Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và những giải pháp bảo tồn, phát triển loài xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) tại vườn quốc gia cúc phương​ (Trang 36)

3.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Kế thừa các tài liệu từ Vườn Quốc Gia có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như:

- Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng.

- Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu. (Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, địa hình, đất và điều kiện dân sinh kinh tế).

- Diện tích tự nhiên từng khu vực nghiên cứu có Xạ đen phân bố

3.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Thời gian điều tra và thu thập số liệu là tháng 10 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014. Sau khi tham khảo các tài liệu, tiến hành phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương phân bố loài Xạ đen trong khu vực nghiên cứu bằng các phiếu điều tra.

Căn cứ vào bản đồ hiện trạng và bản đồ địa hình để xác định ranh giới khu vực điều tra. Sau đó điều tra sơ bộ theo tuyến ngoài thực địa để xác định dạng địa hình, độ cao, đồng thời xác định phạm vi phân bố cụ thể của loài. Xác định khu vực phân bố của loài trên từng khu vực để làm cơ sở cho việc lập ô tiêu chuẩn đại diện. 20 ÔTC có diện tích mỗi ô 1000 m2 (20x50m) được thiết lập thích hợp với dạng địa hình vùng núi đá vôi hiểm trở.

+ Nghiên cứu đặc điểm về thân cây

Để đánh giá hình dạng kích thước thân cây, đề tài tiến hành đo đếm và mô tả tất cả các cây trong ÔTC về các chỉ tiêu sau: chiều cao, dạng thân, số nhánh, màu sắc thân.

+ Điều tra đặc điểm lá Xạ đen

+ Điều tra đặc đặc điểm quả của loài Xạ đen + Mô tả và đo kích thước quả của loài Xạ đen

+ Nghiên cứu đặc điểm vật hậu

Do hạn chế về thời gian nên không có điều kiện theo dõi được đặc điểm vật hậu của loài Xạ đen. Khoá luận sử dụng phương pháp quan sát ngoài thực địa tại thời gian nghiên cứu kết hợp với thu thập thông tin qua phỏng vấn cán bộ kỹ thuật thuộc phòng khoa học và phỏng vấn người dân có gây trồng cây Xạ đen về các nội dung sau:

- Mùa sinh trưởng trong năm

- Hiện tượng ra chồi, hiện tượng rụng lá, ra lá, ra nụ, hoa nở, hoa tàn, quả non, quả chín, quả già…

+ Nghiên cứu về phẩm chất loài Xạ đen

Việc tìm hiểu tình hình sinh trưởng của một loài cây được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đánh giá về đường kính, chiều cao, hình dạng và chất lượng cây... do đối tượng nghiên cứu ở đây là cây Xạ đen có dạng dây leo, kích thước nhỏ nên chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá thông qua phân cấp chất lượng cây.

- Cây tốt: là những cây thân thẳng, sinh trưởng tốt không sâu bệnh

- Cây trung bình: là những cây hình dáng bình thường, sinh trưởng trung bình - Cây xấu: là những cây cong queo, sinh trưởng kém hoặc sâu bệnh.

Tại mỗi khu vực có Xạ đen phân bố, bố trí điều tra theo tuyến, mỗi tuyến lập từ 1 đến 3 ÔTC điển hình với mỗi ÔTC có diện tích là 1000 m2.

- Xác định hướng phơi: Sử dụng địa bàn cầm tay;

- Xác định độ cao: Độ cao được xác định bằng máy GPS;

- Đo độ dốc: Tại mỗi khu vực Xạ đen phân bố bằng địa bàn cầm tay để đo độ dốc;

- Cường độ ánh sáng dưới tán rừng được đo bằng máy đo ánh sáng. Nhiệt độ và độ ẩm không khí lần lượt được đo bằng nhiệt kế và ẩm kế.

+ Điều tra đặc điểm cấu trúc rừng nơi loài Xạ đen phân bố + Nghiên cứu điều tra sơ bộ đất dưới tán rừng

Để tìm hiểu đất nơi Xạ đen mọc, đề tài đã kế thừa kết quả tại trung tâm thí nghiệm thực hành Trường Đại học Lâm nghiệp.

+ Nghiên cứu nhân tố tiểu khí hậu dưới tán rừng nơi loài Xạ đen mọc

Để đo nhiệt độ và độ ẩm đề tài dùng nhiệt kế và độ kế để đo và đo ở cùng một thời điểm ở các vị trí và độ cao khác nhau, để đo được như vậy, nhiều ẩm kế đã được sử dụng đồng thời ở các điểm nghiên cứu.

