Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác sử dụng có hiệu quả phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần điện từ học vật lý 11 nâng cao (Trang 64 - 73)

7. Cấu trúc khóa luận

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Tính toán các số liệu: Nhằm so sánh và đánh giá chất lượng kiến thức của HS ở lớp TN và ĐC, chúng tôi lập bảng: Bảng thống kê điểm số, bảng thống kê học lực, bảng phân phối tần suất và tần suất lũy tích.

Giá trị trung bình cộng:

Phương sai: và độ lệch chuẩn S =

Hệ số biến thiên: V = .100%, V cho phép so sánh mức độ phân tán của số liệu. Sai số tiêu chuẩn: m =

Kết quả tính toán: + Bảng thống kê điểm số Lớp Tổng số Điểm số 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 52 0 1 3 2 2 7 18 16 3 ĐC 52 3 2 4 10 14 9 6 3 1 Bảng 3.1: Bảng thống kê điểm số

+ Bảng phân phối tần suất

Lớp Tổng số Số % học sinh đạt điểm Xi 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 52 0 1,92 5,77 3,85 3,85 13,46 34,62 30,76 5,77 ĐC 52 5,77 3,85 7,69 19,23 26,92 17,36 11,54 5,77 1,92

Bảng 3.2: Bảng phân phối tần suất

+ Bảng phân phối tần suất lũy tích

Lớp Tổng số

Số % học sinh đạt điểm Xi trở xuống (Wi %)

2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 52 0 1,92 7,69 11,54 15,39 28,85 63,47 94,23 100

ĐC 52 5,77 9,62 17,31 36,54 63,46 80,77 92,31 98,08 100

Bảng phân phối theo học lực 0 10 20 30 40 50 60

Kém Yếu Trung bình Khá Giỏi

TN DC

+ Bảng phân phối theo học lực

Lớp Điểm số Lớp Kém (1-2) Yếu (3-4) Trung bình (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN 0 7,69 7,7 48,08 36,53 DC 5,77 11,54 46,15 28,85 7,69

Bảng 3.4: Bảng phân phối theo học lực

+ Bảng tổng hợp các tham số Lớp Điểm số Lớp m S2 S V(%) TN 7,77 0,04 3,48 1,87 24,29 ĐC 5,69 0,04 3,24 1,80 30,20 Bảng 3.5: Bảng tổng hợp các tham số

Từ bảng 3.3, chúng tôi vẽ đường lũy tích của lớp TN với lớp ĐC (Trục tung chỉ số % HS đạt điểm Xi trở xuống, trục hoành chỉ điểm số). Bảng phân phối tần số lũy tích

0 20 40 60 80 100 120 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

Đồ thị 3.1: Đồ thị phân phối theo tần suất lũy tích.

Từ bảng 3.4, chúng tôi vẽ biểu đồ của lớp TN với lớp ĐC (trục tung chỉ số phần trăm theo xếp loại, trục hoàng chỉ xếp loại).

Từ các bảng tham số và đồ thị, chúng tôi rút ra các nhận xét như sau:

Điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC và hệ số biến thiên của lớp ĐC, điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.

Tỉ lệ HS kiểm tra đạt loại trung bình, yếu của lớp TN giảm và không có HS đạt loại kém so với lớp ĐC. Ngược lại số HS khá, giỏi của lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Đường lũy tích ứng với lớp TN nằm bên phải và phía dưới đường lũy tích ứng với lớp ĐC.

Vậy qua các nhận xét trên, chúng tôi rút ra kết luận: HS ở lớp TN nắm vững kiến thức hơn so với lớp ĐC. HS được học với PTNN hiểu bài lâu hơn và nhớ kiến thức lâu hơn, hoàn toàn phù hợp với giả thuyết được nêu ra.

