Căn cứ vào các thông tin thu thập từ các bộ thực vật chí, tạp chí sinh học, các chuyên khảo, dựa vào bảng phân chia của Raunkiaer C. 1934[34], chúng tôi tiến hành phân loại và dựa theo vị trí của chồi so với mặt đất trong mùa bất lợi cho sinh trưởng, phân dạng sống của thực vật trong khu vực nghiên cứu như sau:
1. Cây chồi trên (Phanerophytes Ph) – Gồm những cây gỗ có chồi trên đất, chia ra làm các họ sau:
1-1. Cây chồi trên to, cây chồi trên nhỡ ( Mega, Meso – Phanerophytes MM ) – Cây gỗ lớn và vừa cao trên 8m (>8m) có chồi trên đất: Sâng, Chị chỉ, Lim, Gội, Sung, Máu chó, Trường…
1-2. Cây có chồi trên nhỏ (Micro – Phanerophytes Mi ) – Cây gỗ nhỏ cao từ 2-8m có trồi trên đất như: Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào…
1-3. Cây có chồi trên nhỏ (Nano – Phanerophytes Na) – Cây gỗ nhỏ, nửa bụi có trồi trên đất cao từ 25 - 300cm như các loài trong họ cà phê, Thầu dầu, Ơ rơ, Gai…dưới tán rừng như các loài: Bồng bồng, đứ Mỹ, Hoa hồng, nhài…
1-4. Cây có chồi trên leo quấn (Lianes – Phanerophytes Lp) – Cây leo gỗ có trồi trên leo quấn như: Kim ngân, Bàm bàm, Mã tiền, Chè vằng…
1-5. Cây có chồi trên đất sống nhờ và bám sống (Epiphytes – Phanerophytes Ep)
1-7. Cây ký sinh hay bán ký sinh trên thân gỗ (Parasit – hemiparasit phanerophytes) – Pp: Tầm gửi, Tơ hồng,…
2. Cây chồi sát đất (Chamephytes Ch) – Cây có chồi sát mặt đất, cách mặt đất, cách đất 25 cm, mùa đông được lớp tuyết hay lá khô bao phủ chống lạnh như Cao cẳng, Mạch môn, Ráy…
3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicriptophytes H) – Gồm những cây có chồi nằm sát (ngang) mặt đất được lá khơ bao phủ như nhiều lồi: Dương xỉ,…
4. Cây chồi ẩn (Cryptophytes Cr) – Cây có chồi nằm dưới đất hay dưới nước (Bao gồm các cây có chồi ẩn trong đất (Ge - Geoophytes), cây chồi ẩn trong nước (He - Helophytes) và cây chồi dưới nước (Hy - Hydrophytes).) như các loài Cỏ tranh, Gừng, Củ Gấu, Khoai Tây,…
5. Cây một năm (Therophytes Th) – Gồm những cây có đời sống chỉ tồn tại trong một năm, giai đoạn khó khăn tồn bộ cây chết đi, chỉ duy trì nịi giống dưới dạng hạt, sống ở bất kỳ môi trường nào như nhiều loài thuộc họ Cỏ, Rau tàu bay, cải cúc…
+ Xây dựng phổ dạng sống: Sau khi phân chia các lồi thành từng nhóm dạng sống để so sánh hoặc đánh giá sự sai khác hay đồng nhất giữa các quần xã cũng như giữa các vùng với nhau, từ đây cũng có thể cho thấy mức độ tác động của các nhân tố với hệ thực vật nghiên cứu.