Kết quả kiểm tra sau thông quantại Cục hảiquan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 đến 2019

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên (Trang 62 - 67)

- Điện Biên là một tỉnhbiên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội

B ÁO CÁO KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN: LÀ QUÁ TRÌNH NHÂN VIÊN HẢIQUAN KIỂM TRA TÍNH TRUNG THỰC HỢP LÝ VÀ ĐỘ TIN

2.2. Kết quả kiểm tra sau thông quantại Cục hảiquan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 đến 2019

giai đoạn 2016 đến 2019

2.2.1 Bộ máy kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên giai đoạn 2016 đến 2019

Chi Cục Kiểm Tra Sau Thông Quan đảm nhận hoạt động Kiểm Tra Sau Thông Quan tại Cục: Tham mưu cho lãnh đạo Cục về công tác kiểm tra sau thông quan, tiến hành các cuộc kiểm tra sau thông quan để kiểm tra tính tuân thủ Pháp Luật về Hải quan, Thuế xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Tham gia vào công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và đảm bảo sự công bằng trong hoạt động thương mại của các doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức và bộ máy gồm: 3 Lãnh đạo và 02 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý rủi ro trong toàn Cục được phân bố trong 05 Chi cục hải quan cửa khẩu có 05 cán bộ chuyên trách ở từng Chi cục, đội Kiểm soát nên thực hiện việc quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan chưa thực hiện thường xuyên, chưa có hiệu quả mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo khá sát sao của lãnh đạo đơn vị, nhưng việc kết hợp trao đổi thông tin trong Cục chưa thực hiện tốt, các vị trí làm quản lý rủi ro chủ yếu là kiêm nhiệm chưa thực sự chuyên sâu.

Cùng với việc tăng cường công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan, công tác quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan nói chung, việc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau thông quan cũng như sự phối hợp, liên kết giữa Chi cục kiểm tra sau thông quan và bộ phận quản lý rủi ro tại Cục Hải quan Điện Biên ngày càng được chú trọng, giúp cho hoạt động kiểm tra sau thông quan đạt được

Bảng 2.3: Thực trạng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên theo các năm

Năm 2016 2017 2018 2019

Tổng số cuộc kiểm tra sau

thông quan 0 4 5 1

Tổng số tờ khai 841 1.142 2.447 1.931

Tổng số phát hiện vi phạm 0 1 0 9

Tổng số tiền thu được từ

các cuộc kiểm tra (VND) 0 5.000.000 0 21.500.000

Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan – Hải quan Điện Biên

2.2.2 Kết quả kiểm trra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2019

- Năm 2016: do mới thực hiện công tác quản lý rủi ro, số lượng doanh nghiệp được đánh giá tuân thủ còn hạn chế (130 doanh nghiệp).

- Năm 2017: Điện Biên là tỉnh miền núi, đường xá đi lại khó khăn, hàng hóa thông thương giá trị cao giữa các nước bạn qua các của khẩu của đơn vị quản lý chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng giá trị thấp và hàng cư dân biên giới. Trong các năm 2016 - 2017, các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là nhập hàng hóa đầu tư miễn thuế nên việc đánh giá tập trung vào các doanh nghiệp này. Kết quả đã lập được 54 tiêu chí đánh giá với cấp Cục và từ đây đưa ra các tiêu chí để cho việc lựa chọn doanh nghiệp để tiến hành kiểm tra sau thông quan.

- Năm 2018: Cục Hải quan Điện Biên tiếp tục thực hiện đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và phân tích đánh giá theo hai hình thức: thủ tục hải quan điện tử và thủ tục hải quan truyền thống. Kết quả: trong năm đã tiến hành phân tích đánh giá 145 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan Điện Biên.

- Năm 2019: Việc quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử đã được thống nhất thực hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, việc giám sát, đánh giá, phân tích cũng như xây dựng các tiêu chí quản lý rủi ro đã được nâng lên một bước mới.

triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ chuyên trách quản lý rủi ro, trên cơ sở phù hợp với tiêu chuẩn chung của Hải quan thế giới và thực tiễn của Việt Nam, bao gồm 06 lĩnh vực hoạt động chính là:

Xây dựng, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro;

Tổ chức hoạt động thu thập, xử lý thông tin hải quan; Phân tích, xác định trọng điểm;

Quản lý tuân thủ doanh nghiệp;

Theo dõi, đánh giá, định hướng hoạt động kiểm tra hải quan; Quản lý vận hành hệ thống thông tin hải quan.

Trong từng lĩnh vực hoạt động trên cũng đã hình thành các hoạt động nghiệp vụ có tính chuyên sâu, như: vận hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro; hồ sơ rủi ro; hồ sơ doanh nghiệp; theo dõi, đánh giá quá trình hoạt động doanh nghiệp, xác định trọng điểm đối với hàng hóa xuất nhập khẩu… Các hoạt động nghiệp vụ này đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ, tạo nền tảng cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Cục Hải quan Điện Biên.

- Đã hoàn thành việc xây dựng và vận hành ứng dụng 05 hệ thống thông tin dữ liệu hải quan; trong đó đặc biệt từ năm 2016 đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro phục vụ tự động phân luồng kiểm tra hải quan, nhằm đáp ứng triển khai thủ tục hải quan điện tử, hỗ trợ đẩy nhanh tự động hóa hải quan; vận hành hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia VNACCS/VCIS từ ngày 01/4/2014.