 Kết quả phiếu thăm dò ý kiến HS

Câu Nội dung

Số HS / tổng số HS Chiếm tỉ lệ Câu 1 Trong 1 tiết học Vật lý có sử dụng các PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) giúp cho các em nắm được kiến thức Câu 1 Dễ dàng hơn. 40/52 76,9% Câu 1 Khó khăn hơn. 1/52 1,9% Câu 1 Bình thường. 11/52 21,2% Câu 2

Sử dụng PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) trong giờ học làm tăng hứng thú học tập

Câu 2 Rất hứng thú. 12/52 23% Câu 2 Hứng thú. 35/52 67,3% Câu 2 Bình thường. 5/52 9,7% Câu 3

Các hình ảnh minh họa, video thí nghiệm được sử dụng trên màn hình khi dùng các PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) làm tăng tính trực

67

quan trong giờ học

Rất trực quan, sinh động và hấp dẫn. 18/52 34,6%

Sinh động và hấp dẫn. 30/52 57,7%

Bình thường. 4/52 6,7%

Câu 4

Sự minh họa của các hiện tượng, quá trình, thí nghiệm vật lý thông qua hình ảnh, video thí nghiệm, video thí nghiệm mô phỏng khi sử dụng các PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) trong giờ học Vật lý giúp em củng cố niềm tin vào bài giảng của thầy và khả năng tiếp thu bài giảng của mình

Câu 4

Đồng ý 50/52 96,2%

Câu 4

Không đồng ý. 2/52 3,8%

Câu 5

Học tập với các PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) có giúp em bớt mệt mỏi và căng thẳng

Câu 5 Đồng ý. 36/52 69,2% Câu 5 Không đồng ý. 3/52 5,8% Câu 5 Bình thường. 13/52 25% Câu 6

So với việc mô tả bằng lời thì việc được quan sát hình ảnh động, hiện tượng, thí nghiệm thông qua PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) giúp em hiểu bản chất của sự việc một cách Câu 6 Sâu sắc. 44/52 84,6% Câu 6 Không sâu sắc. 1/52 1,9% Như nhau. 7/52 13,5%

Câu 7 Được học tập dưới sự hỗ trợ của các PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng,

máy vi tính, video, camera) trong giờ học Vật lý khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và tăng trưởng lòng say mê, khám phá khoa học của các em

Đồng ý. 50/52 96,2%

Không đồng ý. 2/52 3,8%

Câu 8

Em có muốn trong giờ học có sử dụng PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) không?

Câu 8 Rất muốn. 18/52 34,6% Câu 8 Muốn 32/52 61,6% Câu 8 Phản đối 2/52 3,8% Câu 9

Việc học tập trên lớp với PTNN (máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa chức năng, máy vi tính, video, camera) theo em có những khó khăn và thuận lợi gì trong việc hiểu và vận dụng kiến thức

Câu 9

Thuận lợi:

- Hiểu rõ vấn đề cần nghiên cứu hơn. - Tăng cường tính trực quan sinh động. - Không qua phụ thuộc vào lý thuyết SGK.

- Tăng cường hứng thú học tập, khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo.

- Nhớ bài lâu hơn.

- Tiết học vật lý không còn nhàm chán, khô khan. - Di chuyển nhiều để đến phòng học có PTNN. - Chất lượng PTNN chưa cao nên khó nhìn, khó ghi bài.

- Khó ghi nhận thông tin do hình ảnh không rõ, chiếu nhanh.

*Nhận xét:

+ Trong một tiết học vật lý có sử dụng PTNN, đa số HS đồng ý việc học có sự hỗ trợ PTNN giúp cho các em nắm được kiến thức dễ dàng hơn (76,9%), số ít cho là bình thường (21,2%) và thấy khó khăn hơn là 1,9%. Hơn 82% HS cho rằng hình ảnh minh họa được sử dụng thông qua PTNN giúp tăng cường tính trực quan sinh động, hấp dẫn hơn cho bài học. Điều đó đã thu hút HS tăng cường hứng thú học tập với tỉ lệ 91,3%.

+ So với việc mô tả bằng lời thì khi được quan sát hình ảnh động, hiện tượng thí nghiệm thông qua PTNN giúp HS hiểu được bản chất vấn đề hơn với tỉ lệ là 84,6%, củng cố niềm tin vào bài giảng của thầy và khả năng tiếp thu của bản thân là 96,2%.

