So sánh các chỉ số đa dạng sinh học trong các quần xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài thực vật thân gỗ trong một số trạng thái rừng phục hồi tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 68 - 70)

Các chỉ số đa dạng sinh học được tính cho thành phần cây gỗ trong các loại rừng, dẫn liệu được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Chỉ số đa dạng Shannon (H) và chỉ số đa dạng Simpson của các loại hình rừng nghiên cứu

Chỉ số ĐDSH

OTC Simson ( D ) Shannon ( H )

01 0,26 3,735 02 0,134 3,396 03 0,128 3,595 04 0,241 2,78 05 0,139 3,512 06 0,192 3,06 07 0,103 3,4 08 0,141 3,317 09 0,13 2,615 download by : skknchat@gmail.com

Từ kết quả tính toán trong các bảng trên, nhận thấy trong 9 OTC (quần thể tự nhiên) thì quần thể rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên sau khai thác (OTC 01)có chỉ số Simpson cao nhất (D= 0,26và rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấp (OTC 08)(D=0,103) có độ đa dạng thấp nhất. Đánh giá về chỉ số Shanon cho các quần xã, cho thấy quần thể rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác ( OTC 01)có chỉ số Shanon cao nhất (H=3,735), tiếp theo là quần thể rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy 05 (H= 3,512), thấp nhất là quần thể rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấp ( OTC 09)( H=2,615). Những số liệu trên đã cho thấy rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi sau khai thác là kiểu rừng có độ đa dạng cao nhất và rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấp có độ đa dạng thấp nhất.

Trên cơ sở các loài thu được, đã tiến hành tính chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các nhóm cây trong cùng một trạng thái cũng như giữa các trạng thái thảm thực vật khác nhau nhằm đánh giá sự biến động thành phần loài cây gỗ của các tầng khác nhau. Chỉ số mức độ tương đồng được trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8. Chỉ số mức độ tương đồng của các loại hình rừng nghiên cứu

Loại rừng Rừng TXP 01 Rừng TXP 02 Rừng TXP 03

Rừng TXP 01 0,74 0,75

Rừng TXP 02 0,74 0,920,92 Rừng TXP 03 0,75

Ghi chú:

TXP 01: là rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi sau khai thác TXP 02: là rừng kín thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy

TXP 03: là rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấp

Qua kết quả ở bảng 4.8 cho thấy, rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấpcó mức độ tương đồng gần nhất với rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác (0,92). Đây cũng là chỉ số tương đồng cao nhất của các loại hình rừng trong khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó thì chỉ số mức độ tương đồng của rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy vàrừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấplà thấp nhất (0,74), vì ở đây thành phần loài Bồ đề chiếm đa số. Xét trong từng loại hình rừng thì rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy có mức độ tương đồng cao nhất với rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác (0,75) và thấp nhất với rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấp(0,74); Rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấpcó mức độ tương đồng cao nhất với rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác (0,92) và thấp nhất với rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy (0,74); Rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác có mức độ tương đồng cao nhất với rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấp(0,92) và thấp nhất với rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy (0,75).

4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển hệ thực vật thân gỗ trên trạng thái rừng phục hồi tự nhiên tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài thực vật thân gỗ trong một số trạng thái rừng phục hồi tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)