Bản đồ phân loại thực phủ

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM, hệ THỐNG THÔNG TIN địa lý và mô HÌNH TOÁN TÍNH TOÁN cân BẰNG nước lưu vực SÔNG bé (Trang 115 - 117)

Kết quả phân loại thực phủ thể hiện sự phân bố không gian của các loại thực phủ. Thống kê diện tích từng lớp thực phủ được thể hiện trong Bảng 6.1. Để thành lập bản đồ thực phủ trên lưu vực sông Bé, từ kết quả phân loại, tiến hành xây dựng hệ thống chú giải các lớp thực phủ và các yếu tố bản đồ khác (lưới tọa độ, thanh tỉ lệ, thanh chỉ hướng…), sản phẩm cuối cùng như Hình 6.1.

Bảng 6.1. Thống kê diện tích các lớp thực phủ năm 2002

Mã số Lớp thực phủ Diện tích

ha %

1 Lúa, màu 181.548,84 24,91

2 Cây công nghiệp lâu năm 40.471,25 5,55

3 Đất rừng 279.360,55 38,33 4 Đất xây dựng 41.815,04 5,74 5 Mặt nước 11.692,42 1,60 6 Đất trống 100.329,36 13,77 - Mây 73.625,26 10,10 Tổng cộng 728.842,73 100,00

Dựa vào Bảng 6.1 và Hình 6.1, rút ra một số nhận xét sau:

- Diện tích lớp thực phủ chiếm nhiều nhất là đất rừng, lúa – màu và đất trống, chiếm ít nhất là đất xây dựng, cây công nghiệp lâu năm và mặt nước.

- Độ che phủ rừng trên lưu vực khá lớn (gần 40 %), tập trung chủ yếu ở thượng nguồn, phía trên hồ Thác Mơ và phía Đông Nam, giáp với lưu vực sông Đồng Nai.

[99]

- Các loại hình đất nông nghiệp bao gồm lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm phân bố rải rác trên lưu vực, xen lẫn với các loại thực phủ khác.

- Đất xây dựng chiếm tỉ lệ nhỏ, nằm xen kẽ với đất lúa – màu, cây công nghiệp lâu năm, tập trung thành vùng lớn ở phần trung và hạ lưu.

- Mặt nước trên lưu vực bao gồm hồ chứa, sông suối, trong đó lớn nhất là hồ Thác Mơ. - Sự xuất hiện của mây trên ảnh năm 2002 đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả phân loại, làm cho diện tích thực phủ tại khu vực mây che phủ không thể nhận diện.

[100]

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM, hệ THỐNG THÔNG TIN địa lý và mô HÌNH TOÁN TÍNH TOÁN cân BẰNG nước lưu vực SÔNG bé (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)