Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và những giải pháp bảo tồn, phát triển loài xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) tại vườn quốc gia cúc phương​ (Trang 32 - 35)

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập năm 1962 theo quyết định 72 của Thủ Tướng Chính Phủ, với nhiệm vụ chính: Bảo vệ nguyên vẹn tài

nguyên thiên nhiên rừng; tổ chức tham quan du lịch sinh thái và nghiên cứu bảo tồn Động Thực vật hoang dã.

Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên địa phận 15 xã thuộc 4 huyện của 3 tỉnh (Nho Quan - Ninh Bình, Yên Thủy, Lạc Sơn - Hòa Bình, Thạch Thành - Thanh Hóa). Tổng số dân gần 80.000 người chủ yếu là dân tộc Mường, mật độ bình quân là 138 người/km2. Trong đó 4 xã có dân nằm trong ranh giới của Vườn là: Xã Cúc Phương thuộc huyện Nho Quan - Ninh Bình, xã Thạch Lâm thuộc huyện Thạch Thành - Thanh Hóa, xã Ân Nghĩa và Yên Nghiệp thuộc huyện Lạc Sơn - Hòa Bình. Đây chính là lực lượng cộng đồng dân cư sinh sống có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến nguồn tài nguyên động thực vật nói chung trong đó có các loài cây thuốc mà những nhà khoa học và quản lý khu bảo tồn cần quan tâm.

Những hạn chế của cộng đồng dân cư đối với VQG Cúc Phương: - Trình độ dân trí thấp, nhận thức và sự hiểu biết về công tác bảo vệ môi trường thiên nhiên còn hạn chế.

- Đất sản xuất ít, năng suất cây trồng thấp không bù đắp được với tốc độ tăng dân số. Hơn nữa cuộc sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và một phần lâm sản.

- Ngoài việc phát rừng làm nương rẫy, chặt xẻ, săn bắt chim thú, chăn thả gia súc bừa bãi vẫn còn xảy ra, đây là những nhân tố gây áp lực lớn, đe dọa hủy hoại tài nguyên rừng.

Trước tình hình đó Vườn quốc gia Cúc Phương đã và đang nỗ lực di dời dân cư sống bên trong khu vực Vườn ra khỏi phạm vi ranh giới của Vườn, kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục lâm nghiệp, nâng cao trình độ nhận thức của người dân về vai trò của rừng với nhiều hình thức: Tranh ảnh, sách báo, áp phích, tranh cổ động. Đồng thời với việc làm đó Vườn còn tích cực thu hút các dự án trong nước và quốc

tế để giải quyết các vấn đề vùng đệm, đặc biệt là chuyển đổi, thay thế tập quán canh tác cũ sang phương thức canh tác mới, nông lâm kết hợp, tận dụng gỗ củi… Từ đó nhằm cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân, với các dự án:

Dự án đầu tư phát triển nghề nuôi Ong mật do Công ty Ong Việt Nam và Tổ chức hỗ trợ phát triển Đức tài trợ tại xã Cúc Phương.

Dự án nghiên cứu kinh tế xã hội và việc sử dụng tài nguyên rừng Cúc Phương của dân cư sống trên vùng đệm do tổ chức FFI tài trợ.

Dự án trồng rừng 327 trước đây và 661 hiện nay đang thực hiện ở các xã trong vùng đệm đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân tăng thu nhập cải thiện đời sống.

Hàng năm Cúc Phương đón tiếp 70 - 80 ngàn lượt khách tham quan du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học. Đem đến cho Vườn nguồn thu không nhỏ, và là điều kiện tốt để tuyên truyền giáo dục môi trường được cho nhiều người cùng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam nói chung và của Cúc Phương nói riêng.

Tóm lại, rừng Quốc Gia Cúc Phương nằm trên 3 tỉnh là Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, dân cư sống ở ven rừng rất nhiều, đất canh tác ít và thường xuyên vào rừng khai thác dược liệu trong đó có cây Xạ đen và qua điều tra cho thấy hiện nay loài này chỉ còn trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn quốc gia Cúc Phương.

Chương 3

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và những giải pháp bảo tồn, phát triển loài xạ đen (ehretia asperula zoll mor ) tại vườn quốc gia cúc phương​ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)