Đánh giá về dân sinh, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu vực đề xuất thành lập khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong (Trang 45)

Khu vực thành lập khu DTTN nằm trọn trong địa giới hành chính xã Kim Thủy và không có dân sinh sống trong phạm vi khu rừng. Xã Lâm Thủy có một phần ranh giới xã giáp với ranh giới khu rừng đặc dụng. Vì vậy vùng đệm của khu DTTN được xác định là diện tích nằm ngoài ranh giới đề xuất khu rừng đặc dụng Động Châu - Khe Nước Trong thuộc 02 xã Kim Thủy và Lâm Thủy. Do chưa có số liệu thống kê cụ thể về dân sinh, kinh tế, xã hội năm 2018 nên đề tài phân tích số liệu điều tra, thu thập của năm 2017.

3.2.1. Đặc điểm dân số và dân tộc

3.2.1.1. Dân số và lao động

cung cấp, mật độ dân số trung bình của xã Kim Thủy là 7,6 người/km2

và xã Lâm Thủy chỉ có 6,18 người/km2. Tỉ lệ tăng dân số cơ học của xã Kim Thủy là 0,9% thấp hơn nhiều so với xã Lâm Thủy 3,6%.

3.2.1.2. Thành phần dân tộc

Thành phần dân tộc tại 02 xã chỉ gồm người Kinh và Vân Kiều, trong đó chủ yếu là người Vân Kiều chiếm tới 73,6% tổng số hộ với 78,9% dân số của hai xã, người Kinh chiếm 26,4% số hộ và 21,1% dân số. Trong đó, xã Lâm thủy có tới 94,1% là người Vân Kiều, xã Kim Thủy chiếm 72,6% là người Vân Kiều.

3.2.2. Đặc điểm kinh tế

Kim Thủy và Lâm Thủy là 2 xã miền núi giáp biên giới Viêt-Lào nên có diện tích thuộc loại lớn của Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 2 xã là 71.524 ha, trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm tới 94,5%. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít (2,6%), do vậy cùng với sản xuất nông nghiệp thì sản suất lâm nghiệp là ngành mang lại thu nhập chính. Số hộ kinh doanh thương mại dịch vụ; sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất ít chỉ chiếm 0,97%, còn lại chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.

3.2.3. Đặc điểm ã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.3.1 iáo dục

Điều kiện cơ sở hạ tầng cho giáo dục đã được cải thiện rất nhiều. Hầu hết các cụm thôn, bản đều có điểm trường mầm non. Hiện tại, địa phương có nhiều chính sách ưu đãi đối với học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, nên hầu hết trẻ em ở độ tuổi 5 - 6 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ mù chữ thấp, chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi.

3.2.3.2. Y tế

Các xã đều đã có trạm y tế, thường nằm ở trung tâm xã được xây dựng kiên cố. Mỗi trạm được thiết kế với 10 phòng khép kín, được đầu tư trang

thiết bị khám chữa bệnh tương đối đầy đủ. Trạm Kim Thủy đạt chuẩn quốc gia. Lực lượng cán bộ y tế mỗi trạm gồm 01 bác sỹ, 01 y sỹ, 03 y tá và điều dưỡng. Ngoài ra, các thôn bản đều có y tá thôn bản.

Tuy nhiên đối với chăm sóc sức khoẻ cộng đồng do trình độ nghiệp vụ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế nên đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng khám chữa bệnh trong vùng.

3.2.3.3. Giao thông

Trong những năm qua, các tuyến đường chính đã được làm mới và nâng cấp, đặc biệt là tuyến đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Kim Thủy, xã Lâm Thủy và đường tỉnh lộ 16 (nay là đường quốc lộ 9C) chạy dọc xã Kim Thủy được hoàn thành nên việc giao dịch buôn bán, giao lưu với bên ngoài được mở rộng và phát triển, diện mạo các xã cũng thay đổi, đời sống người dân được nâng cao.

