Hỗ trợ xây dựng tiến trình dạy học tiết thực hành thí nghiệm vật lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác sử dụng có hiệu quả phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần điện từ học vật lý 11 nâng cao (Trang 48 - 53)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.2. Hỗ trợ xây dựng tiến trình dạy học tiết thực hành thí nghiệm vật lý

 Ôn tập kiến thức liên quan đến nội dung thực hành

GV chuẩn bị nội dung, câu hỏi lý thuyết có liên quan đến bài thực hành, rồi in trên tờ giấy bóng kính trắng để trình chiếu qua máy chiếu qua đầu, hoặc chuẩn bị trên bài giảng điện tử.

 Giới thiệu thiết bị thí nghiệm

GV dùng máy ảnh chụp lại các dụng cụ thí nghiệm đưa vào máy vi tính và thêm các chú thích về cấu tạo chi tiết hay những đặc điểm đặc biệt của

dụng cụ thí nghiệm, sau đó dùng máy chiếu đa phương tiện để trình chiếu, giới thiệu hình ảnh dụng cụ thí nghiệm cho HS như hình 2.13

 Bố trí dụng cụ thí nghiệm

GV xây dựng mô hình bố trí dụng cụ thí nghiệm thông qua máy vi tính, dùng máy ảnh chụp lại cách bố trí thí nghiệm thực hành theo đúng phương án thí nghiệm để hướng dẫn HS cách lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm. Công việc này là rất cần thiết, qua đó HS có thể tự thực hiện các thao tác thí nghiệm đạt yêu cầu đề ra. Để làm được việc này thì cần phải có sự hỗ trợ của máy ảnh, máy tính

và máy chiếu đa phương tiện.

Hình 2.14: Sơ đồ bố trí dụng cụ thí Hình 2.15: Bố trí dụng cụ thí nghiệm nghiệm bài “Xác định thành phần bài “Xác định thành phần nằm ngang nằm ngang của từ trường Trái Đất” của từ trường Trái Đất”

Qua các bước thực hành có sự hỗ trợ PTNN, bài thực hành sẽ trở nên trực quan, giúp HS thuận lợi hơn trong các thao tác với các dụng cụ thực hành thí nghiệm.

2.3.3. Sử dụng PTNN hỗ trợ dạy học tiết bài tập vật lý

2.3.3.1.Những thuận lợi khi sử dụng kết hợp kho tư liệu và PTNN trong dạy học tiết bài tập

Tiết bài tập là tiết học quan trọng, giúp HS củng cố được lý thuyết, hiểu sâu hơn những vấn đề trừu tượng, rèn luyện kĩ năng giải bài tập là điều không thể thiếu khi học vật lý. Tuy nhiên, trong chương trình dạy học vật lý hiện nay, đa số bài tập ở SGK chỉ dừng lại ở mức độ củng cố, và còn thiếu so với lượng kiến thức đã nêu trong lý thuyết. Do đó dẫn đến tình trạng HS khá giỏi không thể phát huy được khả năng, HS ở mức độ trung bình trở xuống thì bế tắt khi gặp dạng bài tập khác. Tiết bài tập trong phân phối chương trình còn ít nên khi dạy học tiết bài tập sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhồi nhét kiến thức hoặc hướng dẫn giải bài tập bị hạn chế.

Khi kết hợp với kho tư liệu và PTNN, HS được tiếp cận nhiều với các bài tập trắc nghiệm, bài tập thí nghiệm, số lượng bài trong giờ học được tăng lên, dẫn đến HS củng cố

được kiến thức, rèn luyện được phương pháp giải các loại bài tập, làm được số lượng bài nhiều hơn trong một tiết học bình thường, giải nhanh hơn trong các bài tập trắc nghiệm, nâng cao chất lượng học tập bộ môn vật lý theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Phát hiện những vướng mắc của HS khi giải một bài toán vật lý. GV có phương tiện kỹ thuật để trình bày bài giải mẫu đúng chuẩn, hướng dẫn cho HS phương pháp chung để giải các loại bài tập.

Ngoài ra, GV còn có thể tạo môi trường học tập thoải mái bằng cách cho HS ôn luyện kiến thức thông qua trò chơi ô chữ, tìm hiểu thêm về các nhà khoa học, các phát minh, ứng dụng mới của vật lý thông qua hình ảnh, video thí nghiệm mô phỏng được trình chiếu.

2.3.3.2. Cấu trúc tiết bài tập với sự hỗ trợ của PTNN

Hoạt động 1: Ôn tập, hệ thống lại kiến thức

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV trình chiếu kiến thức cơ bản thông qua sơ đồ tóm tắt bài học trong kho tư liệu, thời gian khoảng 5 đến 10 phút tuỳ từng tiết học.

- GV giải thích thêm một số vấn đề mà HS thắc mắc.

