Điều kiện kinh tế xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài thực vật thân gỗ trong một số trạng thái rừng phục hồi tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 50 - 53)

3.2.1.Điều kiện kinh tế

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của tỉnh, huyện Lục Nam đã phát huy thế mạnh, khắc phục những khó khăn để phấn đấu vươn lên, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Xác định phát triển kinh tế là trung tâm, căn cứ các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XX đề ra, toàn Đảng bộ huyện đã lỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, thực hiện chương trình phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn 2010-2015. Năm 2013, các chỉ tiêu KT-XH cơ bản đều đạt và

vượt kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế đạt 17%; cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ (Nông nghiệp 43%; Công nghiệp 29,5%; Dịch vụ 27,5%); tổng thu nhập ngân sách trên địa bàn đạt 86,4 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 946,7 tỷ đồng.

Bảng 3.2 Tổng giá trị tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện giai đoạn 2007-2013 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1-Tổng giá trị sản xuất 3385,2 3907,1 4287,6 497,4 5774 6531 7184 2-Tốc độ tăng trưởng(%) 15,2 15,4 13,7 15,3 14,2 15 15,1 Trong đó Ngành nông nghiệp 1882 1958 2016 2288 2678 2939 3171 Ngành công nghiệp và XD 1037 1342 1408 1512 1618 1894 2076 Dịch vụ 466,2 607,1 863,6 1174 1478 1698 1937

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lục Nam

Giai đoạn 2001-2005 kinh tế Lục Nam tăng trưởng bình quân 7,35%/năm(mục tiêu đại hội 6,5% năm và của tỉnh là 7,42%/năm); giai đoạn 2006-2012 tăng trưởng bình quân đạt 10,9% năm (cao hơn so với mục tiêu 6,3%/năm). Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp đạt khá cao 7,3%/năm, khu vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng khoảng 20,2%/năm và khu vực dịch vụ là 15,2%/năm)…

*Hệ thống giao thông: Huyện có 3 loại hình giao thông gồm đường bộ, đường thủy, đường sắt

+ Hệ thống giao thông đường bộ có tổng chiều dài 641km. mạng lưới giao đường bộ của huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý: Trung ương, Tỉnh, Huyện với các tuyến.

+ Quốc lộ: Có 2 đường quốc lộ chạy qua huyện dài 45km đã trải nhựa toàn bộ, trong đó quốc lộ QL31 từ Đại Lâm đến Trại Mít (xã Đông Hưng) dài 17km, quốc lộ QL 37 từ Đan Hội đến Bảo Sơn dài 28km.

+ Tỉnh lộ: Có 2 tỉnh lộ chạy qua dài 54km, đã trải nhựa 17,4km. Trong đó, đường tỉnh TL 293 từ ngã tư Thân đi Mai Sưu- Hạ Mi dài 40km đã trải nhựa 17,4km; đường TL 295 Đồi Ngô-Mỹ Hà, trong đó đoạn qua huyện Lục Nam dài 11km (từ ngã tư Bảo Sơn-Đồi Ngô) đã được trải nhựa nhưng hiện đang bị xuống cấp.

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ huyện Lục Nam được phân bố khá hợp lý. Các tuyến đường liên thôn, liên xã qua các khu đông dân cư và trung tâm xã nối với đường huyện, đường tỉnh thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa và đi laij của người dân. Tuy nhiên chất lượng các tuyến đường này phần lớn còn thấp, ngoài 74,4 đường nhựa (bao gồm Quốc lộ 1,37 và một phần chiều dài tỉnh lộ 293) còn lại hầu hết là đường cấp phối và đường đất, bề mặt nhiều tuyến đường còn hẹp. Trong những năm qua hệ thống giao thông của huyện đang từng bước được cải tạo và nâng cấp, góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao của nhân dân.

* Hệ thống thủy lợi

- Sông Lục Nam chảy qua huyện có ý nghĩa quan trongj trong việc cung cấp nước tưới như tiêu thoát toàn địa bàn huyện

- Suối: Có 4 hệ thống suối lớn với tổng chiều dài 38km, trong đó: + Hệ thống suối đổ vào sông Còng rồi chảy ra sông Lục Nam tại bến Bò

+ Hệ thống suối chảy qua xã Đông Hưng đổ ra sông Lục Nam tại thôn Cẩm Nang-Tiên Nha

+ Hệ thống suối chảy qua xã Đông Phú, Tam Dị đổ ra sông Lục Nam tại thôn Già Khê, xã Tiên Hưng

+ Hệ thống suối chảy qua các xã: Bảo Đài, Chu Điện, Lan Mẫu, Yên Son đổ ra sông Lục Nam tại cống Chản, cống Mân xã Yên Sơn

Với hệ thống thủy lợi như vậy rất thuận tiện cho huyện phát triển trồng các loại cây trồng, nâng cao sự đa dạng các loài thực vật ở đây.

* Hệ thống điện lưới:

Hệ thống điện lưới của huyện gồm đường điện trung áp 10KV có khoảng 84km với 82 máy biến áp các loại với tổng dung lượng 11.995 KVA, cung cấp 21.282.000 KW/h điện cho huyện. Đến nay có khoảng 42.097 hộ chiếm 95% số hộ toàn huyện có điện thắp sáng ở 100% số xã trong huyện. Nhìn chung hệ thống lưới điện xây dựng từ những năm trước đây còn chắp vá, chất lượng kém. Qua nhiều năm khai thác sử dụng nay đã xuống cấp, nhiều nơi quá tải, tỷ lệ tổn thất lớn, giá điện đến hộ gia đình tiêu dùng nhiều nơi còn quá cao so với giá trần. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện nay hệ thống lưới điện còn phải đầu tư vốn để phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài thực vật thân gỗ trong một số trạng thái rừng phục hồi tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)