3.2.3.4. Điện, nư c sinh hoạt

Xã Kim Thủy và xã Lâm Thủy đã cơ bản có điện lưới về tận các bản. Các thôn bản đều đã có nước sạch sử dụng cho sinh hoạt. Điều kiện sinh hoạt, trang thiết bị trong các hộ gia đình đang từng bước được cải thiện. Tất cả các hộ tại các bản có điện lưới cơ bản đã có ti vi, một số hộ đã có tủ lạnh...

3.3. Đánh giá về ĐDSH và phân bố khu hệ động thực vật rừng quý hiếm, đặc hữu tại khu vực nghiên cứu đặc hữu tại khu vực nghiên cứu

3.3.1. Đa dạng của khu hệ thực vật

3.3.1.1. Loài và cấu trúc thành phần loài thực vật

Kết quả điều tra khu hệ thực vật do nhóm chuyên gia thực vật của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện trong các năm 2009 - 2011 và các chuyên gia của dự án do VietNature triển khai thực hiện từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2015 đã thống kê được 1.030 loài, trong 599 chi thuộc 144 họ trong 5 ngành thực vật bậc cao có mạch

3.3.1.2. Đa dạng các yếu tố địa lý thực vật

nhiên và nguồn gốc địa lý của các loài. Việc xác định nguồn gốc hay yếu tố địa lý phát sinh hệ thực vật vùng nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo tồn, nó cho chúng ta biết mức độ phân bố hẹp hay rộng, khả năng bị đe dọa, tác động tới sự tồn tại của các loài thực vật, trên cơ sở đó có thể xây dựng kế hoạch bảo tồn phù hợp. Trong quá trình điều tra, các nhà khoa học xác định nguồn gốc địa lý của các loài thực vật trong khu vực rất phong phú.

3.3.1.3. Các loài có giá trị bảo tồn cao

Các loài có giá trị bảo tồn cao là loài đặc hữu và quý, hiếm đang bị đe dọa được ghi trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới IUCN và Nghị định 06/2019/CP-NĐ của Chính Phủ.

Trong khu vực có tới 87 loài mang yếu tố đặc hữu của Việt Nam. Đặc biệt có một số loài đặc hữu hẹp chỉ thấy ở các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ và cũng là các loài mới phát hiện cho khoa học năm 2007, đó là Mây mật

Calamus centralis, Lá nón trung Licuala centralis và Lá nón xanh lục Licuala astroviridis.

Trong các loài thực vật trên có tới 51 loài được ghi trong sách đỏ hoặc loài quý hiếm cần bảo tồn theo Nghị Định 06 của Chính phủ. Trong đó có 22 loài trong sách đỏ thế giới (IUCN), 26 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 15 loài được bảo vệ theo Nghị định 06 của Chính phủ Việt Nam (NĐ 06/2019/NĐ-CP). Đặc biệt có tới 6 trong tổng số 7 loài trong họ Dầu bị đe dọa ở dạng rất nguy cấp theo IUCN (IUCN Version 2015.1.).

3.3.1.4. Đa dạng c a các giá trị tài nguyên thực vật

Tài nguyên thực vật chính trong khu vực có nhiều loài giá trị kinh tế cao, cụ thể:

- Nhóm cây cho gỗ: gồm 214 loài, trong đó có một số loài gỗ quý như Thông nàng Dacrycarpus imbricatus, Táu mật Vatica cinerea, Lim xanh

Erythrophleum fordii, Gụ mật Sindora siamensis, Gụ lau Sindora tonkinensis,

- Nhóm cây dược liệu: Gồm 269 loài, trong đó có nhiều loài có giá trị cao như Hoàng đằng Fibraurea tinctoria, Vàng đắng Coscinium fenestratum, Bình vôi Stephania rotunda...

- Nhóm cây cảnh: Hầu hết các loài thực vật rừng đều có thể làm cây cảnh, nhưng những loài chủ yếu có thể làm cây cảnh được ghi nhận trong khu vực gồm 565 loài. Chúng có thể được sử dụng làm cây cảnh quan hoặc làm các loài cây thế, cây cảnh trang trí...

