- Dự toán công trình được điều chỉnh đối với một trong các trường hợp sau đây: + Ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
+ Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án. Các trường hợp được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí trong dự toán nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt, kể cả chi phí dự phòng.
- Dự toán công trình điều chỉnh được xác định bằng dự toán công trình đã được phê duyệt cộng (hoặc trừ) phần dự toán công trình bổ sung. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định hoặc thẩm tra và phê duyệt dự toán công trình điều chỉnh.
- Dự toán công trình điều chỉnh là cơ sở để điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu và điều chỉnh tổng mức đầu tư.
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 89
PHẦN 2: LẬP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, SỬA CHỮA ĐƯỜNG GIAO THÔNG
HOA THÁM - NÀ NỌI, XÃ HOA THÁM, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG.
LÝ TRÌNH KM0 - KM3+00
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: CẢI TẠO, SỬA CHỮA ĐƯỜNG GIAO THÔNG HOA THÁM HÀ NỘI, XÃ HOA THÁM, HUYỆN NGUYÊN BÌNH,
TỈNH CAO BẰNG. LÝ TRÌNH KM0 - KM3+00 1.1. Căn cứ pháp lý
Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 01/01/2015 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ nghị định số: 32/2015/NĐ- CP ngày 25/03/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ nghị định số: 46/2015/NĐ- CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số: 59/ 2015/ NĐ-CP ngày 18/6/ 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ hướng dẫn số 1027/UBND-TH ngày 8/5/2015 của UNND tỉnh Cao Bằng về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình dự án đầu tư công;
Căn cứ quyết định số 988/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ Tướng Chính phủ về việc công nhận các xã An toàn khu cách mạng thuộc tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ quyết định số: 1881/2009/QĐ-UBND ngày 21/08/2009 của UBND tỉnh Cao Bằng. V/v ban hành quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 90
Căn cứ quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014. Về việc ban hành, hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ trương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoan 2010-2020.
Căn cứ quyết định số ……/QĐ-UBND ngày ….. tháng … năm….. của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Nguyên Bình đến năm 2020.
Căn cứ Quy trình quy phạm, các văn bản pháp lý hiện hành;
Căn cứ vào số liệu khảo sát địa hình thực tế, địa chất, địa hình xây dựng; Căn cứ vào số liệu điều tra kinh tế - xã hội trong vùng.
1.2. Sự cần thiết đầu tư ( Khái quát chung)
Hoa Thám là một xã nằm ở phía đông nam huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm huyện Nguyên Bình 20km, ranh giới hành chính giáp với các xã như sau:
Phía đông giáp xã Bình Dương huyện Hòa An.
Phía nam giáp xã Thịnh Vượng, huyện Nguyên Bình, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Cạn.
Phía tây giáp xã Tam Kim.
Phía bắc giáp xã Lang Môn, xã Bắc Hợp, xã Minh Thanh, huyện Nguyên Bình. Hoa Thám là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn, của huyện Nguyên Bình, có địa hình phức tạp, đồi núi cao, diện tích tự nhiên là: 6.318ha. Trong đó đất nông nghiệp 323,37ha; đất lâm nghiệp 5.802,42ha; đát nuôi trồng thủy sản 0,21ha; đất phi nông nghiệp 74,60ha, đất chưa sử dụng 117,40ha.
Tổng số nhân khẩu trên địa bàn xã là 1.465 người với 320 hộ, gồm 3 dân tộc sinh sống, trong đó: Người H’Mông là 37 người, chiếm 2,52%; người Nùng là 18 người, chiếm 1,23% và người Dao là 1558 người, chiếm 96,25%, toàn xã còn 248 hộ nghèo, chiếm 79,7%.
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 91
Trong những năm vừa qua nền kinh tế - xã hội của xã đã có những bước phát triển đáng kể trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vẫn là một trong những xã nghèo của huyện với tỉ lệ hộ nghèo 79,70%. Một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển đó là do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ cả về chất lượng và số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, cần phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó đặc biệt quan trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, đầu tư xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng giao thông đặc biệt các tuyến giao thông mang tính đột phá liên kết các vùng. Chất lượng của các công trình hạ tầng giao thông là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động vận tải và ảnh hưởng đến sự phát triển của nền sản xuất kinh tế - xã hội. Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông vững mạnh là cơ sở nền tảng đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Hoa Thám.
Là xã có địa hình vùng đồi núi, mang khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm qua cùng với sự đổi mới của đất nước, cùng với sự chỉ đạo của các cấp các ngành thông qua các chính sách, các chương trình hỗ trợ đúng đắn của nhà Nước, bộ mặt của xã đã có nhiều khởi sắc, kinh tế xã hội phát triển, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Mặc dù cơ sở hạ tầng của xã đã được nhà Nước quan tâm đầu tư nhưng thực chất chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của của xã, nhất là mạng lưới đường giao thông, các khu di tích lịch sử....