Thời gian điều tra là tháng 10 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014. Thời gian đo nhiệt độ và độ ẩm không khí là vào lúc 13h trưa.

- Điều tra tầng cây cao

Trong mỗi ô tiêu chuẩn được lập xác định tên loài, tiến hành đo đường kính, chiều cao của toàn bộ các cây có D1.3 ≥ 6 cm.

+ D1.3 được đo bằng thước kẹp kính theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc. + Dt đường kính tán được đo bằng thước dây theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc.

+ Chiều cao H, chiều cao dưới cành Hdc được đo bằng thước đo cao Blumleiss.

Trên mỗi ÔTC lập 05 ô dạng bản thứ cấp, 4 ô ở 4 góc, 1 ô ở giữa, diện tích mỗi ô là 25m2. Trên mỗi ô dạng bản xác định tên loài, đo chiều cao, phân cấp chất lượng và xác định nguồn gốc cây tái sinh.

- Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi nơi Xạ đen phân bố

Điều tra cây bụi, thảm tươi trong các ô dạng bản đã lập để điều tra cây tái sinh, như xác định tên loài, chiều cao, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi.

Các mẫu vật được chụp ảnh. Các thông tin như: Đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái, đặc điểm sinh học, nơi sống được ghi chép lại.

- Xác định độ tàn che

Để xác định độ tàn che, dùng ống 3cm để đo ở 100 điểm được lựa chọn một cách hệ thống trong ôtc và cho điểm 0, 0.5, 1.

- Xác định nhiệt độ và độ ẩm

Để đo nhiệt độ và độ ẩm đề tài dùng nhiệt kế và độ kế để đo và đo ở cùng một thời điểm ở các vị trí và độ cao khác nhau, để đo đc như vậy cần phải có nhiều người đề đo và có nhiều máy để đo.

- Thực trạng khai thác sử dụng loài Xạ đen

Xác định tần số tiêu thụ và lượng tiêu thụ của một người trong một năm của cây Xạ đen bằng phương pháp phỏng vấn hộ dân. Phỏng vấn các hộ dân trong xã và các hộ ở những vùng lân cận xung quanh rừng.

Xử lý số liệu

+ Phương pháp chuyên gia: Dựa vào kinh nghiệm của các chuyên gia, nhất là việc xác định tên khoa học của loài, phạm vi phân bố của loài.

+ Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu vật: Mẫu tiêu bản thu hái về được ép và sấy khô.

+ Công thức tính xu thế biến động Xbđ = X2 – X1 (kg)

Xbđ > 0: Trữ lượng suy giảm

Xbđ = 0: Trữ lượng không suy giảm Xbđ < 0: Trữ lượng tăng

+ Phân tích, đánh giá các số liệu thu được về loài cây thuốc, về dạng sống của loài cây thuốc, môi trường sống của các loài cây thuốc, về tần số sử dụng các bộ phận, về số lượng các bộ phận sử dụng làm thuốc.

+ Tổng hợp các số liệu liên quan như: Những khó khăn trong việc trồng cây thuốc, thái độ và thực hành của người dân trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc...

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đặc điểm hình thái, vật hậu loài Xạ đen

4.1.1. Đặc điểm hình thái lá cây Xạ đen

Hình 4.1: Lá cây Xạ đen

Lá cây Xạ đen không rụng theo mùa; phiến lá bầu dục - xoan ngược, to: 6 - 11 x 2,5cm, dai, gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp. Cuống 5 - 7mm.

4.1.2. Đặc điểm hình thái thân cây Xạ đen

Cây thường dựa vào các cây to để leo lên cao, thân cây dạng dây dài hàng chục mét. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Thân cây già có vỏ trắng, sạm nâu do có các lớp nứt dọc, trông như thân cây có vạch dọc. Khi cắt ngang thấy lõi rỗng.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kích thước thân cây Xạ đen

Ôtc Độ cao (m) Số cây trong ôtc Do(tb) H(tb)