- Nhóm cây ăn được: Mới ghi nhận 125 cây ăn được, chủ yếu là các loài rau, quả, củ, một số cây dược liệu…

3.3.2. Đa dạng của khu hệ động vật

3.3.2.1. Thành phần loài

Kế thừa các tài liệu trước đây và các kết quả khảo sát của các nhà khoa học Quốc tế, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp và trung tâm Bảo tồn thiên nhiên Việt (Viet Nature) điều tra trong các năm 2014 - 2017 đã thống kê sơ bộ được 357 loài động vật có xương sống trên cạn; trong đó: 76 loài thú, 214 loài chim và 67 bò sát ếch nhái.

3.3.2.2. Các loài thú

Tổng số 76 loài thú đã ghi nhận ở khu vực Động Châu-Khe Nước Trong có tất cả các loài thú đặc trưng cho vùng Bắc Trường Sơn đã ghi nhận được thông qua khảo sát trực tiếp hoặc kết quả bẫy ảnh. Các loài này bao gồm: Khỉ mặt đỏ, Khỉ đuôi lợn, Chà vá chân nâu, Voọc Hà Tĩnh, Vượn siki, Cu ly nhỏ, Thỏ vằn, Tê tê Java, Gấu ngựa, Mang trường sơn, Mang lớn, Saola, Sơn dương... Trong số các loài này có ba loài đang bị đe dọa tuyệt chủng ở cấp cao nhất (rất nguy cấp) là Tê tê Java, Mang lớn và Saola. Vùng Khe Nước Trong là một trong vùng phân bố tiềm năng nhất của loài Saola ở Việt Nam.

3.3.2.3. Các loài chim

Khu hệ chim Động Châu-Khe Nước Trong đặc trưng cho vùng chim đặc hữu đất thấp Trung Bộ. Đã điều tra được 214 loài chim ở khu vực. Ghi

nhận 4 trong số 7 loài là những loài phân bố hẹp ở vùng chim đặc hữu, bao gồm các loài: Trĩ sao, Khướu mỏ dài, Chích chạch má xám và Khướu má xám. Có 06 loài nguy cấp, quý, hiếm cần phải bảo vệ theo quy định Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 02 loài đang bị đe dọa ở cấp toàn cầu là Gà lôi lam mào trắng (CR) và Đuôi cụt bụng đỏ VU), trong đó loài Gà lôi lam mào trắng chỉ ghi nhận qua phỏng vấn thợ săn địa phương. Với nhiều nỗ lực điều tra bằng phương pháp bẫy ảnh, nhưng cho tới thời điểm hiện tại các chuyên gia vẫn chưa ghi nhận được ảnh của loài Gà lôi lam mào trắng trên thực địa.

3.3.2.4. Các loài Bò sát và Ếch nhái

Đã ghi nhận tổng số 67 loài (38 loài bò sát và 29 loài ếch nhái) ở Khu RPH Động Châu (khu vực dự kiến thành lập khu rừng đặc dụng Động Châu- Khe Nước Trong). Trong đó có thêm 3 loài mới trong danh sách các loài bò sát và ếch nhái của tỉnh Quảng Bình gồm: Thạch sùng ngón giả bốn vạch

Cyrtodactylus cf. pseudoquadrivirgatus, Rắn ráo k-ra-pelin Boiga kraepelini

và Ếch gai sần Quasipaa verrucospinosa.

Có 15 loài đặc hữu của Việt Nam, 12 loài đặc hữu của Đông Dương và 17 loài bị đe doạ gồm 9 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 10 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2017), 06 loài ghi trong Nghị Định 06 của Chính phủ (2019) và 07 loài ghi trong các phụ lục CITES (2015).

Như vậy, khu vực rà soát thành lập khu DTTN có giá trị đa dạng sinh học rất cao, nguồn gen sinh vật phong phú; trong đó có nhiều loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm đang bị đe dọa không chỉ cấp độ quốc gia, mà còn mang tính toàn cầu. Nếu thành lập khu DTTN thì cơ hội bảo tồn những loài này rất lớn, đóng góp cho công tác bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam và góp phần vào công cuộc bảo tồn thiên nhiên toàn cầu. Đây cũng là một trong những hành động thể hiện sự cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Quốc tế về Đa dạng Sinh học.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài và tính đa dạng các loài côn trùng Cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Thành phần loài côn trùng cánh cứng tại khu vực nghiên cứu