Các khu, điểm di tích lịch sử hiện nay mới chỉ được đầu tư tôn tạo tại khu di tích lịch sử đồn Nà Ngần, khu rừng Trần Hưng Đạo…, còn các điểm, khu di tích lịch sử trên địa bàn các xã khác trên địa bàn huyện chưa được đầu tư, tôn tạo, nên một số điểm đã bị mất dấu tích, bị xuống cấp và nguy cơ không thể bảo tồn được.
Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của xã còn nhiều khó khăn, sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội so với các xã khác trong toàn huyện, tỉnh. Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng An toàn khu, cần thiết phải đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử tại các xã vùng an toàn
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 92
khu, huyện Nguyên Bình, giai đoạn (2015 - 2025) và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, các cơ chế, chính sách để phát triển nhanh và bền vững.
Đầu tư xây dựng tuyến đường Giao thông Hoa Thám - Nà Nọi là rất cần thiết, phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế, Thực hiện việc xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho con em học sinh các dân tộc trong khu vực đi lại học tập được thuận tiện hơn.
Để thấy rõ được sự cần thiết phải đầu tư ta xét các tất cả các mặt đời sống kinh tế - văn hoá - chính trị của khu vực tuyến đi qua.
1.3. Vị trí xây dựng tuyến đường
- Điểm đầu tuyến Km0+00: Nối vào Km16+00 đường QL34 đi Hoa Thám, thuộc địa phận xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình.
- Điểm cuối tuyến: Thuộc xóm Hà Nội, xã Hoa Thám.
1.4. Hiện trạng tuyến đường
Tuyến đường hiện tại được Nhà Nước đầu tư từ năm 2006, nền đường rộng từ 4 - 5m, mặt đường làm bằng cấp phối tự nhiên, do địa hình là đồi núi dốc, địa chất phức tạp, dễ sạt lở, hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được lưu lượng thoát nước dọc tuyến, tuyến đường không được duy tu thường xuyên nên đã bi hư hỏng nặng, mặt đường đã bị bong bật, nền đường nhiều đoạn bị sạt lở lớn, do hệ thống thoát nước còn ít, các vị trí cống chưa được bố trí hợp lý, vào mùa mưa nước chảy dọc theo nền đường gây phá hoại nền đường, nhân dân trong khu vực đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến giao thông đi lại trong khu vực.
1.5. Dân số thuộc vùng tuyến
Xã có 1.465 nhân khẩu, 320 hộ dân, chủ yếu là dân tộc dao.
Việc đầu tư xây dựng tuyến đường là tiền đề để tiếp tục phát triển mạng lưới y tế, giáo dục đến vùng sâu, vùng xa nhằm nâng cao đời sống của đồng bào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn, tôn tạo, các khu di tích lịch sử, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng An toàn khu.
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 93
Tuyến đường được đầu tư xây dựng phục nhân dân trong khu vực đi lại canh tác, giao lưu văn hoá, trao đổi hành hoá giữa các xóm, xã trong khu vực, thuận lợi cho nhân dân ra trung tâm huyện giao dich trao đổi hàng hoá, phát triển cây công nghiệp... phục vụ con em học sinh trong xóm đi ra trung tâm xã, huyện học tập thuận lợi hơn.
1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực tuyến đi qua:
1.6.1. Điều kiện tự nhiên
1.6.1.1. Vị trí địa lý
Thuộc địa phận xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình.
1.6.1.2. Khí hậu, thời tiết
+ Đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng miền núi Đông Bắc, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất là 32 - 35o; mùa đông lạnh, khô hanh, nhiệt độ thấp nhất từ 2 - 4o.
+ Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông - Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông - Nam thổi vào mùa nóng.
+ Thời tiết được chia làm hai mùa rõ rệt. Mưa chủ yếu vào mùa hè, tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 chiếm 80% lượng mưa trong năm. Về mùa đông ít mưa, thậm chí không có mưa, về mùa này hanh khô rất có nguy cơ tiềm ẩn về hoả hoạn, cháy rừng. Do điều kiện về địa hình về mùa mưa thường hay có gió lốc, chế độ gió phức tạp thay đổi theo địa hình.
1.6.1.3. Địa hình
Mang đậm nét đặc trưng của vùng núi cao Đông Bắc. Địa hình bị chia cắt bởi đồi núi đất lẫn đá cao, tạo thành những thung lũng hẹp, nhiều khe sâu.
