Quy hoạch, tổ chức, quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài thực vật thân gỗ trong một số trạng thái rừng phục hồi tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 72 - 94)

Xác lập rõ ràng phạm vi ranh giới rừng đặc dụng, xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội thông qua các hoạt động bảo tồn để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào khu vực bảo tồn, đây là cơ sở để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và cán bộ khu bảo tồn, tạo bước đệm vững chắc cho mọi hoạt động bảo tồn có hiệu quả.

Ngăn chặn hoạt động khai thác gỗ trái phép đặc biệt, 49 loài cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm nằm trong Sách đỏ và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, công ước CITES từ rừng đặc dụng.

Cần đưa 2 loài: Thông tre và Kim giao vào nhóm các loài thực vật quý hiếm cần bảo vệ ở Việt Nam.

Xác định ưu tiên trong bảo tồn các loài và các quần hệ/phân quần hệ, đặc biệt là những loài quý hiếm đã xác định được vị trí phân bố cần phải được ưu tiên bảo tồn trước.

UBND tỉnh cần có sự chỉ đạo đối với các cơ quan hành pháp tại địa phương nhằm phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật và quy định của địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường phối kết hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các lực lượng liên ngành trong việc ngăn chặn, truy quét, xử lý các vi phạm lâm luật nhằm tăng cường hiệu lực quản lý.

Nâng cao vai trò của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, những người có uy tín tại địa phương tham gia tích cực vào công tác quản lý, tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước, của địa phương về bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên. Xây dựng và hoàn thiện hương ước quản lý bảo vệ rừng để người dân tham gia, tự điều chỉnh những hành vi sử dụng thiếu bền vững làm suy giảm tài nguyên rừng.

Đối với các xã có rừng cần nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Kiểm tra kiểm soát thường xuyên các tụ điểm buôn bán lâm sản. Sử dụng các biện pháp mạnh để trấn áp bọn lâm tặc, xây dựng các chốt, trạm lưu động nhằm ngăn ngừa việc khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản từ rừng đặc dụng.

Không cho làm nương rẫy, làm nhà trên đất giao khoán trồng rừng và bảo vệ rừng. Quy hoạch bãi chăn thả gia súc theo từng thôn xóm để hạn chế tình trạng chăn thả gia súc vào khu rừng đặc dụng. Trồng một số loại cỏ cho gia súc ăn như cỏ voi, hoặc sử dụng các sản phẩm nông nghiệp cho trâu bò ăn như rơm, rạ, cây ngô,…

Xây dựng hệ thống bảng thông báo nội quy ra vào rừng ở các đường chính từ các thôn, bản quanh khu vực đi lên rừng. Xây dựng các biển hiệu tuyên truyền, nhắc nhở, biển hiệu ngăn cấm mang lửa vào rừng, biển báo cấp nguy cơ cháy rừng tại các cửa rừng nơi bà con hay đi lại nhằm nâng cao ý thức của mọi người dân trong QLBVR.

Các xã cần giao khoán diện tích rừng cho hộ dân tham gia bảo vệ, gắn trách nhiệm cụ thể để người dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế việc phá rừng và khai thác trộm lâm sản như hiện nay.

Việc khai thác các loài LSNG mặc dù chưa tác động xấu đến đa dạng sinh học nhưng cần phổ biến cho người dân phương pháp khai thác bền vững đảm bảo tái sinh, tránh khai thác tự do, triệt để; nghiêm cấm khai thác các loài LSNG không được phép khai theo quy định trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.

4.4.3. Chính sách và sinh kế

Hoàn thiện chương trình phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế về quản lý bảo vệ rừng, nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác gỗ củi trái phép, hạn chế việc việc mở rộng đất canh tác và khai thác quá mức các loại LSNG.

Xây dựng phương án đồng quản lý giữa chủ rừng, cộng đồng dân cư thôn, cấp chính quyền địa phương. Lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội để cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư sống trong vùng đệm, giảm sức ép vào rừng.