Min Max TB Min Max TB

1 100 5 3 4.2 3.6 5.5 9 7.25 2 100 8 3 6 4.5 3.5 8 5.75 3 200 5 3 8 5.5 4.5 9 6.75 4 300 6 2.5 8 5.25 2 9 5.5 5 100 15 2.5 7 4.75 5 9.5 7.25 6 100 20 2.5 7 4.75 5 9 7 7 100 13 3 7 5 5 9 7 8 200 15 3 7 5 3 9 6 9 200 20 3 7 5 3 9 6 10 300 17 2.5 10 6.25 3 9 6 11 100 11 3 10 6.5 4 11 7.5 12 100 11 3 8 5.5 2 9 5.5 13 100 17 3 8 5.5 1 8 4.5 14 200 14 3 8 5.5 1 9 5 15 200 20 3 8 5.5 1 9 5 16 300 13 3 8 5.5 1 8.5 4.75 17 100 10 3 8 5.5 4 8 6 18 100 14 3 8 5.5 4 10 7 19 100 9 3 8 5.5 4 9 6.5 20 100 8 3 10 6.5 1 7 4 TB 12.5 2.9 7.76 5.33 3.12 8.9 6.01

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy chiều dài thân cây Xạ đen mọc ở Cúc Phương là từ 1 đến 11 m, chiều dài trung bình là 6.01 m, thân cây già có

vỏ trắng, sạm nâu do có các lớp nứt dọc, đường kính gốc dao động từ 2.5 đến 10 cm, đường kính gốc trung bình là 5.33 cm. Số cây trong ôtc là 12.5 cây.

4.1.3. Đặc điểm hoa của loài Xạ đen

Hình 4.3: Hoa cây Xạ đen

Do thời gian nghiên cứu không trùng vào thời gian ra hoa của Xạ Đen nên hoa và nụ của loài đã không được thu thập và phân tích đặc điểm giải phẫu. Tuy nhiên theo tư liệu nghiên cứu từ phòng khoa học VQG Cúc Phương cho thấy hoa mọc thành cụm hay nách lá, tràng hoa màu trắng, dính liền nhau ở phía dưới và phân 5 cánh ở nửa phía trên, dài 5 - 10cm. Cuống hoa 2 - 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Đài và vòi nhị dài 3mm rộng 2mm.

4.1.4. Đặc điểm của quả cây Xạ đen

Xạ đen có quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nứt thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 – 5, kết quả tháng 8 - 12. Quả non màu xanh, chín màu đỏ.

4.1.5. Đặc điểm rễ loài Xạ đen

Hình 4.5: Rễ cây Xạ đen

Cây Xạ đen không có rễ cọc, rễ bàng có màu đen, rễ lan rộng ra xung quanh gốc có chiều dài trung bình khoảng 3,55m. Rễ Xạ đen ăn sâu khoảng từ 10,5cm đến 22,5cm so với mặt đất. Ở khu vực khác nhau thì Xạ đen mọc ở khu vực núi đá có chiều dài rễ ngắn hơn so với Xạ đen mọc ở khu vực đồi đất và độ ăn sâu lớn nhất của rễ ở khu vực núi đá là 12cm nông hơn ở đồi đất có độ ăn sâu lớn nhất là 22,5(cm).

4.1.6. Đặc điểm vật hậu của loài Xạ đen

Nghiên cứu đặc điểm của loài Xạ đen là một công việc đòi hỏi phải có thời gian dài theo dõi từ khi cây ra nụ đến khi cây có quả và chín, các kết quả nghiên cứu phải tiến hành trong nhiều năm thì mới có kết luận chính xác. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả chủ yếu kế thừa từ những tài liệu nghiên cứu trước đó và thu thập thông tin qua phỏng vấn. Kết quả cho thấy Xạ đen là cây tái sinh tốt bằng chồi và bằng hạt, Xạ đen là cây chịu bóng

nhẹ nên sinh trưởng tốt trong điều kiện độ tàn che thấp, và có độ ẩm cao ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương phân bố cả ở núi đá và đồi đất, ở đồi đất cây Xạ đen sinh truởng tốt hơn.

4.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới phẩm chất loài Xạ đen

4.2.1. Phẩm chất loài Xạ đen trong khu vực nghiên cứu

Các loài cây khác nhau có tốc độ sinh trưởng khác nhau thể hiện phẩm chất khác nhau. Cùng một loại cây ở các điều kiện khác nhau thì sinh trưởng và phẩm chất khác nhau.