*Hỗ trợ PTNN: GV trình chiếu kiến thức cơ bản thông qua sơ đồ tóm tắt bài học trong kho tư liệu giúp tăng tính trực quan và hệ thống hóa kiến thức nhanh chóng và rõ ràng. Sơ đồ tóm tắt có thể được in trên tờ phóng rồi chiếu qua máy chiếu qua đầu, hoặc sơ đồ tóm tắt được đưa vào bài giảng điện tử, trình chiếu thông qua tổ hợp máy vi tính và máy chiếu đa phương tiện.

- HS nêu lại các kiến thức đã học ở các tiết trước.

Hoạt động 2: Phân loại, hướng dẫn phương pháp giải bài tập vật lý

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV đưa ra các phương pháp giải những dạng bài tập trọng tâm, bài tập tổng quát

- HS nhận diện bài tập và dựa vào những kiến thức đã học để vận dụng.

bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng - GV hướng dẫn và cùng HS giải bài tập. - Cho HS thảo luận, nhận xét.

- GV chỉnh sửa các sai sót, thắc mắc, kết luận lại vấn đề. (GV trình chiếu cách làm chi tiết từng bài).

*Hỗ trợ PTNN: Hỗ trợ phương tiện kỹ thuật để GV trình chiếu các đề bài cho HS theo dõi. Đề bài được in trên giấy bóng kính trắng kết hợp với máy chiếu qua đầu hoặc sử dụng bài giảng điện tử kết hợp với máy chiếu đa phương tiện giúp tiết kiệm thời gian, thuận lợi cho việc hướng dẫn, bao quát lớp của GV. GV trình chiếu cách làm chi tiết từng bài để khắc phục những sai sót, rút kinh nghiệm cho HS.

- HS theo dõi, rút kinh nghiệm.

Hoạt động 3 : Củng cố, mở rộng đánh giá, cho bài tập về nhà

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV trình chiếu một số bài tập cho HS để kiểm tra nhanh kiến thức của HS.

- Chọn từng loại HS để nhận xét bài làm. - Tuỳ theo nội dung của kiến thức và đối tượng HS có thể mở rộng thêm cho HS khá giỏi.

- Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà. *Hỗ trợ PTNN: GV có thể sử dụng hình ảnh, video thí nghiệm, phần mềm dạy học vật lý để tăng cường sự đa dạng, phong phú của các loại bài tập (giải thích hiện tượng vật lý, vẽ đồ thị...). Ngoài ra, có thể tạo không khí cuối tiết học qua phần giải ô

chữ.

Ví dụ:

*Hoạt động 1: Khi hệ thống ôn tập kiến thức cho tiết bài tập đầu tiên trong chương Cảm ứng điện từ (tiết bài tập này nằm sau bài “Suất điện động cảm ứng t rong một đoạn dây dẫn chuyển động”, GV sử dụng sơ đồ tóm tắt bài học kết hợp với câu hỏi đi kèm để hệ thống lại kiến thức trong bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” và “Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động”

Hình 2.16: Sơ đồ tóm tắt bài học Hình 2.17 : Sơ đồ tóm tắt bài học

“Hiện tượng cảm ứng điện từ. “Suất điện động cảm ứng trong Suất điện động cảm ứng” một đoạn dây dẫn chuyển động”

Yêu cầu HS nêu các kiến thức cơ bản thông qua sơ đồ: - Nêu được định nghĩa dòng điện cảm ứng.

- Nêu được hiện tượng cảm ứng điện từ. - Phát biểu được định luật Len-xơ.

- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về hiện tượng cảm ứng điện từ. Công thức xác định suất điện động cảm ứng.

- Phát biểu được quy tắc bàn tay phải xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động cắt các đường sức từ. Công thức xác định suất điện động cảm ứng trong đoạn dây dẫn chuyển động.

*Hoạt động 2: Dạng bài tập và bài tập vận dụng định luật Len-xơ được đưa ra dưới dạng hình ảnh như sau:

Hình 2.18: Phương pháp giải bài tập. Hình 2.19: Bài tập vận dụng. *Hoạt động 3: Đưa ra bài tập tổng hợp để củng cố, mở rộng.

Hình 2.20: Bài tập vận dụng tổng hợp. Hình 2.21: Bài tập định tính.

Tóm lại, tiết bài tập là tiết học quan trọng, giúp HS củng cố được lý thuyết, hiểu sâu hơn những vấn đề trừu tượng và rèn luyện kĩ năng giải bài tập là điều không thể thiếu khi học Vật lý. Chính vì thế, PTNN hỗ trợ thiết kế dạy tốt tiết bài tập góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học tập của bộ môn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác sử dụng có hiệu quả phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần điện từ học vật lý 11 nâng cao (Trang 48 - 53)