Trong thời gian nghiên cứu cùng với kế thừa số liệu ở khu vực lân cận như Vườn Quốc gia Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có chung điều kiện thời tiết và khí hậu về các loài Cánh cứng tại khu vực đề xuất thành lập khu Dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, đã ghi nhận được 123 loài thuộc 13 họ trong bộ Cánh cứng (Coleoptera). Thành phần và mức độ phong phú được thể hiện dưới bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1.Thành phần loài và mức độ bắt gặp theo sinh cảnh côn trùng Cánh cứng tại khu vực đề xuất DTTN Động Châu - Khe Nƣớc Trong

STT Tên khoa học Tên Việt Nam P% Vai trò

1 Anobiidae Họ Mọt gỗ 1 Anobium fulvicorne 61,9 Ăn gỗ mục 2 Anobium punctatum 47,61 3 Dorcatoma dresdensis 42,85

2 Anthribidae Họ Mọt râu dài

4 Brachytarsus nebulosus 42,85 Ăn gỗ

mục

5 Choragus horni 33,33

3 Buprestidae Họ Bổ củi giả

6 Agrilus betuleti 28,57 Hại thân cành 7 Agrilus cinctus 28,57 8 Agrilus sinuatus 42,85 9 Anthaxia fulgurans 33,33 10 Anthaxia helvetica 42,85 11 Anthaxia nitidula 9,52

STT Tên khoa học Tên Việt Nam P% Vai trò

13 Chrysochroa buqueti rugicollis 28,57

4 Cerambycidae Họ Xén tóc 14 Aristobia approximator 42,85 Hại thân, cành 15 Rhytidodera bowringii 33,33 16 Blepephaeus succinctor 52,38 17 Bacchisa tonkinensis 47,61

18 Nortia geniculata Pic 66,66

19 Alosterna ingrica 28,57

20 Cacostola lineata 33,33

21 Plocaederus ruficornis 61,9

22 Paraphrus granulosus Xén tóc hung 33,33

23 Chlorophorus annularis Xén tóc da hổ 61,9

24 Lamia textor 14,28

25 Plagionotus arcuatus 47,61

26 Rosalia sanguinolenta 4,76

27 Stromatium longicorne Xén tóc gỗ khô 52,38

28 Calothyrza margatitifera 28,57 29 Batocera rubus 33,33 30 Batocera rufomaculata 33,33 5 Chrysomelidae Họ Bọ lá 31 Cassida margaritacea 47,61 32 Cassida murraea 28,57 33 Cassida vibex 33,33 34 Cassida viridis 47,61 Hại lá 35 Clytra laeviuscula 33,33 36 Crepidodera aurata 23,8 37 Crepidodera aurea 42,85 38 Crepidodera plutus 14,28 39 Agelastica alni 47,61 40 Cryptocephalus biguttatus 33,33 41 Donacia cinerea 33,33 42 Donacia clavipes 14,28 43 Pachybrachis picus 33,33 44 Pachybrachis tessellatus 33,33

STT Tên khoa học Tên Việt Nam P% Vai trò 45 Plagiodera versicolora 33,33 46 Podagrica fuscicornis 42,85 47 Chrysolina fastuosa 28,57 48 Chrysolina graminis 4,76 49 Chrysolina polita 42,85 6 Coccinellidae Họ Bọ rùa 50 Adalia bipunctata 71,42 Thiên địch 51 Adalia decempunctata 33,33 52 Anatis ocellata 47,61 53 Chilocorus bipustulatus 52,38 54 Chilocorus renipustulatus 47,61 55 Coccinella magnifica 33,33 56 Coccinella quinquepunctata 61,9 57 Coccinella septempunctata 52,38 58 Coccinella undecimpunctata 42,85 59 Exochomus quadripustulatus 28,57 60 Harmonia axyridis 47,61 61 Henosepilachna argus 52,38 62 Hippodamia tredecimpunctata 47,61 63 Hippodamia variegata 28,57 64 Subcoccinella sp. 71,42 65 Tytthaspis sedecimpunctata 47,61

