Chương 2 : Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2. Thử nghiệm máy và xác định các nội dung hoàn thiện
Máy bón phân viên nén lấp sâu do Viện Phát triển Công nghệ của trường Đại học Nơng nghiệp thiết kế, chế tạo có kết cấu như trên hình 3.2.
Hình 3.2. Máy bón phân viên nén lấp sâu 4 hàng.
Máy bón được 4 hàng phân cung cấp dinh dưỡng cho 8 hàng lúa sạ, gồm các bộ phận chính sau: khung máy, bộ phận bón, bộ phận rạch rãnh và vùi lấp viên phân, hệ thống di động và cụm tay kéo.
Bộ phận bón thuộc loại trống có trục nằm ngang, lắp đồng trục và nhận truyền động trực tiếp từ trục bánh xe. Cấu tạo bộ phận cung cấp thể hiện trên hình 3.3. Để tăng khả năng viên phân rơi vào hốc trên vành trống, viên phân được cho rơi ngược vào phía trong trống, sau đó được dẫn ra ngoài qua ống dẫn lắp xuyên qua nắp trống.
Bộ phận rạch rãnh loại lưỡi rạch đối xứng. Khi làm việc lưỡi rạch ép đất bùn trên mặt ruộng sang hai bên tạo thành rãnh cho viên phân rơi xuống theo độ sâu cần thiết. Ưu điểm của loại lưỡi rạch này là tạo rãnh tốt, việc đưa viên
25
phân từ bộ phận cung cấp xuống rãnh thuận lợi. Nhược điểm của loại lưỡi rạch này là khó vùi lấp viên phân bằng tấm trang, lực cản làm việc lớn.
Hình 3.3. Cấu tạo bộ phận cấp liệu
1-Trục quay; 2- Trống quay; 3- Hốc chứa phân; 4- Viên phân; 5- Gân dẫn hướng; 6- Nắp trống; 8- Viên phân đã được đưa ra khỏi trống; 9- Phễu đón phân; 10- Tấm che; 11- Cửa đổ phân; 12- Ống dẫn phân.
Bộ phận vùi lấp là tấm trang lắp phía sau máy, vừa có nhiệm vụ vùi lấp viên phân, vừa có tác dụng san phẳng, trả lại độ bằng phẳng của mặt ruộng.
Tay kéo có thể điều chỉnh độ cao phù hợp với độ lún của ruộng và độ cao của người sử dụng.
Các thử nghiệm tổng thể máy trong điều kiện sản xuất cho thấy máy có khả năng làm việc, đáp ứng yêu cầu nông học đặt ra. Độ tin cậy ra phân đạt 95,4% tương ứng với độ bón sót 4,6%. Viên phân được bón đạt độ sâu yêu cầu.
Các nhược điểm cơ bản của máy là:
- Các bề mặt của trống bón (bộ phận cung cấp) trực tiếp tiếp xúc với phân bón bị ăn mịn hóa học.
26
- Khả năng đưa viên phân vào trong các hốc chứa phân chưa cao nên mức độ bón sót tăng khi lượng phân cịn lại trong trống q ít.
- Khả năng vùi viên phân chưa thật tốt. Nếu lắp thêm thanh gạt ngang để tăng cường khả năng vùi lấp viên phân thì lực cản làm việc lớn.
Để máy có khả năng thương mại, được người nơng dân chấp nhận, cần tính tốn thiết kế hồn thiện máy để khắc phục được các nhược điểm nêu trên, chủ yếu là bộ phận cung cấp và cụm rạch và vùi lấp viên phân.