Xây dựng các chính sách khuyến khích người dân tham gia vào công tác QLBVR, chính sách hỗ trợ người dân trong phát triển kinh tế xã hội. Khuyến khích người dân sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế củi, tiết kiệm củi: Bếp đun cải tiến tiết kiệm củi, bếp bioga, bếp ga,… để giảm việc lên rừng khai thác củi đun.

Xây dựng cơ chế chính sách về định canh định cư, ổn định cuộc sống cho người dân sống trong khu bảo tồn. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, thay thế nguyên liệu làm nhà gỗ bằng các nguyên liệu khác.

Về nguyên tắc thì bảo tồn là bảo vệ nghiêm ngặt các nguồn tài nguyên thiên nhiên có trong huyện, nhưng thực tế thì do nhu cầu cuộc sống, hàng năm người dân trong khu vực vẫn vào rừng để khai thác tài nguyên. Do đó, trong khi áp lực của người dân vẫn còn, nếu chỉ tập trung bảo vệ mà không có giải pháp để giải quyết hài hòa giữa nhu cầu sử dụng của cộng đồng với

bảo tồn một cách hợp lý thì việc bảo vệ nghiêm ngặt chỉ là lý thuyết. Bởi đói nghèo là nguyên nhân sâu xa nhưng cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc xâm hại tài nguyên rừng, chính vì vậy giải quyết vấn đề đói nghèo là giải pháp mang tính chủ đạo. Mục tiêu là giảm tỷ lệ các hộ nghèo, không còn hộ đói bằng các biện pháp cụ thể:

Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi thông qua công tác chọn giống, đầu tư phân bón, kỹ thuật, chuồng trại theo hướng sản xuất hàng hoá. Tăng cường hỗ trợ vốn, cho vay với thời hạn dài hơn để người dân có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài. Hỗ trợ cây giống Lâm nghiệp cho người dân trong vùng trồng quanh khu gia đình, diện tích rừng sản xuất vùng đệm nhằm mục đích lấy củi để phục vụ cuộc sống, phát triển kinh tế hộ gia đình giảm áp lực vào rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ giống, kỹ thuật tới người dân để họ sử dụng tiền vốn vay có hiệu quả. Tổ chức chuyển giao kỹ thuật xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho người dân vùng đệm.

Trồng rừng mới hàng năm trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa: Lát hoa, Xoan ta,… hoặc bằng các loài cây sinh trưởng nhanh đáp ứng mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc như cây Keo.

Cần mở mang hệ thống dẫn nước, chứa nước để chủ động tưới tiêu, làm tăng diện tích lúa 2 vụ, hoa màu từ hệ thống kênh mương.

4.4.4. Khoa học, kỹ thuật

Nhìn chung chất lượng và khả năng tái sinh phục hồi rừng tự nhiên còn kém. Do vậy để phục hồi rừng cần quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.

Với kiểu thảm thực vật có thành phần loài khá đa dạng, nhưng những cây có giá trị kinh tế thì ít, hầu hết các kiểu thảm thực vật đều đã bị tác động khá mạnh bởi các hoạt động của người dân. Do đó cần phải khoanh nuôi bảo

vệ các kiểu thảm thực vật này, đặc biệt là những kiểu thảm có loài Nghiến, Trai lý, Táu phân bố, tránh mọi tác động của người dân địa phương.