+ Tuy nhiên, có 5,8 % HS được thăm dò ý kiến cho rằng, việc học tập có sử dụng PTNN làm các em thấy mệt mỏi, các em hiểu bản chất vấn đề không sâu sắc vơi tỉ lệ 1,9%. Nguyên nhân được các em đó đưa ra ở phần khó khăn khi học tập với PTNN ở câu thăm dò số 9 với những ý kiến như sau: Cơ sở vật chất tại trường chưa được thuận tiện cho việc học tập với PTNN (phải di chuyển nhiều để đến phòng học có máy chiếu ở thời gian giải lao giữa hai tiết học), chất lượng PTNN và phòng học dạy học với PTNN chưa cao nên có khi nhìn không được rõ, đau mắt, hình ảnh chưa được sắc nét làm giảm hứng thú, chữ viết trên màn hình máy chiếu nhiều nên phải viết bài nhiều nên khó ghi nhận kịp đồng thời thông tin trên máy chiếu…Do đó, có 3,8% HS không mong muốn được học tập với PTNN.

+ Bên cạnh đó, phần lớn HS đều cho rằng học tập vật lý với sự hỗ trợ của PTNN có nhiều thuận lợi như sau: giúp các em hiểu rõ vấn đề hơn, nhiều tư liệu thông tin ứng dụng, không bị gò bó ràng buộc, chấp nhận những lý thuyết có sẵn từ SGK, tiết học vật lý không còn nhàm chán nữa. Từ đó, HS tiếp thu kiến thức thoải mái hơn, hiệu quả cao hơn với tỉ lệ là 75%. Dẫn đến tỉ lệ HS là 96,2% mong muốn được học tập với sự hỗ trợ PTNN (34,6% HS rất mong muốn, 61,6% HS mong muốn).

Kết luận chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi có cơ sở để khẳng định rằng sử dụng PTNN trong dạy học với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho phương pháp giảng dạy của GV đã nâng cao hứng thú học tập, chất lượng tiếp thu kiến thức cho HS một cách rõ rệt nếu được sử dụng theo đúng nguyên tắc khi khai thác và sử dụng.

Việc tổ chức dạy học theo tiến trình đã được chúng tôi đề xuất góp phần hiện đại hóa quá trình dạy học trong nhà trường. GV và HS được tiếp cận với một phương pháp

mới trong quá trình học tập và được tiếp cận với những phương tiện mới. Ngoài ra GV vật lý có thể tận dụng những khả năng hiện có của nhà trường về PTNN để hiện đại hóa giờ học vật lý theo một trong các hướng đã được nêu trong phần định hướng sử dụng PTNN ở chương 2.

KẾT LUẬN

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và những kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu khai thác, sử dụng có hiệu quả phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần Điện từ học Vật lý 11 nâng cao” chúng tôi đạt được một số kết quả sau

 Góp phần bổ sung cơ sở lí luận về ứng dụng PTNN vào quá trình dạy

học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường THPT cụ thể là làm rõ chức năng hỗ trợ của PTNN trong dạy học, các nguyên tắc, tiêu chí khi lựa chọn khai thác và sử dụng PTNN. Những kết quả thu được trong phần này được sử dụng làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng các PTNN trong dạy học.

 Nghiên cứu việc khai thác và sử dụng PTNN trong dạy học phần điện từ vật lý 11 nâng cao, chúng tôi đã đề xuất những định hướng sử dụng PTNN đó là:

+ Tiến hành thu thập và biên tập tư liệu dạy học trong chương “ Từ trường”

và “Cảm ứng điện từ” của phần điện từ học vật lý 11 nâng cao (hình ảnh, video thí nghiệm, bài tập vật lý) sắp xếp theo thứ tự của từng bài, phân loại theo từng tiến trình dạy học trong một bài nhằm hỗ trợ việc dạy học với PTNN được thuận lợi.

Xây dựng kho tư liệu về hình ảnh: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và sắp xếp 120 hình ảnh theo đúng thứ tự và chức năng, nhiệm vụ, vị trí của nó trong phục vụ dạy phần điện từ học ( trong đó: 12 hình ảnh dùng để đặt vấn đề cho bài mới, 81 hình ảnh mô tả hiện tượng vật lý xảy ra trong từng bài, 15 hình ảnh đưa ra ứng dụng hiện tượng vật lý và 12 hình ảnh sơ đồ tóm tắt bài học).

