Điều tra ô tiêu chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình (Trang 29 - 31)

Hệ thống các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản sẽ đại diện cho tính chất của thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu, do đó nó phải được chọn một cách ngẫu nhiên và đảm bảo phải đại diện cho hầu hết các khu vực khác nhau (các sinh cảnh khác nhau) trong phạm vi nghiên cứu.

Trước khi tiến hành các hoạt động ngoài thực địa, cần phải xác định các khu vực cần thiết lập ơ định vị trên bản đồ để sau đó, khi ra thực địa, sẽ được

chọn những vị trí trùng khớp với vị trí đã chọn trên bản đồ, đảm bảo được tính ngẫu nhiên và đại diện cho toàn bộ thảm thực vật của khu vực nghiên cứu.

Để đạt được những phân tích chính xác về thành phần loài và xác định được các loài ưu thế trong cấu trúc thảm thực vật thì tất cả các lồi được đo đạc trong ô phải được thu mẫu. trong trường hợp có thể xác định được chính xác tên khoa học của lồi ngồi thực địa thì có thể khơng cần thu mẫu, tuy nhiên việc có mẫu để phân tích vẫn đảm bảo độ tin cậy cao hơn và bổ sung cho nghiên cứu về đa dạng loài.

Các mẫu tiêu bản thu thập cần ưu tiên có đầy đủ hoa, quả, đỉnh sinh trưởng… tuy nhiên trong nghiên cứu cấu trúc thảm thì có rất nhiều lồi cần thu mẫu để xác định nhưng lại không đáp ứng được tiêu chuẩn này, do đó chấp nhận thu mẫu chỉ có cành và lá. Trong trường hợp này, các mẫu (nếu có thể) thu nhiều tiêu bản để tiện cho việc phân tích và xác định tên lồi, điều đó sẽ đảm bảo tính chính xác cao hơn. Các mẫu thu được ghi kèm các thông tin liên quan đến địa điểm và đặc tính của loài thực vật cần thiết cho việc xác định, đồng thời cũng ghi những nhận định tạm thời cho những lồi có thể.

Trong q trình nghiên cứu, chúng tơi đã chọn A = 4 ô tiêu chuẩn được thiết lập, ngồi việc đánh giá tính đa dạng của thảm thực vật, các nghiên cứu đó cịn làm cơ sở cho những đánh giá sự tái sinh, phát triển của rừng.

Mỗi ơ tiêu chuẩn có kích thước 50 x 40 m (0,2ha). Tiến hành đo đường kính cách mặt đất 1,3m (D1,3), chiều cao dưới cành (Hdc), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán cây (D tán) của tất cả các cây gỗ có D1,3 = 6cm trở lên. Trong ô trọn một giải có diện tích 500m2=50m x 10m, lấy hai cạnh của giải này làm trục tung và trục hoành rồi lần lượt đo đếm như trên, chỉ khác là đo vị trí từng cây gỗ so với trục tung và trục hoành cùng với bán kính của tán cây theo bốn hướng Đông, Tây,

Nam và Bắc. Đối với khu hệ thực vật mặt đất: trong các ô tiêu chuẩn, thiết lập các ơ kích thước nhỏ (ơ dạng bản kích thước khoảng 2 x 2 m) để xác định khu hệ thực vật mặt đất và các cây con, cây non. Các ô dạng bản được thiết lập theo đường chéo của ơ chính, chiếm khoảng 5% diện tích ơ tiêu chuẩn chính (ơ lớn). Trong các ô dạng bản: tiến hành đếm số lượng cá thể (từng loài) của tất cả các cây con có đường kính ngang ngực (D1,3) dưới 6cm. Cũng như vậy, tất cả các loài cây thân thảo cũng được đo đếm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên hang kia pà cò tỉnh hòa bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)