Chương 2 : Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.4. Thiết kế liên hợp máy
3.4.4.2. Phương án 2: Phần bón có 2 bánh xe, phần sạ ghép vào phần bón
55
Theo phương án này, bánh xe được lắp trên trục bón, trục sạ nhận động lực từ trục bón qua bộ truyền xích. Nhờ chuyển bánh xe lên trục bón nên máy cân đối,trọng lượng đặt lên tay kéo không đáng kể.
Do phần lớn trọng lượng máy đặt lên bánh xe nên tăng trọng lượng bám của máy, khả năng trượt lê của bánh xe giảm so với phương án 1.
3.4.4.3. Phương án 3: Ghép cả trống bón và trống sạ trên cùng một trục.
Về ý tưởng, đây là phương án gọn nhất nhưng thực tế lại gặp phải một số khó khăn về khơng gian bố trí các trống theo chiều dọc trục và về bố trí hướng chuyển động của dịng phân bón và dịng hạt giống sạ từ các trống tương ứng.
Để tránh gặp khó khăn khi bố trí các trống bón và trống sạ theo phương dọc trục có thể tăng đường kính các trống, đồng thời tăng đương kính bánh xe đến mức hợp lý.
Tình trạng rải hạt giống khi ghép đồng trục thuần túy bộ phận bón và trống sạ diễn ra như trên hình 3.31.
56
Trên hình 3.31, điểm O là hình chiếu tâm trục bánh xe, cũng là tâm trống bón và trống sạ trên mặt ruộng. Điểm D là điểm tiếp xúc giữa trang đất và mặt ruộng.
Từ hình vẽ có thể thấy, nếu để cho các hạt giống rơi tự do từ trống sạ xuống mặt ruộng thì quỹ đạo rơi của chúng sẽ diễn ra theo đường AB, hạt giống sẽ rơi xuống điểm B nào đó rất gần điểm O cách điểm D khá xa. Điều này hiển nhiên không được phép. Nếu giữ nguyên độ cao bánh xe và kết cấu phần bón, dịng hạt lúa giống được hướng dẫn cho trượt trên mặt nghiêng (lớn hơn góc ma sát giữa hạt giống và vật liệu mặt trượt, thỏa mãn điều kiện trượt trên mặt nghiêng đó) thì hạt giống sẽ trượt theo đường AC. Điểm C vẫn nằm trước điểm D.
Một giải pháp hỗn hợp khả thi là vừa hướng các dịng hạt giống rơi về phía sau máy, vừa hướng các viên phân về phía trước máy đồng thời tăng đường kính trống (hình 3.32).
57
Bằng giải pháp hốn hợp trên, ta có thể lắp các trống bón và trống sạ trên cùng một trục ngang mà vẫn đảm bảo trật tự làm việc của máy: Bón, vùi lấp viên phân, trang phẳng trước khi hạt lúa rơi xuống mặt ruộng.
Kết luận: Để thực hiện theo giải pháp này, cần thiết kế lại tồn bộ phần bón phân và phần sạ hàng, từ đường kính các trống bón và trống sạ, kích thước bánh xe, các bộ phận hướng dẫn dòng viên phân và dòng hạt giống và khung máy. Nhiệm vụ này đòi hỏi khá nhiều thời gian và công sức nên không trình bày trong luận văn này. Như vậy để phù hợp với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi chọn phương án 2 để tập chung nghiên cứu đề tài.
58