Xây dựng kho tư liệu về video thí nghiệm, video thí nghiệm mô phỏng: Chúng tôi đã xây dựng và biên tập được 70 video thí nghiệm và thí nghiệm mô phỏng.

Xây dựng kho tư liệu về bài tập vận dụng ở cuối bài giảng: Xây dựng 60 bài tập nhỏ cuối bài phân loại theo tính chất: Bài tập định tính và bài tập định lượng. Trình bày dưới 3 dạng: Bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm, bài tập điền khuyết.

+ Để khai thác và sử dụng có hiệu quả PTNN, cần nghiên cứu trước chương trình và SGK để xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng cần rèn luyện cho HS qua phần điện từ học. Sau đó, trên cơ sở kho tư liệu và mục tiêu, nội dung của bài học, GV lựa chọn tư liệu cho mỗi tiến trình dạy học và đưa ra các phương án sử dụng thiết bị PTNN.

+ Đề xuất các biện pháp sử dụng PTNN hỗ trợ dạy học lý thuyết vật lý, tiết bài tập vật lý, hướng dẫn thực hành vật lý.

+ Thiết kế một số bài giảng điện tử cho một số bài học trong phần điện từ học dựa trên các biện pháp sử dụng PTNN đã đề xuất ở trên.

Bài giảng “Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động”. Bài giảng “Từ trường Trái Đất”.

Bài giảng hướng dẫn thực hành thí nghiệm: “Xác định thành phần nằm ngang của từ trường Trái Đất”.

Bài giảng tiết bài tập vật lý.

 Kết quả thực nghiệm sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành cho phép chúng tôi rút ra kết luận: PTNN là công cụ hỗ trợ dạy học tích cực, tăng cường hứng thú dạy học, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức cho HS.

Trên đây là một số kết quả bước đầu về nghiên cứu khai thác, sử dụng PTNN trong dạy học vật lý phần điện từ học thông qua tiết học nghiên cứu tài liệu mới, tiết học thực hành và bài tập vật lý.

Chúng tôi chưa có điều kiện nghiên cứu các ứng dụng của PTNN và tác dụng của nó trong toàn bộ chương trình vật lý phổ thông. Vì vậy, trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu các thông tin, nguồn tài liệu để bổ sung và làm phong phú thêm kho tư liệu hỗ trợ dạy học chương trình vật lý phổ thông. Dựa trên kinh nghiệm thực hiện dạy học phần điện từ học tiếp tục nghiên cứu, lập kế hoạch thực hiện dạy học cho các phần kiến thức khác của chương trình vật lí phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ giáo dục đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn vật lý lóp 11, NXB Giáo dục.

[2] Lê Văn Giáo (2005), Thí nghiệm và phương tiện trực quan trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục.

[3] LF.KHARLAMOP (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, tập 2, NXB Giáo dục

[4] Nguyễn Thế Khôi (2006), Sách giáo khoa Vật lý 11 nâng cao, NXB Giáo dục.

[5] Nguyễn Thị Kim Thu (2003), Nghiên cứu sử dụng Microsoft Powerpoint trong giảng dạy bài tập vật lý nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường trung học phổ thông, luận văn thạc sĩ, ĐHSP Huế.

[6] Phạm Tấn Ngọc Thụy (2011), Khai thác và sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lí 11 trung học phổ thông , Luận án tiến sĩ, Đại học Huế.

[7] Phạm Hữu Tòng (2005), Lí luận dạy học vật lý 1, NXB Đại học Sư phạm.

[8] Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lý, NXB Giáo dục. [9] Mai Văn Trinh (2000), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý trong nhà trường phổ thông trung học thông qua việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sỹ, ĐHSP Vinh.

[10] Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục.

[11] Phan Gia Anh Vũ (10/1998), Bài giảng Phương Tiện Dạy Học , ĐHSP Huế. [12] http://www.myphysicslab.com/

[13] http://vatly.freevnn.com/mmedia/ [14] http://camtasia-studio.en.softonic.com/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác sử dụng có hiệu quả phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần điện từ học vật lý 11 nâng cao (Trang 64 - 73)