Chất lượng cây tốt chiếm trên 50%, điều kiện và khả năng tái sinh cây gỗ tương đối cao, nhưng tổ thành còn đơn giản thiếu những loài gỗ lớn có giá trị cao vốn có của rừng. Tuy nhiên, với đối tượng là rừng đặc dụng việc tác động các biện pháp lâm sinh là hết sức khó khăn, tùy theo từng phân khu có thể thực hiện các biện pháp như:

Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, bảo tồn để duy trì diễn thế tự nhiên. Với khả năng tái sinh như trên, có thể đủ điều kiện để hình thành rừng sau này. Đây là một giải pháp hoàn toàn dựa vào năng lực tái sinh tự nhiên nên quá trình phục hồi trong khoanh nuôi chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố hoàn cảnh, trong đó có cả những tác động tiêu cực của con người. Chính vì vậy với đối tượng rừng này nên kiểm soát chặt chẽ những tác động của con người, bảo vệ, phòng chống cháy.

Trong phân khu phục hồi sinh thái áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh khác. Khoanh nuôi có xúc tiến tái sinh trên các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác còn thiếu cây giá trị cao. Đồng thời kết hợp vớisự tác động kỹ thuật của con người nhằm cải thiện cấu trúc rừng theo những mục tiêu cụ thể là trồng bổ sung cây bản địa trên núi đá vôi: Nghiến, Trai lý, Lát hoa, Sến mật, Gội nếp, Gội tẻ, Phay, Giổi, Xoan, Trám trắng, Trám đen, Chò xanh, Chò nâu…. Nhiệm vụ là giám sát, bảo vệ, phòng chống cháy, trồng và chăm sóc cây trồng bổ sung, có thể khoán cho dân bảo vệ.

Trồng rừng mới trên các đối tượng trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa ở vùng Phục hồi sinh thái. Giao khoán bảo vệ rừng cho dân và cộng

đồng thôn, bản. Hướng dẫn nhân dân về kỹ thuật lâm nghiệp, đôn đốc, giám sát việc trồng dặm và chăm sóc cây trên phần đất được giao. Áp dụng các biện pháp làm giàu rừng nhằm bổ sung, nâng cao số lượng cây có giá trị kinh tế bằng tái sinh nhân tạo hoặc xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Xây dựng vườn thực vật để phục vụ nghiên cứu và bảo tồn những loài thực vật thân gỗ quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên.

Xây dựng mô hình trồng một số loài lâm sản ngoài gỗ phổ biến tại vườn nhà hoặc dưới tán rừng được nhận khoán bảo vệ mà người dân đang có nhu cầu như: một số loài cây thuốc, tre, trúc, song, mây, rau ngót rừng, rau bò khai, nấm hương, mộc nhĩ,… Đây là nguồn cung cấp thuốc chữa bệnh, nguyên vật liệu để đan lát, xây dựng và cung cấp thực phẩm cho người dân. Ngoài ra nên khuyến khích người dân làm vườn rau tại nhà để trồng các loại rau xanh theo mùa đáp ứng nhu cầu cuộc sống và làm giảm áp lực không cần thiết lên tài nguyên rau rừng.

Chất đốt là nguồn nguyên liệu không thể thiếu đối với người dân miền núi, chính vì vậy không thể ngăn cấm họ khai thác củi khi không có nguồn nguyên liệu thay thế. Chính vì vậy, có thể khuyến khích người dân trồng một số loài cây làm củi đun ở gần nhà để làm chất đốt (keo dậu lấy thân, cành làm củi, lá làm thức ăn cho gà rất tốt), một số loài cây gỗ để tỉa cành làm củi và có khả năng cung cấp gỗ hoặc tận dụng nguồn chất đốt từ các sản phẩm nông nghiệp.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Về tính đa dạng của các loài cây gỗ: Nhìn chung 3 kiểu rừng tự nhiên tại 3 khu vực 01,02,03 của huyện Lục Nam khá đa dạng. Tại khu vực nghiên cứu, đã thống kê được 35 loài thuộc 23 họ thuộc 37 chi khác nhau, thuộc 2 ngành thực vật. Trong đó có một số họ có nhiều loài như Long não (Lauraceae) có 5 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 3 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) với 2 loài. Ngoài ra thì còn các họ khác như họ Đơn nem, họ Tô Hạp, họ Bứa,… Những họ này có số lượng loài ít nhưng chúng là thành phần rất quan trọng và không thể thiếu để tạo nên tính đa dạng của rừng tự nhiên huyện Lục Nam.