Tuyến chủ yếu bám theo đường mòn cũ, hạn chế diện tích chiếm dụng đất của nhân dân. Khu vực tuyến đi qua 2 bên đường là ruộng, rẫy của nhân dân. Trong quá trình thi công phải vận chuyển đất đá để không vùi lấp diện tích đất canh tác của dân.
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 94
1.6.1.4. Địa chất
Kết hợp công tác khảo sát tại thực địa và nghiên cứu tài liệu về địa chất khu vực tuyến đi qua. Căn cứ vào các vết lộ địa chất dọc tuyến, Dọc tuyến phân cắt thành nhiều đoạn khác nhau; các lớp địa chất chủ yếu như sau:
+ Lớp 1: (Lớp đất C3) Là lớp đất sét pha, màu xám vàng lẫn dăm sạn (Chiếm đa số).
+ Lớp 2: (Lớp đất C4) Là lớp đất sét pha, màu xám vàng lẫn dăm sạn, sỏi sạn trạng thái nửa cứng. Đôi chỗ là cuội sỏi sạn, cát tảng dời rạc, xám vàng, kết cấu chặt (Chiếm đa số).
+ Lớp 3: Là lớp đá trầm tích phong hoá( Đá C4)
Nhìn chung địa chất dọc tuyến khảo sát gồm các lớp tàn tích phong hoá, ở trạng thái cứng có cường độ R= 2,4KG/cm2 – 3,5KG/cm2
1.6.1.5. Thuỷ văn
Do địa hình bị phân cắt mạnh, tuyến lại đi qua địa hình đồi núi dốc, Các suối nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ các khe, mạch nước ngầm. Vào mùa mưa nước từ các khe nhỏ chảy ra nhiều do đó cần thiết kế cầu, cống, rãnh thoát nước hợp lý để nước không phá hoạt nền mặt đường.
1.6.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.6.2.1 Tình hình kinh tế
Nhân dân trên tuyến chủ yếu là sản suất nông nghiệp với cây lương thực chủ yếu gồm: lúa, ngô, đỗ tương, khoai, sắn, dong riềng... Do hạ tầng còn thấp, đặc biệt là đường giao thông, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản suất gặp nhiều khó khăn, mở rộng diện tích thâm canh, canh tác chưa cao. Dẫn đến tổng sản phẩm lương thực hàng năm còn rất thấp, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu tự cung, tự cấp, chưa mang tính chất hàng hóa.
Tình hình chăn nuôi của xã chủ yếu theo phương thức hộ gia đình, mục đích để làm sức kéo và phân bón trồng trọt, đồng thời tự cung, tự cấp nhu cầu thực phẩm cho gia đình. Tuy vậy hiệu quả năng suất đem lại từ chăn nuôi chưa cao một mặt chăn nuôi
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 95
còn mang tính tự nhiên, biện pháp phòng dịch chưa được chú trọng, sự chọn lọc lai tạo giống chưa được áp dụng.
Với điều kiện thuận lợi ưu đãi về thiên nhiên một số năm gần đây đàn gia súc, gia cầm của nhân dân trong xóm đã phát triển tăng cả về chất lẫn về lượng, nhất là đàn trâu, bò, lợn.
Do trình độ sản suất rất thấp kém, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi còn chưa cao, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, cuộc sống chủ yếu mang tính tự cung tự cấp. Chính vì vậy nhất thiết cần có sự đầu tư trên tất cả các lĩnh vực mà giai đoạn đầu là đầu tư cho cơ sở hạ tầng để dần dần nâng cao trình độ sản suất, mở rộng diện tích đất canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Để từng bước đưa nhân dân trong vùng dự án thoát khỏi đói nghèo.
1.6.2.2. Văn hoá - giáo dục
Trong xã có trường THCS, các điểm phân trường nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của các em, các em học sinh muốn học cao hơn phải ra trung tâm, huyện để học, do xã ở xa trung tâm huyện lỵ, điều kiện đi lại học tập còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa bão, nên hiện tượng học sinh bỏ học là vẫn còn sảy ra, hiện tượng mê tín dị đoan vẫn diễn ra khá phổ biến.
1.6.2.3. Cơ sở hạ tầng
Đã được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà Nước, tuy nhiên thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu đối với tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân trong khu vực tuyến đi qua.
1.6.2.4. An ninh - Quốc phòng
Công tác an ninh quốc phòng luôn được quan tâm củng cố; đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc anh em, cũng như giữa các xã vùng biên với nhau. Trong những năm gần đây, công tác an ninh - quốc phòng ở cấp xã được làm khá tốt, lực lượng dân quân tự vệ được bổ sung thường xuyên, tập luyện và trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Công tác nắm tình hình địa bàn, sâu sát các đối tượng được duy trì có hiệu quả. Từ đó ngăn chặn và
SVTH: Hồ Thị Như - Lớp 65DCKX31 96