Số loài cây có 3 bộ phận sử dụng trở lên là 20 loài, chiếm 4,18 % tổng số loài. Kết quả trên cho thấy các bộ phận sử dụng làm thuốc thƣờng lấy 1 hay 2 bộ phận của cây là chủ yếu, mà ở đây thƣờng là thân và lá với số loài sử dụng lên tới 110 loài (đối với 2 bộ phận) và 246 loài (đối với 1 bộ phận), chiếm tỷ lệ phần trăm tƣơng ứng là 22,96 % và 51,36 %; việc sử dụng cả cây (hay toàn cây) cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (với 103 loài) và ít nhất là sử dụng 3 bộ phận của cây trở lên (chỉ có 20 loài). Các loài sử dụng 1-2 bộ phận thƣờng là các loài cây gỗ, bụi. Bên cạnh đó, các loài sử dụng cả cây thƣờng là các loài cây thân cỏ.

3.3.3. Các nhóm bệnh được đồng bào dân tộc ở Khu BTTN Phu Canh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình chữa trị bằng cây thuốc.

Từ kinh nghiệm Y học cổ truyền cho thấy từ một cây có tác dụng chữa đƣợc nhiều loại bệnh và ngƣợc lại có những bệnh phải kết hợp dùng nhiều loài cây mới có hiệu quả cao.

Theo tài liệu của Lê Trần Đức (1997) “Cây thuốc Việt Nam trồng hái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên phu canh, tỉnh hòa bình (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)