Theo số liệu hoạt động xuất nhập khẩu, Cục hải quan tỉnh đã làm thủ tục thông quan năm 2016 cho khoảng 841 tờ khai; năm 2017 khoảng 1.142 tờ khai; năm 2018 khoảng 2.447 tờ khai; năm 2019 khoảng 1.931 tờ khai .Số doanh nghiệp tham gia đăng ký tờ khai xuất nhập khẩu năm 2016 có khoảng 680 doanh nghiệp, năm 2017 khoảng gần 820 doanh nghiệp, năm 2018 khoảng gần 940 doanh nghiệp năm 2019 khoảng gần 1.000 doanh nghiệp với xu hướng tăng dần qua từng năm; Cùng với mức tăng của hoạt động XNK hàng hóa thì ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp chưa cao, tình trạng gian lận thương mại gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước diễn ra tương đối phổ biến với nhiều hình

thức, thủ đoạn tinh vi.

Con số trên cho thấy, với nguồn lực có hạn, việc tiến hành kiểm tra hải quan đối với tất cả các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tại khâu thông quan là không thể thực hiện được. Do vậy phải quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quanđồng thời mới xử lý được vấn đề trên

- Tăng cường quan hệ phối hợp, hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin hải quan với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan, cụ thể: thực hiện 06 Thông tư liên tịch với 11 Bộ, ngành liên quan về cơ chế trao đổi thông tin. Các Thông tư này giúp cho việc giải quyết các vấn đề liên quan thuận lợi hơn cho cơ quan Hải quan.

- Tăng cường thu thập thông tin với các doanh nghiệp tạo cho cơ quan hải quan chủ động trong việc kiểm soát các nguy cơ rủi ro, tạo sự công bằng trong kinh doanh cho các doanh nghiệp tuân thủ tốt, đối với các doanh nghiệp không tuân thủ tốt sẽ là một lá chắn cho các hành động mang tính rủi ro về hoạt động thương mại và công bằng trong kinh doanh.

Hệ thống đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro tại các cấp tại cục hải quan Điện Biên từng bước được kiện toàn và phát triển, tổng số hiện có 14 cán bộ, công chức làm công tác quản lý rủi ro trong toàn đơn vị. Hầu hết các cán bộ công chức trong đội ngũ này đã được trang bị kiến thức cơ bản về quản lý rủi ro; một bộ phận trong số này đã được đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ chuyên sâu.

Kết quả công tác quản lý rủi ro theo các năm của Cục Hải quan Điện Biên cụ thể đạt được theo các năn tại Bảng sau:

Bảng 2.4. Bảng tỷ lệ phân luồng tờ khai theo các năm

Chỉ số tương ứng các năm Số lượng tờ khai 2016 2017 2018 2019 841 1.142 2.447 1.931 Tỷ lệ phân luồng (%) Luồng xanh 30% 73% 47% 52% Luồng vàng 20% 20% 18% 35% Luồng đỏ 50% 7% 35% 13%

Nguồn: Quản lý rủi ro –Hải quan Điện Biên

2.3. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên giai đoạn 2016- 2019

Từ 2016 công tác quản lý rủi ro hải quan tại cục hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan Điện Biên đến nay ngày càng được chú trọng, phát triển về nghiệp vụ cũng như cơ cấu tổ chức. Đặc điểm là đơn vị quy mô nhỏ toàn Cục có 133 cán bộ công chức, trong đó cán bộ làm công tác quản lý rủi ro: 14 người, cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan: 7 cán bộ, số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đóng trên địa bàn tỉnh không nhiều có 1.000 doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu hầu hết đều là hàng tiêu dùng, nhỏ lẻ...

Như vậy, trong bối cảnh chung của Hải quan Việt Nam, công tác quản lý rủi ro hải quan và công tác kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan Điện Biên ngày càng được chú trọng, phát triển về nghiệp vụ cũng như cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, do đặc điểm là đơn vị quy mô nhỏ (toàn Cục có 133 cán bộ công chức, trong đó cán bộ làm công tác quản lý rủi ro: 14 người, cán bộ làm công tác kiểm tra sau thông quan: 7 người), số lượng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu đóng trên địa bàn tỉnh không nhiều (khoảng 1.000 doanh nghiệp), hàng hóa xuất nhập khẩu hầu hết đều là hàng tiêu dùng, nhỏ lẻ,… nên kết quả công tác quản lý rủi ro và công tác kiểm tra sau thông quan còn hạn chế, chiếm tỷ lệ nhỏ trong kết quả chung của toàn Ngành.

Bảng 2.5. Tính tuân thủ pháp Luật hảiquan theo các năm

Năm Số lượng doanh

nghiệp

Tính tuân thủ pháp Luật hảiquan

Tuân thủ tốt Tuân thủ trung bình Không tuân thủ 2016 680 606 72 0 2017 820 812 7 1 2018 940 915 25 0 2019 1.000 963 32 5

Nguồn: Quản lý rủi ro-HQĐB

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan tại Cục hải quan tỉnh Điện Biên (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w