Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu vực đề xuất thành lập khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong (Trang 70 - 72)

4.4.1.1. Giải pháp về pháp lý

Xây dựng các khung pháp lý, các quy trình, quy chế quy phạm cần thiết để buộc chủ rừng thực hiện.

Xây dựng các quy định bảo vệ và sử dụng hợp lý côn trùng có ích, có thể sử dụng biện pháp hành chính.

Ban hành các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trừ sâu...

4.4.1.2. Giải pháp về tổ chức quản lý

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có kỹ thuật, chuyên môn, trực tiếp phụ trách công tác quản lý và bảo tồn những loài côn trùng có ích. Đồng thời có những chính sách khuyến khích động viên kịp thời và thường xuyên được đào tạo, nâng cao trình độ.

4.4.1.3. Giải pháp tuyên truyền

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của người dân hay khách du lịch. Nội dung tuyên truyền có thể được thể hiện qua những biển báo tại khu vực dễ nhìn thấy. Cũng có thể tuyên truyền trực tiếp về lợi ích, vai trò mà côn trùng mang lại, bên cạnh đó cũng nhận biết được các loài côn trùng gây hại, thu bắt và loại bỏ để chúng không phát thành dịch. Ngoài ra cũng có thể

thu hút người dân bằng những cuộc thi tìm hiểu về rừng, làm thế nào để bảo vệ rừng, bảo vệ côn trùng nói chung hay bộ Cánh cứng nói riêng.

4.4.1.4. Giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Với một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu phát triển nông nghiệp thì thu nhập của người dân không được đảm bảo. Nếu không có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý thì người dân có thể chặt phá rừng, phá hoại môi trường sống của các loài động thực vật, làm giảm đi tính đa dạng vốn có mà rừng mang lại. Vì vậy, việc tìm và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế rất cần thiết. Có thể áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp, lựa chọn mô hình canh tác phù hợp, ưu tiên các loài cây ngắn ngày như lúa, ngô, sắn... để đảm bảo lương thực ngay tại địa phương, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi gia súc như lợn, bò, dê, gà... Tuy nhiên cần chú ý đến công tác phòng chống dịch bệnh và có bãi chăn thả hợp lý.

Ngoài việc thực hiện các mô hình thích hợp, thì phát triển du lịch cũng là một giải pháp cần được quan tâm. Với phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành nơi đây có thể thu hút rất nhiều khách du lịch. Vì vậy, ngành du lịch cần được chú trọng, đầu tư.

4.4.1.5. Giải pháp quản lý côn trùng có ích

Để ngăn chặn sự xuất hiện của sâu hại, bảo vệ sự đa dạng vốn có của các loài động, thực vật, mang lại lợi ích kinh tế môi trường, thì việc sử dụng hiệu quả các loài côn trùng thiên địch là giải pháp rất cần được quan tâm. Giải pháp này có ưu điểm là tính chọn lọc cao, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hại cho con người và các loài sinh vật khác. Để sử dụng các loài côn trùng thiên địch có hiệu quả, cần thực hiện các nội dung sau:

Công tác bảo vệ: Điều tra, xác định thành phần loài, tìm hiểu những đặc điểm sinh học của loài ăn thịt và con mồi, các đặc điểm về hình thái, môi trường sống, yêu cầu thức ăn để chúng phát triển.

của chúng, cần chọn và xây dựng quá trình gây nuôi phù hợp, bảo quản để chủ động thả vào rừng khi có sâu hại xuất hiện.

4.4.1.6. Giải pháp quản lý côn trùng gây hại

Khi mật độ sâu hại quá ngưỡng cho phép và làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái rừng, hay làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh thì cần lựa chọn và áp dụng các biện pháp diệt trừ phù hợp, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng và đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng bộ cánh cứng (coleoptera) tại khu vực đề xuất thành lập khu dự trữ thiên nhiên động châu khe nước trong (Trang 70 - 72)