Cấu tạo, kí hiệu quy ước, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của DIAC

Một phần của tài liệu VAT LIEU LINH KIEN DIEN TU ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 107 - 109)

Cấu tạo, ký hiệu

a. Cấu tạo

Diac là một từ viết tắt của diode AC, là một trong những loại diode có thể dẫn được dòng điện xoay chiều trong trường hợp điện áp đặt lên nó phải lớn hơn giá trị điện áp ngưỡng của nó.

Cấu tạo diac gồm hai cực A1 và A2 hoàn toàn đối xứng nhau khi lắp vào mạch xoay chiều, không phân biệt thứ tự cực tính. Khi sử dụng Diac, cần quan tâm hai thông số: dòng tải và áp giới hạn. Điện áp giới hạn của Diac khoảng 20V40V.

Cấu tạo (a), mạch tương đương với cấu tạo (b), (c).

DIAC (Diode Alternative Current) có cấu tạo gồm bốn lớp P-N-P-N, hai cực A1 và A2, cho dòng chảy qua theo hai chiều dưới tác động của điện áp đặt giữa hai cực A1 và A2.

DIAC được gọi là công tắc bán dẫn xoay chiều hai cực (Diode AC Semiconductor Switch).

Cấu tạo của DIAC tương đương bốn BJT mắc như hình 3.37c. b. Kí hiệu của DIAC:

Ký hiệu Hình ảnh thực tế

Ký hiệu và hình ảnh thực tế của Diac Nguyên lý làm việc

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Diac

Vì không có cực điều khiển nên chúng được kích mở bằng cách nâng cao điện áp đặt vào hai cực. DIAC không dẫn điện cho đến khi điện áp được nâng cao đến mức nhất định (thường là breakover).

Khi MT2 có điện thế dương so với MT1 thì Diac mở. Lúc này, MT2 đóng vai trò anode, MT1 đóng vai trò cathode. Dòng điện chạy từ MT2 sang MT1.

Khi MT2 có điện thế âm so với MT1 thì Diac mở. Lúc này, MT1 đóng vai trò anode, MT2 đóng vai trò cathode. Dòng điện chạy từ MT1 sang MT2.

Một phần của tài liệu VAT LIEU LINH KIEN DIEN TU ĐIỆN TỬ DÂN DỤNG (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w