Kết quả đánh giá chất lượng sinh trưởng cây Xạ đen ở các ÔTC tại các khu vực khác nhau được tổng hợp ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2: Phẩm chất của loài Xạ đen ở các ÔTC tại các khu vực khác nhau

Stt Địa điểm Số ôtc Số cây trên các ÔTC Phẩm chất Tốt (A) Trung bình (B) Xấu (C) Số cây % Số cây % Số cây %

1 Xóm Mền 4 24 6 25 11 45,8 7 29,1 2 Bống 6 100 33 33 51 51 16 16 3 Đang 6 86 36 41.86 33 38.37 17 19.77 4 Thung Cau 2 24 8 33,4 11 45,8 5 20,8 5 Đồng Cơn 1 9 3 33,3 4 44,4 2 22,3 6 Quèn Voi 1 8 2 25 4 50 2 25 TB 15 31,93 19 45.9 8 22.16

Phẩm chất của Xạ đen ở các ÔTC tại Vườn quốc gia Cúc Phương có phẩm chất cây tốt A chiếm 31.93%, phẩm chất cây trung bình là 45.9%, phẩm chất xấu chiếm 22,16%. Qua bảng ta cũng thấy phẩm chất Xạ đen ở khu vực Đang là tốt nhất với tỉ lệ cây loại A chiếm 41.86% và Xóm Mền có tỉ lệ cây xấu cao nhất (29,1%).

4.2.2. Đánh giá phẩm chất của loài Xạ đen theo độ cao

Kết quả đánh giá chất lượng sinh trưởng cây Xạ đen ở các ÔTC tại các độ cao khác nhau được tổng hợp ở bảng 4.3 như sau:

Bảng 4.3: Phẩm chất của loài Xạ đen ở các ÔTC tại các độ cao khác nhau

STT Độ cao (m) Số ôtc Số cây trên các ÔTC Phẩm chất

Tốt (A) Trung bình (B) Xấu (C) Số cây % Số cây % Số cây %

1 100 12 141 54 38.3 63 44.68 24 17.02

2 200 5 74 29 39,2 33 44,6 12 16,2

3 300 3 36 11 30,56 16 44,44 9 25

TB 32 36,02 37 44.57 15 19.41

Phẩm chất của loài Xạ đen ở các ÔTC tại Vườn quốc gia Cúc Phương được thể hiện như sau: ở độ cao 100 m phẩm chất cây tốt (A) là 54/141 đạt 38.3%, số cây trung bình chiếm 44.68%, phẩm chất xấu chiếm 17.02%, ở độ cao 300 m phẩm chất cây tốt A là 30,56% và tỉ lệ cây xấu chiếm 25%. Từ đó cho thấy loài Xạ đen tập trung nhiều ở độ cao 100m.

4.3. Đặc điểm phân bố của loài Xạ đen

Mỗi loài cây chỉ thích nghi và sinh trưởng tốt trong một biên độ sinh thái nhất định nào đó. Đó chính là cơ sở để giải thích vì sao có loài cây chỉ sinh trưởng tốt ở vùng này mà sinh trưởng kém ở vùng khác.

Tìm hiểu đặc điểm nơi phân bố loài Xạ đen là nhằm xác định đặc điểm nơi mọc của loài cây này về các chỉ tiêu sau: khí hậu, đất đai, địa hình, sinh vật, từ đó xem điều kiện nào thích hợp thì cây sinh trưởng tốt, kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển loài trong tương lai.

Kết quả điều tra phân bố số cây Xạ đen ở các ÔTC theo các hướng khác nhau tại Vườn quốc gia Cúc Phương được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.4: Phân bố Xạ đen ở các ÔTC theo các hướng khác nhau

STT Hướng Số ÔTC Do(tb) cm H(tb) m Số cây trên các ÔTC

1 Tây Nam 7 4.8 6,5 75

2 Đông Nam 8 4.9 6.2 115

3 Đông 3 4.7 5.6 40

4 Tây 2 5.9 5.1 21

Tại Vườn quốc gia Cúc Phương loài Xạ đen phân bố nhiều nhất ở hướng Đông Nam với 115 cây và có đường kính gốc trung bình 4.9 cm, chiều cao 6,2 m. Hướng Tây Nam có 75 cây, hướng Đông 40 cây, và phân bố ít nhất là hướng Tây có 21 cây với đường kính gốc trung bình là 5,9 cm, chiều cao trung bình là 5,1 m.

Như vậy, có thể nói cây Xạ đen phân bố nhiều ở hướng Đông Nam và Tây Nam.

4.3.1. Phân bố loài Xạ đen theo địa hình

Kết quả điều tra mật độ loài Xạ Đen ở các khu vực được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.5: Kết quả điều tra mật độ Xạ Đen ở các khu vực khác nhau tại Vườn Quốc Gia Cúc Phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và những giải pháp bảo tồn, phát triển loài xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) tại vườn quốc gia cúc phương​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)