7 Curculionidae Họ Vòi voi

66 Hypomyces ferrugineus

squamosus Câu cấu xanh 66,66

Hại lá

67 Depaurus marginatus 28,57

68 Alcidodes frenatus 28,57 Đục

cành

69 Sitophilus oryzae Mọt gạo 61,9 Hại quả

70 Cyrtotrachelus longimanus Vòi voi chân dài 47,61 Hại thân

STT Tên khoa học Tên Việt Nam P% Vai trò

73 Phyllobius virideaeris 23,8

74 Polydrusus impar 42,85

75 Polydrusus pterygomalis 33,33

8 Scarabaeidae Họ Bọ hung

76 Allissonotum impressicolle Bọ hung đen 23,8 Hại mía

77 Amphimallon solstitiale 33,33 Ăn thực

vật

78 Anomala cupripes Bọ cánh cam 47,61 Hại rễ, lá

79 Aphodius biguttatus 47,61 Ăn phân, cải tạo đất 80 Aphodius granarius 42,85 81 Canthon imitator 42,85 82 Catharsius aethiops 33,33 83 Cercyon ustulatus 47,61 84 Copris lunaris 33,33 85 Copris lecontei 61,9

86 Cyclocephala lurida 42,85 Hại gốc

rễ 87 Megasoma elephas 47,61 Hút nhựa 88 Geotrupes mutator 61,9 Ăn phân, cải tạo đất 89 Geotrupes spiniger 47,61 90 Geotrupes stercorarius 52,38 91 Gonioctena fornicata 47,61 92 Gonioctena viminalis 33,33 93 Gymnopleurus sp. 42,85 94 Heliocopris dominus 61,9

95 Holotrichia sauteri Bọ hung nâu lớn 71,42

Hại thân, lá

96 Holotrichia sinensis 71,42

97 Maladera sp. Bọ hung nâu nhỏ 33,33

98 Melanocanthon nigricornis 61,9

99 Onthophagus taurus 33,33

Ăn phân,

100 Onthophagus verticicornis 33,33

101 Onthophagus gazella 47,61 Cải tạo

đất

102 Onthophagus ovatus 42,85

103 Oryctes nasicornis 52,38

STT Tên khoa học Tên Việt Nam P% Vai trò

1 sừng

105 Osmoderma eremita 42,85

106 Anomala sp. 23,8 Hại lá

107 Parascatonomus sp. 47,61

108 Pleurophorus caesus 42,85 Hại thân

109 Rhizotrogus aestivus 42,85 Hại thân,

rễ

110 Serica brunna Bọ hung nâu vàng 71,42 Hại lá

111 Trematodes tenebrioides 52,38 Chưa rõ

112 Chalcosoma atlas Bọ hung 3 sừng 4,76

Ăn lá, hại rễ

113 Xylotrupes gideon Bọ hung (Kiến

vương) 2 sừng 61,9

9 Meloidae Họ ban miêu

114 Mylabris cichorii Ban miêu

khoang vàng 33,33 Hại thân,

rễ

115 Epicauta rufidorsum 33,33

10 Elateridae Họ bổ củi

116 Melanotus crassicoliss Bổ củi nâu đen 52,38 Hại thân

lá, mầm non

117 Anelastes druryi 47,61

11 Tenebrionidae Họ bóng tối

118 Cylindromicrus sp. Mọt nâu lưng sọc 33,33 Ăn thực

vật tươi và mục nát 119 Tribolium destructor 14,28 120 Tenebrio molitor 33,33 12 Lucanidae Họ kẹp kìm

121 Odontolabis siva 61,9 Chưa rõ

13 Erotylidae Họ Bọ nấm vệt

122 Tritoma bipustulata 28,57 Ăn thực

vật và nấm

Mức độ bắt gặp của các loài côn trùng Cánh cứng trong khu vực nghiên cứu được làm rõ hơn trong biểu đồ dưới đây:

Hình 4.1. Tỷ lệ bắt gặp các loài côn trùng cánh cứng

Qua hình 4.1, ta thấy chiếm đa số là các loài thuộc nhóm ít gặp với 82 loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu vực đề xuất thành lập khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong (Trang 45)