2.1.2.1. Chế độ nhiệt
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,7ºC. Nhiệt độ bình quân năm tương đối ổn định là một thuận lợi cho sự phát triển của hệ thực vật ở đây.
Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi nên nhiệt độ cực hạn ở đây có thể biến động rất lớn, có năm rất lạnh nhưng chỉ kéo dài 4 - 5 ngày hoặc rất nóng chỉ 1 - 2 ngày. Trong 15 năm quan trắc nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 0,70C (18/1/1967) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,50C (20/7/1979). Chế độ nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật rừng. Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau:
Ở Trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển từ 300 - 400 m, thảm thực vật rừng tươi tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,60C. Ở Trạm Đang, nằm ở vùng rừng thứ sinh, rừng có chất lượng xấu, một số đã bị khai thác chọn hoặc làm nương rẫy. Độ cao so với mặt biển 200 - 250 m. Nhiệt độ bình quân năm 21,80C, cao hơn ở Bống 1,20C.
2.1.2.2. Chế độ mưa
Lượng mưa bình quân năm của Cúc Phương biến động từ 1800mm đến 2400mm, bình quân năm là 2138mm/năm, lượng mưa tương đối lớn so với vùng xung quanh.
Nếu tính tháng có lượng mưa từ 100 mm là tháng mưa thì ở đây có tới 8 tháng và mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 là 410,9mm, trong khi đó các tháng 12, 1, 2 và 3 lượng mưa chưa được 50 mm. Mặc dù mùa khô có 4 tháng nhưng phân biệt rất rõ với mùa mưa. Mưa ít cộng với nhiệt độ thấp làm cho khí hậu ở Cúc Phương tương đối khắc nghiệt về mùa đông.
2.1.2.3. Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối không khí trung bình năm ở Cúc Phương là 90% và tương đối đều trong năm, tháng thấp nhất không dưới 88%. Trong khi đó độ ẩm tuyệt đối biến thiên giống như nhiệt độ trong không khí.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu khí hậu cơ bản ở khu vực Vườn quốc gia Cúc Phương
Tháng Nhiệt độ TB (00C) Lượng mưa TB (mm) Độ ẩm TB (%) 1 13,9 233 91 2 15,1 319 91 3 17,2 424 92 4 21,5 954 91 5 24,6 2212 89 6 25,5 2957 90 7 25,8 3084 90 8 25,1 3572 92 9 23,7 4109 91 10 21,1 2080 89 11 17,5 1210 89 12 15,4 323 88 TB = 20,6 TB = 2147,7 TB = 90
0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các tháng trong năm Nhiệt độ (00C) Lượng mưa(mm) Ðộ ẩm (%)
Bảng đồ 2.1: Biểu đồ khí hậu 3 nhân tố khu vực VQG Cúc Phương
2.1.2.4. Chế độ gió
Khí hậu tại Vườn quốc gia Cúc Phương chịu ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Đông Nam về mùa hè. Ngoài ra về mùa hè nhiều ngày có gió Lào thổi mạnh. Tuy vậy do điều kiện địa hình, gió sau khi vượt qua các yên ngựa và hẻm núi đi sâu vào rừng bị thay đổi hướng rất nhiều và tốc độ gió thường là 1 - 2 m/s.
2.1.2.5. Thủy văn
Do ở Cúc Phương là địa hình Castơ nên ở đây có ít dòng chảy, ngoại trừ sông Bưởi và sông Ngang ở phía Bắc có nước quanh năm, còn lại là các khe suối cạn có nước theo mùa, sau cơn mưa, khe khô dẫn nước vào lỗ hút, chảy ngầm rồi phun ra ở một số vó nước. Chỗ nào nước không hút kịp thì ứ đọng lại, gây nên ngập úng tạm thời.
2.1.2.6. Địa hình
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở phần cuối của hai dãy núi đá vôi từ Tây Bắc chạy về. Xen kẽ giữa các núi đá vôi là núi đất và thung đất, 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 - 400 m. Núi cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656 m) nằm ở phía Tây Bắc và thấp dần về hai
phía Tây Nam và Đông Nam. Cúc Phương nằm vào dạng địa hình Castơ nửa che phủ khác với địa hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh, Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực.
Địa điểm nghiên cứu của đề tài có địa hình núi đá vôi và Núi đất có độ cao từ 100 - 300 m.
2.1.2.7. Thổ nhưỡng
Đất Cúc Phương gồm hai nhóm chính:
*) Nhóm A: Đất phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều của nước cacbonat. Trong nhóm chính này có 4 loại chính và 10 loại phụ.
+ 4 loại chính là:
Loại 1: Đất renzin mầu đen trên đá vôi. Loại 2: Đất renzin mầu vàng trên đá vôi. Loại 3: Đất renzin mầu đỏ trên đá vôi. Loại 4: Đất Macgalit - Feralit vàng.
*) Nhóm B: Đất phát triển trên đá không vôi hoặc trên sản phẩm ít chịu ảnh hưởng nhiều của nước Cacbonat. Trong nhóm này có 3 loại chính và loại phụ.
+ 3 loại chính là:
Loại 1: Đất Feralit vàng phát triển trên sa thạch.
Loại 2: Đất Feralit vàng, nâu, xám, tím phát triển trên Azgilit. Loại 3: Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên diệp thạch sét.
Dựa vào kết quả phân tích có thể Nhận xét về đất Cúc Phương như sau: - Đất tơi xốp, với độ xốp khá cao (60 - 65%).
- Đất có hàm lượng mùn lớn và thấm sâu (4 - 5%). - Đất có khả năng hấp thụ khá.
"Như vậy đất Cúc Phương nói chung là tốt, có thể nói là hiếm, có giá trị, rất xứng đáng với địa vị thảm thực vật rừng che phủ trên nó mà mọi người ca ngợi" (Nguyễn Xuân Quát 1971).
Địa điểm nghiên cứu có điều kiện thổ nhưỡng đất Feralit nâu, xám phát triển trên Azgilit.