Về chỉ số quan trọng IVI%: Đánh giá chỉ số quan trọng IVI % thông qua các chỉ tiêu mật độ, tổng diện tích tiết diện thân và tần số xuất hiện của các loài tham gia vào quá trình hình thành nên các kiểu rừng. Luận văn đã xác định được cấu trúc tổ thành rừng của các trạng thái rừng phục hồi như sau:

- Tổ thành rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác: 12,75Ch + 12,54Mc + 10,39Va +9,34Th +8,78Ng

- Tổ thành rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy: 10,45Mc + 8,64Dg + 7,85Ss + 6,76Tra + 6,5TT + 6,24Bđ.

- Tổ thành rừng thưa thường xanh cây lá rộng phục hồi tự nhiên ở địa hình thấp: 11,12Va + 8,95Tr + 7,57Ntr + 7,28Tm + 6,11Ng + 5,82Dg

Về chỉ số đa dạng sinh học: Về chỉ số đa dạng sinh học Shannon thì rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác có chỉ số Shanon cao nhất và thấp nhất là rừng rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp; chỉ số Simson thì rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp

phục hồi sau khai thác cũng là quẫn xã có tính đa dạng cao nhất và rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy có tính đa dạng thấp nhất.

Về chỉ số mức độ tương đồng thì trong khu vực nghiên cứu các loại rừng ở huyện Lục Nam có mức độ tương đồng khá cao. Rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấpcó mức độ tương đồng gần nhất với rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác (0,92), đây cũng là chỉ số tương đồng cao nhất của các loại hình rừng trong khu vực nghiên cứu. Chỉ số mức độ tương đồng của rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy và Rừng phục hồi trên đất trống, trọc vùng thấplà thấp nhất (0,74). Còn chỉ số tương đồng giữa rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi sau khai thác và rừng kín thường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy là 0,75.

Từ kết quả nghiên cứu trên, để bảo tồn và phát triển được nguồn tài nguyên thực vật thân gỗ cần thiết phải có các giải pháp sau:

- Nâng cao trình độ dân trí, ý thức và sinh kế của người dân địa phương. - Nâng cao năng lực chính quyền địa phương, cán bộ kiểm lâm trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH.

- Ngăn chặn và xử lý nghiêm khắc các đối tượng vi phạm luật BV&PTR. Có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH.

- Xây dựng vườn thực vật để bảo tồn những loài thực vật thân gỗ quý hiếm đang có nguy cơ bị đe dọa ngoài tự nhiên.

- Khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng hiện có, bảo tồn, gây trồng những loài cây bản địa quý hiếm.

- Xác định ưu tiên trong bảo tồn các loài và các quần hệ/phân quần hệ, đặc biệt là những loài quý hiếm đã xác định được vị trí phân bố cần phải được ưu tiên bảo tồn trước.

- Khuyến khích người dân gây trồng các loài thực vật thân gỗ để lấy gỗ, làm củi đun, trồng các loài lâm sản ngoài gỗ mà hiện nay khai thác từ rừng tự nhiên.

2. Tồn tại

Mặc dù đã có những kết quả nhấtđịnh tuy nhiên do thời gian thực tập còn ít mà diện tích rừng tự nhiên của huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang tương đối lớn, địa hình ngăn cách gây khó khăn cho việc đi lại cũng như là nghiên cứu nên mới chỉ nghiên cứu quan sát được một số trạng thái thảm thực vật với diện tích điển hình nhất định, nên chưa bao quát được toàn bộ tình hình trên toàn bộ diện tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng loài thực vật thân gỗ trong một số trạng thái rừng phục hồi tại huyện lục nam, tỉnh bắc giang​ (Trang 72 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)